Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

I. Mức độ cần đạt:

Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1. Kiến thức:

- Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.

- Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết trong một bài văn.

- Cách lựa chọn sự việc, chi tiết trong một số bài văn tự sự đã học.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được sự việc, chi tiết trong một số bài văn tự sự đã học.

- Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.

 

docx 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13919Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Làm văn: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ 
I. Mức độ cần đạt:
Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
- Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết trong một bài văn.
- Cách lựa chọn sự việc, chi tiết trong một số bài văn tự sự đã học.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được sự việc, chi tiết trong một số bài văn tự sự đã học.
- Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm
? Tự sự là gì? Để hình thành một câu chuyện hoàn chỉnh, người viết cần phải chuẩn bị những gì?
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc xảy ra liên tiếp trong không gian và thời gian có mở đầu, phát triển, kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
- Để hình thành một câu chuyện hoàn chỉnh, người viết cần lựa chọn được sự việc tiêu biểu và chi tiết tiêu biểu.
? Kể tên 1 số văn bản tự sự mà em đã được học?
- Chiến thắng Mtao-Mxây, Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy
? Văn tự sự có đặc điểm gì khác so với các văn bản biểu cảm, nghị luận?
- Khác với tác phẩm trữ tình, hiện thưc được tái hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người thì tự sự thông qua hành động, việc làm, ý nghĩ để bộc lộ tính cách của nhân vật hay mối quan hệ giữa người và người.
GV: Trong vbản tự sự, mỗi sự việc lại được diễn tả bằng 1 số chi tiết.
? Hãy xác định 1 số sự việc, chi tiết có trong văn bản “Chiến thắng Mtao-Mxây”?
- Sự việc: 
+ Giao đấu giữa Đăm Săn- MtaoMxây (hiệp 1, hiệp 2).
+ Lễ ăn mừng chiến thắng( lời kêu gọi dân làng, cảnh ăn mừng, hình ảnh Đăm Săn..)
- Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết. 
- Chi tiết: tập trung thể hiện rõ nét sự việc.
GV lấy thêm ví dụ khác: sự việc Tấm biến hóa nhiều lần (Tấm Cám) được diễn tả bằng các chi tiết: Tấm hóa thành chim vàng anh, khung cửi, xoan đào
? Từ ví dụ hãy rút ra nhận xét? (Đặc điểm, vai trò của sự việc- chi tiết trong bài văn tự sự?)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
TT 1: Khảo sát văn bản 1
? Tác giả dân gian kể chuyện gì? 
- Kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa.
? Các chi tiết tiêu biểu trong truyện?
- Các chi tiết tiêu biểu:
+ Dời đô về đồng bằng:
+ Xây thành chế nỏ thành công (trong chi tiết lớn có chi tiết nhỏ)
+ Đánh thắng giặc ngoại xâm
+ Mất cảnh giác dẫn đến mất nước.
+ Trọng Thủy – Mị Châu chia tay nhau và chi tiết rắc lông ngỗng để chỉ đường
+ An Dương Vương chém Mị Châu và đi xuống biển.
+ Hình ảnh ngọc trai – nước giếng.
? Trong truyện có sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau, Trọng Thủy hỏi Mị Châu: Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu? (chi tiết 1). Mị Châu đáp: Thiếp có áo gấm lông ngỗngđể làm dấu (chi tiết 2). Theo em có thể coi sự việc và các chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy” được ko? Vì sao?
- Sự việc: Trọng Thủy- Mị Châu chia tay.
 + Chi tiết 1: Trọng Thủy hỏi
 + Chi tiết 2: Mị Châu đáp
à Đây là sự việc, chi tiết tiêu biểu.
Vì sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau vừa có vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa diễn tả được mối quan hệ riêng của hai nhân vật này:
- Chi tiết rắc lông ngỗng vừa có vai trò duy trì tính logic của cốt truyện, vừa khắc họa tính cách nhân vật Mị Châu (ngây thơ, cả tin).
- Nó có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, là cái cớ để câu chuyện tiếp tục phát triển theo hướng của một tấn bi kịch (lí giải nguyên nhân vì sao An Dương Vương bị đẩy đến bước đường cùng).
? Nếu ko kể sự việc đó hoặc bỏ chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng để làm dấu thì câu chuyện có tiếp nối được ko, vì sao?
- Nếu bỏ qua 2 chi tiết trên thì truyện không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ, tính cách 2 nhân vật được làm nổi bật và làm tiền đề cho các chi tiết, sự việc sau.
? Sau sự việc Mị Châu-Trọng Thủy chia tay còn có sự việc nào? 
- Các sự việc: Theo dấu lông ngỗngà Trọng Thủy cùng quân lính đuổi theo 2 cha con An Dương Vương; Sự cùng đường của 2 cha con.
? Mối quan hệ giữa các sự việc?
à Các sự việc, chi tiết nối với nhau bằng quan hệ móc xích, nhân quả. Chi tiết này làm tiền đề cho sự việc và chi tiết nối sau...
TT 2: Khảo sát văn bản 2
? Hãy chọn 1 sự việc rồi kể lại với 1 số chi tiết tiêu biểu.
? Từ những việc làm trên, em hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?
HS đọc Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập củng cố
1. Bài tập 1(tr.63) 
Sự việc: hòn đá
à không bỏ được vì:
+ Nó có vai trò chuẩn bị cho phần kết thúc truyện.
+ Góp phần miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật.
+ Làm sáng tỏ chủ đề.
* Bài học: Chọn sự việc, chi tiếtà cần kĩ càng, thận trọng sao cho sự việc, chi tiết góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tập trung biểu hiện chủ đề, ý nghĩa.
2. Bài tập 2(tr.64)
- Tác giả kể lại cuộc đoàn viên kì lạ của 2 vợ chồng Uy lít xơ sau 20 năm xa cách.
- Sự việc tiêu biểu: Pênêlốp thử chồng bằng những chi tiết đặc điểm của chiếc giường cưới.
- Một số chi tiết: Pê-nê-lốp nhờ nhũ mẫu khiêng giường, Uy-lit-xơ giật mình hỏi lại, Uy-lit-xơ nói rõ đặc điểm của chiếc giường...
à Tác giả đã thành công trong nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn đồng thời khắc họa đậm nét phẩm chất, tính cách của hai nhân vật.
I. Khái niệm:
- Khái niệm tự sự: SGK.
+ Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện (bao gồm một hay nhiều chi tiết) và gắn với nhân vật chính trong tác phẩm tự sự.
+ Chi tiết tiêu biểu là chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, làm cho các sự việc thêm sinh động.
(có thể là một lời nói, cử chỉ, hành động ,một hình ảnh nhằm thể hiện rõ nét sự việc).
à Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.
II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
1. Khảo sát ngữ liệu: SGK:
* Văn bản 1: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy:
* Văn bản 2: Tưởng tượng phần sau truyện “Lão Hạc” (Nam Cao)
- Anh con trai lão Hạc tìm gặp ông giáo đi viếng mộ cha.
- Anh gửi lại nhà cửa, di vật của cha rồi đi theo cách mạng
2. Kết luận chung
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cần:
+ Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
+ Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau).
+ Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1(tr.63) 
2. Bài tập 2(tr.64)
4. Củng cố:
- Luyện tập thêm về nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài mới: Truyện cổ tích: Tấm Cám.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_6_Chon_su_viec_chi_tiet_tieu_bieu_trong_bai_van_tu_su.docx