A. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
- Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ.
- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
2/ Kĩ năng: Đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ
- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người dân bình thường trong cuộc sống.
- Rèn luyện lòng chung thủy, tình cảm trong sáng, tự tin vào bản thân.
B. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên: băng hình về ca dao – dân ca (nếu có).
2/ Học sinh: Đọc bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, trl các câu hỏi HDHB; tìm các từ láy, BPTT SS, Â.D, H.D, N.H’, phép điệp được sử dụng trong mỗi bài CD (1, 4, 6) (đánh dấu bằng viết chì trong SGK).
Ngày dạy: //, lớp 10A Ngày dạy: //, lớp 10A Tiết 21-24/ tuần 7-8 CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA A. MỤC TIÊU 1/ Kiến thức - Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. - Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động. 2/ Kĩ năng: Đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ - Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người dân bình thường trong cuộc sống. - Rèn luyện lòng chung thủy, tình cảm trong sáng, tự tin vào bản thân. B. CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên: băng hình về ca dao – dân ca (nếu có). 2/ Học sinh: Đọc bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, trl các câu hỏi HDHB; tìm các từ láy, BPTT SS, Â.D, H.D, N.H’, phép điệp được sử dụng trong mỗi bài CD (1, 4, 6) (đánh dấu bằng viết chì trong SGK). C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới ? Trình bày ý nghĩa của hai truyện cười. Trình bày nội dung chính của bài CD1. O: Trong các thể loại của VHDGVN, có một thể loại gắn bó sâu sắc với đời sống tình cảm của mỗi chúng ta hằng ngày, đã nuôi dưỡng tâm hồn ta, như một nguồn nước mát lành, khiến ai cũng yêu quý, nâng niu nó. Đó là CD-DC 2. Dạy nội dung bài mới ? Mục tiêu cần đạt của bài học? HOẠT ĐỘNG CHUNG NỘI DUNG CHÍNH Họat động 1 (10’): Tìm hiểu chung. ? Tóm tắt nd chính của phần TD. ? CD VN có đặc điểm gì? Hoạt động 2 (65’): Đọc – hiểu văn bản. - Gv cho Hs đọc diễn cảm bài CD (liên hệ với bài 2). ? Bài CD được mở đầu ntn? Ý nghĩa? ? Để thể hiện điều đó, bài CD đã sd bpnt gì? Ý nghĩa? ? Về từ ngữ, bài CD sd từ ngữ ntn? ? Nói tóm lại, lời than thân trên thể hiện được điều gì? ? Bài CD đã sd những bpnt gì nổi bật? Ý nghĩa? ? Bài CD được viết theo thể 4 chữ nhưng hai câu cuối lại chuyển sang thể LB. Ý nghĩa? ? Từ những điều trên, em nx ntn về bài CD? ? Bài CD sd những hình ảnh biểu tượng nào? Ý nghĩa? ? Em có nx ntn về kết cấu các câu và lối nói của bài CD này? ? Vậy bài CD ca ngời điều gì? Hoạt động 3 (10’): Tổng kết. ? Từ việc PT những bài CD trên, em thấy CD than thân, yêu thường tình nghĩa có những đặc điểm gì về nghệ thuật? ? Những bài CD này nhằm ca ngợi và kđ điều gì? TÌM HIỂU CHUNG Đặc điểm của ca dao VN: - Về nội dung: diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân. - Về nghệ thuật: thể thơ lục bát, ngôn ngữ giàu hình ảnh, gần gũi với lời nói hằng ngày, sử dụng nhiều so sánh, ẩn dụ, II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Bài 1: Ca dao than thân. - Mở đầu: “Thân em ” → lời than thở về thân phận của người PN xưa. - Hình ảnh SS “tấm lụa đào”: đẹp, quý giá nhưng phải phụ thuộc vào người khác. - Từ láy “phất phơ”: gợi vẻ đẹp duyên dáng nhưng cũng mỏng manh, vô định. Lời than thân thể hiện ý thức về phẩm chất và số phận của người PN. 2/ Bài 4: Ca dao tình yêu. - Điệp khúc “khăn thương nhớ ai”: nỗi nhớ da diết, triền miên. - Bp nhân hóa “khăn”, “đèn” + hoán dụ “mắt” → nói lên tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình. - CHTT: hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt để tự hỏi lòng mình. - Sd hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: + Khăn: là vật trao duyên, quấn quýt với người con gái. + Đèn: tượng trưng cho thời gian vô hạn, nhớ từ ngày sang đêm. + Mắt: biểu hiện của sự thao thức trong tâm hồn. - Câu thơ lục bát: tiếng thở dài lo âu cho số phận của t/y. => Bài CD diễn tả cụ thể, sinh động nỗi niềm thương nhớ của trai gái trong t/y. 3/ Bài 6: Ca dao tình nghĩa. - Hình ảnh biểu tượng: gừng cay, muốn mặn → biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng. - Kết cấu: + Câu 1-2: trùng điệp + Câu 3: nhấn mạnh + Câu 4: 13 chữ → khẳng định nghĩa tình keo sơn sẽ vượt qua được những gian nan thử thách của thời gian. => Bài CD ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Công thức mở đầu: có một hệ thống những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” - Hình ảnh biểu tượng. - Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát. 2/ Ý nghĩa văn bản Những bài CD than thân, yêu thương tình nghĩa gợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao – dân ca. 3/ Củng cố, luyện tập ? Qua truyện này em có cảm nhận ntn về CD VN? 4/ Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: - Học bài. - Học thuộc lòng tất cả các bài CD. - Sưu tầm thêm những bài CD được mở đầu bằng “Thân em” và “Ước gì” - Chuẩn bị Viết bài LV2 (xem trước các đề bài tham khảo và gợi ý làm bài, xem lại các dàn ý đã học và đọc thêm. *** Trên đây là giáo án một bài giảng văn của mình, mấy bài khác mình cũng soạn theo phong cách như thế là phần nội dung ghi ngắn gọn để GV dễ dạy, HS dễ nắm ý chính, PT theo nghệ thuật để HS dễ làm bài. Bạn nào cần giáo án 12 (hoặc 10, 11), tài liệu ôn thi, đề kiểm tra, các bài văn mẫu do tự mình làm, sáng kiến kinh nghiệm (để tham khảo) thì liên hệ với mình. Mình là GV giỏi cấp tỉnh năm 2014, tỉ lệ tốt nghiệp của mình năm 2015 cao hơn mặt bằng của tỉnh 5% (mình dạy 2 lớp, 1 lớp yếu, 1 lớp TB). SĐT của mình: 0995.071658.
Tài liệu đính kèm: