Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Ca dao hài hước năm 2015

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa;

- Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

 Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.

2. Kỹ năng:

Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích ca dao

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2634Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Ca dao hài hước năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 	Ngày soạn: 30/09/2015
CA DAO HÀI HƯỚC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa;
- Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 
Kiến thức: 
 Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.
Kỹ năng:
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích ca dao
 Phương tiện: 
SGK, SGV, Giáo án, máy chiếu, chuẩn kiến thức kỹ năng
C. NỘI DUNG LÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ ( 0 phút) :
2. Bài mới (43 phút): 
 Sự hài hước của nhân dân không chỉ được thể hiện xuất sắc trong các tác phẩm tự sự. Nhiều khi để trải lòng, tác giả dân gian đã lựa chọn hình thức trữ tình để thể hiện mình. Cũng bật lên tiếng cười, nhưng ca dao lại đem đến cho người đọc, người nghe một cảm xúc mới mẻ. Chúng ta sẽ đi tìm kiếm cảm xúc đó qua bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh (3 phút)
 Các em biết gì về ca dao hài hước?
- HS trả lời (tuỳ theo hiểu biết)
- GV diễn giảng: Trong kho tàng ca dao văn học dân gian Việt Nam, ca dao hài hước có số lượng đồ sộ và chiếm một vị trí quan trọng thể hiện tâm hồn yêu đời, lạc quan của người bình dân xưa. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian dựa vào nội dung đã chia ca dao hài hước thành hai loại, đó là ca dao tự trào và ca dao châm biếm.
 Vậy em hiểu thế nào là ca dao tự trào? Thế nào là ca dao châm biếm?
- HS phát biểu
 - GV chốt:
 Ca dao tự trào: là những bài ca dao vang lên tiếng tự cười bản thân mình, cười hoàn cảnh của mình
 Ca dao châm biếm: dùng lời lẽ sắc sảo thâm thúy để phê phán, chê bai, chế diễu những thói tật xấu, những kiểu người xấu trong xã hội.
Hoạt động 2: Đọc, tóm tắt (2 phút)
- HS đọc toàn bộ VB (giọng vui, hóm hỉnh)
- GV nhận xét: 
Theo các em bài nào là ca dao tự trào, bài nào là ca dao châm biếm?
- GV: Hướng dẫn các bài cần học (bài 1,2)
Vì thời gian có hạn nên tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 1, bài 2. Còn bài 3 và bài 4 thì về nhà các bạn tìm hiểu thêm.
Hoạt động 3: Phân tích cắt nghĩa văn bản
GV cho HS đọc lại bài 1: 1 nam – 1 nữ (giọng vui, hóm hỉnh, lạc quan) (2 phút)
Về hình thức kêt cấu, bài ca dao có gì đáng lưu ý?
GV bình: Hình thức đối đáp được thể hiện rất nhiều trong ca dao. Nhất là trong những cuộc vui đùa hay hát giao duyên trai gái. Ở đây, lời hát cất lên như trong chặng hát cưới của dân ca. Theo tục lệ của người Việt, cưới xin không thể thiếu sính lễ dẫn cưới.
-HS thảo luận nhóm:
+ Hình thức: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 8-9 học sinh thảo luận trong 3-5 phút sau đó cử đại diện trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. GV phát phiếu thảo luận có câu hỏi gợi dẫn.
+ Nội dung: 
Nhóm 1, 3, 5: Lời dẫn cưới của chàng trai.
 Em thấy việc dẫn cưới của chàng trai có gì đặc biệt? Em nhận xét về những lễ vật trong dự kiến và lý do huỷ lễ vật đó?
GV diễn giảng: Cách lập luận của anh dù suy diễn hài hước nhưng có lí, rất thuyết phục chứng tỏ anh là người đứng đắn, cẩn trọng, chỉn chu, biết lo xa, biết nghĩ đến người khác, biết cách ứng xử. Với những lí do đó, chàng trai thông minh và bản lĩnh đã tìm ra giải pháp tuyệt vời để hủy bỏ dự định to tát của mình.
Vậy quyết định cuối cùng của chàng trai trong việc chọn lựa sính lễ là gì?
Tiếng cười bật lên ở đây nhờ yếu tố nghệ thuật nào?
GV bình: Bằng lối nói khoa trương, tác giả dân gian tưởng tượng ra một đám cưới linh đình sau đó tiệm thoái, đối lập, giảm dần, chàng trai đi đến quyết định: “dẫn con chuột béo”. Trong suy diễn của anh chỉ một con chuột béo cũng đủ để mời dân làng. Cách nói của chàng gợi nhớ đến câu thành ngữ “Đầu voi đuôi chuột”, thú vị, tinh nghịch. 
Qua những gì đã phân tích, em có nhận xét gì về cách nói của chàng trai này? 
Bình: Tình huống này không thể có thật, nhưng cái thật ở đây là tình cảm của chàng trai, là cuộc sống nghèo khổ và tâm hồn vui vẻ, phóng khoáng. Từ dự định đến thực tế dẫn cưới là khoảng cách khá xa, song bằng sự thông minh, dí dỏm chàng trai đã kín đáo bày tỏ hoàn cảnh của mình, khiến cho cô gái và dân làng có thể chấp nhận. 
Trước lời dẫn cưới của chàng trai, cô gái có thái độ như thế nào?
GV giảng: Không ngạc nhiên trước món quà dẫn cưới, cô gái tỏ ra rất hài lòng: “lấy làm sang” và còn động viên “nỡ nào em lại phá ngang”. Sau đấy cô thách cưới theo đúng phong tục. 
Vậy cô thách cưới những gì?
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu: Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang?
GV bình: Cưới xin là việc hệ trọng, ai chả mong bằng chị bằng em. Vậy mà lời thách cưới của cô giản đơn quá. Ta thấy tấm lòng đôn hậu, bao dung, nhân ái của nhà gái!
 Lễ vật giản đơn, kì lạ nhưng họ không buồn sầu, mặc cảm. Điều này có được có lẽ là do lớp ngôn từ đánh lừa cảm giác: không phải một củ, một gánh mà là “một nhà” khoai lang. Vật chất giản dị, tầm thường song cách nói, thái độ của họ rưng rưng tràn đầy kiêu hãnh.
Nhà khoai lang ấy được sử dụng ra sao?
Cách sử dụng sính lễ đó cho ta thấy cô gái là người như thế nào?
GV bình: Cũng bằng lối nói giảm dần, cô đã thể hiện sự trân trọng trước món quà cưới mà chàng trai đem lại. Trong cách lo toan, tính toán của cô, tất cả lễ vật đều hữu dụng, kể cả những thứ tưởng chừng như bỏ đi. Niềm vui chia đều cho tất cả. Mọi người đều bày tỏ thái độ vui và bằng lòng với cảnh nghèo. Nghèo mà không buồn sầu, mặc cảm, nghèo mà sống vui vẻ, yêu đời. Bởi với người dân đôi khi cái nghèo quanh năm suốt tháng đeo đuổi:
 Gánh cực mà chạy lên non
 Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo.
Đằng sau tiếng cười đó chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lao động: coi trọng tình nghĩa hơn của cải:
 Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Theo em bài ca dao này có phê phán điều gì không?
-Hs trả lời
→ Đằng sau tiếng cười ấy là sự phê phán tục dẫn cưới, thách cưới nặng nề của người xưa.
Trong bài ca dao số 2, tác giả dân gian cười hạng người nào trong xã hội?(10 phút)
GV bình: Chí làm trai thời đại nào cũng được coi trọng. Trong văn học xưa các trang nam nhi không ngần ngại thể hoài bão của mình.
 -HS thuyết trình theo sự chuẩn bị bài ở nhà:Hãy tìm những câu thơ, ca dao thể hiện chí hướng nam nhi?
 «Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên"
"Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
 Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao."
«Làm trai đứng ở trong trời đất
 Phải có danh gì với núi sông. »
 « Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non « 
"Làm trai cho đáng nên trai 
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng"
Biểu hiện của sự yếu đuối?
-HS suy nghĩ và trả lời
GV bình: Tuy cũng chí làm trai, song anh chàng trong bài ca dao thực yếu đuối, èo uột, đớn hèn đáng chê cười. 
