Câu 1: (2.0 điểm) Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Câu 2: (3.0 điểm) Viết một đoạn văn (không quá 150 từ), trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Câu 3: (5.0 điểm) Kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo lời của nhân vật Trọng Thủy.
Tuần: 18 Tiết PPCT: 52-53 Ngày soạn: 13-12-10 Ngày dạy: 15-12-10 BÀI VIẾT SỐ 4: KIỂM TRA HỌC KỲ I (Thi theo đề chung của trường) SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 Trường THPT Đạ Tông Môn: Ngữ Văn – Khối 10 Đề gồm có 1 trang Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề) Câu 1: (2.0 điểm) Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Câu 2: (3.0 điểm) Viết một đoạn văn (không quá 150 từ), trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Câu 3: (5.0 điểm) Kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo lời của nhân vật Trọng Thủy. Hết SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 Trường THPT Đạ Tông Môn: Ngữ Văn – Khối 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản về phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn đã học trong học kì I. - Nắm được phương pháp làm một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận và các biện pháp tu từ có liên quan. - Mạnh dạn và có tiến bộ hơn trong việc phát biểu những ý kiến riêng của mình về một đề tài nghị luận văn học (hoặc đời sống) gần gũi, quen thuộc. MA TRẬN ĐỀ PHẦN MỨC Lý thuyết Nghị luận xã hội Nghị luận văn học NHỚ Câu 1 (2 điểm) HIỂU Câu 2 (3 điểm) VẬN DỤNG Câu 3 (5 điểm) SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 Trường THPT Đạ Tông Môn: Ngữ Văn – Khối 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Caâu 1: (2 điểm) - Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,...đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng: + Tính cụ thể. + Tính cảm xúc. + Tính cá thể. Caâu 2: (3 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận, trích dẫn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (0,25 điểm) - Giải thích tài, đức và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có lí lẽ, dẫn chứng ngắn gọn) để làm sáng tỏ vấn đề. (1,75 điểm) - Người có đủ cả tài và đức thì làm việc mới có hiệu quả, mới đem lại hạnh phúc, niềm vui cho cá nhân và xã hội. (0,75 điểm) - Tóm tắt vấn đề đã trình bày, khẳng định giá trị của tài và đức trong mọi thời đại; giá trị lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (0,25 điểm) Câu 3: (5 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,.. b. Yêu cầu về kiến thức: * Mở bài: Trọng Thủy tự giới thiệu về mình. * Thân bài: - Triệu Đà đêm quân đánh chiếm Âu Lạc ở phương Nam của An Dương Vương lần thứ nhất. - An Dương Vương có nỏ thần một phát bắn chết hàng vạn giặc, quân Triệu Đà thua to. - Triệu Đà rút quân, xin cầu hòa rồi cầu hôn cho con trai. - An Dương Vương cho Trọng Trủy ở rể trong Loa Thành. - Trọng Thủy lừa Mị Châu cho xem nỏ thần, rồi đánh cắp nỏ thần mang về nước. - Triệu Đà kéo quân sang đánh lần hai, An Dương Vương thua trận cùng con gái trốn chạy. - Trọng Thủy tìm dấu lông ngỗng Mị Châu rắc mà đuổi theo. - An Dương Vương chạy ra đến biển, cùng đường đành kêu cứu Rùa Vàng, Rùa Vàng chỉ đích dnah Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm chém đầu con gái. - Trọng Thủy đến nơi, đành ôm xác vợ về mai táng ở Loa Thành. * Kết bài: - Trọng Thủy đau đớn, ân hận trước cái chết bi thảm của người vợ yêu quý. - Quyết định lấy cái chết để chuộc tội. c. Biểu điểm: - Điểm 5: trình bày được cơ bản các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạc, bố cục bài văn rõ ràng, có thể có một số sai sót nhỏ như lỗi chính tả - Điểm 4: Trình bày được 2/3 các ý, diễn đạt mạch lạc dễ hiểu, bố cục rõ ràng, có thề mắc một số lỗi về chính tả , dùng từ , ngữ pháp. - Điểm 3: trình bày được một nửa số ý, diễn đạt còn hạn chế, mắc một số lỗi về chính tả , từ ngữ, ngữ pháp tuy nhiên không nhiều. - Điểm 2: trình bày được ½ số ý, diễn đạt kém, mắc nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Điểm 1: lạc đề hoặc viết lung tung không rõ ý.
Tài liệu đính kèm: