Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới – bài 43)

A. MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức

- Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động.

- Vẻ đẹp tâm hồn NT: nhạy cảm với tn, với cs đời thường của nd, luôn hướng về nd với mong muốn “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

- Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên.

2/ Kĩ năng

Đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.

3/ Thái độ

 Có t/y thiên nhiên, ND, ĐN.

B. CHUẨN BỊ

 1/ GV: Bảng phụ có ghi bài thơ (nếu chuẩn bị được).

2/ HS: Đọc bài trước, tóm tắt phần TD, gạch dưới những từ ngữ, hình ảnh đáng chú ý trong bài thơ, trl các câu hỏi HDHB.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới

 ? Nêu cảm nhận của em về hai câu cuối bài thơ Tỏ lòng. Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ gì?

O: Tiếp tục với nội dung yêu nước của VHTĐVN, chúng ta sẽ đến với tác giả Nguyễn Trãi, một DNVHTG qua bài thơ “Cảnh ngày hè”.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4327Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới – bài 43)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 	Ngày dạy: ...//.. tại lớp ..
Tiết 35 	 	Ngày dạy: ...//.. tại lớp ..
CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới – bài 43)
Nguyễn Trãi 
A. MỤC TIÊU
	1/ Kiến thức
Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động.
Vẻ đẹp tâm hồn NT: nhạy cảm với tn, với cs đời thường của nd, luôn hướng về nd với mong muốn “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên.
2/ Kĩ năng
Đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ 
 Có t/y thiên nhiên, ND, ĐN.
B. CHUẨN BỊ
	1/ GV: Bảng phụ có ghi bài thơ (nếu chuẩn bị được). 
2/ HS: Đọc bài trước, tóm tắt phần TD, gạch dưới những từ ngữ, hình ảnh đáng chú ý trong bài thơ, trl các câu hỏi HDHB.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới
	? Nêu cảm nhận của em về hai câu cuối bài thơ Tỏ lòng. Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ gì?
O: Tiếp tục với nội dung yêu nước của VHTĐVN, chúng ta sẽ đến với tác giả Nguyễn Trãi, một DNVHTG qua bài thơ “Cảnh ngày hè”.
 	2. Dạy nội dung bài mới
	? Mục tiêu cần đạt của bài học?
HOẠT ĐỘNG CHUNG
NỘI DUNG CHÍNH
* Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu chung.
? Giới thiệu vài nét về tg NT. 
? Bài thơ có xuất xứ ntn? Có chủ đề gì?
* Hoạt động 2 (25’): Đọc – hiểu văn bản.
- 1Hs đọc bài thơ, Gv đọc lại. 
? Có thể khai thác bài thơ theo hướng nào?
? NT thưởng thức vẻ đẹp của b/tr t/n và b/tr đ/s trong hoàn cảnh nào?
? Vẻ đẹp được thể hiện qua những hình ảnh nào? Em nx ntn về những hình ảnh ấy?
? Vẻ đẹp của tn còn được thể hiện qua những màu sắc nào? Nx?
? Tg đã sd những từ ngữ nào để miêu tả sự chuyển động của t/n? Tác dụng?
? Nx chung về btr tn?
? Bức tranh đs con người được thể hiện qua những chi tiết nào?
- GV gợi mở để HS trl.
? Nx khái quát về tn và con người?
? Qua việc khắc họa vẻ đẹp của bức tranh tn và đs em thấy được vẻ đẹp gì trong tâm hồn NT?
? Trong hai câu cuối, tg đã nhắc đến điển tích gì? Nó thể hiện niềm khát khao gì của NT? 
? Em có nx ntn về hình thức của câu thơ cuối? Cách ngắt nhịp? Ý nghĩa?
? Từ đó, 2 câu thơ bộc lộ được điều gì về tâm hồn NT?