 Lẽ ra trang nam tử phải sức dài vai rộng, khỏe mạnh, cường tráng thì đây anh chàng này phải “khom lưng chống gối” g cố gắng hết sức, vận hết bình sinh mới gánh nổi “hai hạt vừng”.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để biểu hiện tiếng cười?
 Nếu như dòng thơ đầu tạo tâm lí đợi chờ một điều gì đó hợp lí, thuận lôgic bao nhiêu thì dòng thơ thứ hai lại làm người đọc bất ngờ, thú vị bấy nhiêu. Kết cấu đối lập cộng với thủ pháp phóng đại chi tiết đắt giá tạo nên tiếng cười hài hước sâu cay, thâm thúy.
 - HS thuyết trình theo sự chuẩn bị bài ở nhà Các bài ca dao có nội dung phê phán trang nam tử vô cùng nhiều. Em hãy tìm những câu ca dao sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hoặc môtip quen thuộc và có nội dung phê phán nam giới như bài ca dao trên?
 - Làm trai cho đáng nên trai
 Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu
 - Làm trai cho đáng nên trai
 Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con
 - Làm trai cho đáng nên trai
 Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.
Hoạt động 4 : Tổng kết, đánh giá chung (3 phút)
Qua bài học hôm nay, em hãy cho cô biết các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào được sử dụng ?
Ca dao hài hước phản ánh nội dung gì ? 
Hoạt động 5 : Củng cố, kiểm tra, luyện tập 
I. Tìm hiểu chung:
1. Ca dao hài hước:
 Ca dao hài hước chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, thể hiện tâm hồn yêu đời, lạc quan của người bình dân xưa
2. Văn bản
 + Ca dao tự trào (bài 1)
 + Ca dao châm biếm (bài 2,3,4)
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Nội dung
a. Bài 1
* Lời dẫn cưới của chàng trai
- Dự định :
Toan
Sợ
dẫn voi
dẫn trâu
dẫn bò
quốc cấm
họ máu hàn
co gân.
 → Lễ vật sang , hứa hẹn một lễ cưới linh đình.
→ Lý do có lý, có tình, chính đáng
- Quyết định: dẫn cưới bằng thú bốn chân ( con chuột béo)
→ Vật dẫn cưới độc đáo đến phi lý nhưng phù hợp hoàn cảnh nghèo khổ của chàng trai.
- Nghệ thuật:
+ Khoa trương, phóng đại.
+ Lối nói giảm dần (voi → chuột)
+ Đối lập: chuột béo (số ít) >< mời dân làng (số nhiều)
=> Cách nói hóm hỉnh, hài hước, thông minh thể hiện chàng trai tuy nghèo nhưng tâm hồn luôn vui vẻ, lạc quan.
* Lời thách cưới của cô gái:
- Lễ vật thách cưới:
+ Người ta: thách lợn, thách gà
+ Còn em: thách “một nhà khoai lang”. 
 - Sử dụng lễ vật:
 Củ to – mời làng
 Củ nhỏ - họ hàng ăn chơi
 Củ mẻ - con trẻ
 Củ rím, củ hà – con lợn, con gà.
- Nghệ thuật
+ Đối lập: người ta – nhà em
+ Lối nói giảm dần (củ to – củ nhỏ- củ mẻ - củ rím,củ hà))
=> Cô gái sự đảm đang, trọng tình cảm hơn của cải, thấu hiểu hoàn cảnh của chàng trai
b. Bài 2
- Đối tượng châm biếm: bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai. 
+ Tư thế: "Khom lưng, chống gối" 
→ gắng hết sức.
+ Hành động: "gánh hai hạt vừng"
→ nhỏ bé.
- Nghệ thuật: phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập.
=> Bức tranh hài hước, đặc sắc, phê phán loại đàn ông yếu đuối, không đáng mặt đàn ông.
2. Nghệ thuật:
 - Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình.
 - Cường điệu, phóng đại, tương phản
 - Dùng ngôn từ đời thường mà đầy hàm ‎‏ý.
3. Ý nghĩa văn bản:
Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết l‏ý‎‎‏ nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong ca dao - dân ca
III. Luyện tập
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2 phút):
- Dặn dò: 
+ Học thuộc 4 bài ca dao
+ Làm bài tập phần luyện tập SGK/92
- Chuẩn bị bài mới: “Lời tiễn dặn”
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_10_Ca_dao_hai_huoc.docx