* Hoạt động 3 (10’): Tổng kết.
? Bài thơ có những điểm gì đặc biệt về hình thức nghệ thuật?
? Bài thơ thể hiện tư tưởng gì của NT?
(Tích hợp BVMT)
I. TÌM HIỂU CHUNG
 - Xuất xứ: là bài số 43 thuộc chùm thơ BKCG trong QÂTT.
 - Chủ đề: bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tg.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1/ Sáu câu đầu: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống.
 - Hoàn cảnh thưởng thức: “Rồi / hóng mát / thưở ngày trường” -> hưởng thú thanh nhàn trong hoàn cảnh rảnh rỗi bất đắc dĩ. 
 - Bức tranh thiên nhiên:
 + Hình ảnh: hòe lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ; sen hồng đang độ nức ngát mùi hương → sống động.
 + Màu sắc: hòe lục, lựu đỏ, sen hồng → đậm đà -> rực rỡ, tươi tắn.
 + Chuyển động: “đùn đùn” (láy), “giương”, “phun” -> ĐT mạnh: sức sống đang trỗi dậy mạnh mẽ.
=> B/tr t/n sinh động, đẹp tươi, đầy sức sống.
 - Bức tranh đ/s: 
 + Chợ cá: nhộn nhịp, tấp nập 
 + Trên lầu cao: tiếng ve kêu như một bản đàn.
 + Từ láy: “lao xao”, “dắng dỏi” -> c/s vui tươi, náo nhiệt.
 + Đảo ngữ: “Lao xao / Dắng dỏi” (V + C + Tr.N) -> nhấn mạnh những âm thanh náo nhiệt của sự sống.
=> Vẻ đẹp thanh bình, thịnh vượng
=> Cả thiên nhiên và cs con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tg.
 2/ Hai câu cuối: Niềm khát khao cao đẹp
 - Điển tích “Ngu cầm”: khát khao được đem tài sức để xây dựng một XH tốt đẹp, thái bình thịnh trị.
 - Câu lục ngôn “Dân giàu đủ / khắp đòi phương”: cảm xúc lắng đọng; ngắt nhịp 3/3 → ước mơ cho nhân dân có cuộc sống ở mọi nơi có c/s giàu đủ. 
=> Chí hướng cao cả gắn liền với tư tưởng yêu nước thương dân.
III. TỔNG KẾT
 1/ Nghệ thuật
 - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích.
 - S/d từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,...
 - Việt hóa thơ Đường bằng những câu thơ lục ngôn.
 2/ Ý nghĩa văn bản
 Bài thơ thể hiện tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của NT – tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân – được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh t/n ngày hè.
3. Củng cố, luyện tập (2’)
 ? Em học tập được điều gì từ NT qua bài thơ này?
4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà
	- Học bài, học thuộc lòng bài thơ.
- Bài thơ giúp anh/chị hiểu gì về NT?
- Anh/chị có nx gì về tiếng Việt trong bài thơ? 
- Chuẩn bị bài mới: 
 + Xem bài Tóm tắt VBTS, làm theo các yêu cầu trong bài và BT3.
	 + Đọc bài Nhàn, chia bố cục, tìm các từ láy và BPNT được s/d trong BT, trl các câu hỏi HDHB.
* Bạn nào cần giáo án cả năm (lớp 10, 11, 12) thì liên hệ với mình qua số điện thoại: 01267.567.068. Giáo án mình soạn theo tinh thần là tinh gọn (theo hướng giảm tải cho HS) nhưng vẫn đảm bảo đủ ý, theo luận điểm, có phân tích nghệ thuật (như trên). Ngoài ra, mình còn có tài liệu ôn thi 12, giáo án phụ đạo, tự chọn cho 3 khối, sáng kiến kinh nghiệm, các bộ đề KT, tài liệu bồi dưỡng HSG cho các bạn tham khảo. Mình là GV giỏi cấp tỉnh năm 2014. Năm 2015, tỉ lệ tốt nghiệp môn Văn của mình cao hơn mặt bằng chung của trường và của tỉnh (năm ngoái mình dạy 2 lớp, 1 lớp yếu, 1 lớp TB). Cảm ơn các bạn!

Tài liệu đính kèm:

  • doc35 Cảnh ngày hè 2015.doc