Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Lời tiễn dặn

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Thấy được nỗi xót thương, đau khổ tuyệt vọng, cảm nhận được khát vọng tự do yêu đương, thủy chung gắn bó của chàng trai và cô gái Thái.

- Hiểu được sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật trong truyện thơ dân gian.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Nỗi xót thương của chàng trai và niềm đau khổ tuyệt vọng của cô gái.

- Khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái.

- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, cách thể hiện tâm trạng nhân vật.

2. Kỹ năng:

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 8470Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Lời tiễn dặn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:11 
Tiết PPCT: ½ 32
Ngày soạn: 17-10-10
Ngày dạy: 19-10-10 
ĐỌC THÊM: LỜI TIỄN DẶN
(TRÍCH TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU – TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được nỗi xót thương, đau khổ tuyệt vọng, cảm nhận được khát vọng tự do yêu đương, thủy chung gắn bó của chàng trai và cô gái Thái.
- Hiểu được sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật trong truyện thơ dân gian.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Nỗi xót thương của chàng trai và niềm đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
- Khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái.
- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, cách thể hiện tâm trạng nhân vật.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Trân trọng tình cảm tốt đẹp được thể hiện trong tác phẩm
C. PHƯƠNG PHÁP.
Gợi ý, vấn đáp và diễn giảng và thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài ca dao hài hước thứ 4? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài ca dao đó?
3. Bài mới:
Ở các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về một số thể loại của văn học dân gian như: truyện cổ tích, truyện cười, ca dao,..qua các đoạn trích. Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu thêm về thể loại khác của văn học dân gian nữa đó là truyện thơ với đoạn trích Lời tiễn dặn – truyện thơ của dân tộc Thái.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv gọi HS nhắc lại khái niệm về truyện thơ.
- Gv giới thiệu sơ lược về “Tiễn dặn người yêu”- gọi HS tóm tắt tác phẩm.
- Nêu vị trí của đoạn trích?
- Gv hướng dẫn cho HS cách đọc: giọng buồn rầu, tiếc thương, tha thiết.
- Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? 
- Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ thể hiện tâm trạng đó ?
- Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng ?
- Phân tích cử chỉ, hành động của chàng trai trên đường tiễn dặn?
- Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô ? (thảo luận nhóm: theo bàn – 4 phút)
- Em cảm nhận được điều gì qua hình ảnh của cô gái lúc cô ở nhà chồng?
- Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu ý nghĩa của tác phẩm?
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn HS tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
- Tóm tắt: SGK.
- Ví trí đoạn trích: “Tiễn dặn người yêu”: là lời tiễn dặn của chàng trai dành cho cô gái khi cô bị ép gả về nhà chồng .
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc – chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Tâm trạng của chàng trai và cô gái trên đường tiễn dặn.
- Cách gọi của chàng trai: “Người đẹp anh yêu” 
 -> khẳng định tình yêu vẫn còn thắm thiết. 
- Cảm nhận của chàng trai về tâm trạng cô gái:
+ Khi cô qua đường rộng: ngoảnh lại, ngoái trông ->sự nuối tiếc, xót xa. 
+ Khi qua các khu rừng: chờ, đợi, ngóng trông -> khắc khoải, bồn chồn, đau khổ, đắng cay. 
- Cử chỉ, hành động của chàng trai: nhủ, dặn, quay đi, nựng -> cử chỉ âu yếm, day dứt.
- “Đôi ta....góa bụa về già”-> tình yêu sâu sắc bất tử của chàng trai đối với cô gái.
=> niềm xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
b. Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái. 
- Cử chỉ hành động: “Dậy đi em...khỏi đau”-> cảm thông, vỗ về, an ủi cô gái bằng những lời lẽ hết mực yêu thương trong nỗi xót xa đầy thương cảm.
- Lời tiễn dặn của chàng trai: về với người ta thương thuở cũ, chết thành hồn, khẳng định tình yêu mãnh liệt sống chết có nhau.
- “Yêu nhau. . . . không nghe”->khát vọng được giải phóng, được sống trong tình yêu.
=>Lời tiễn dặn trong khát vọng đòi quyền sống cho con người.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật: 
+ Từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đồng bào Thái.
+ Miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, cụ thể.
- Ý nghĩa: đoạn trích thể hiện tâm trạng của chàng trai, cô gái; tố cáo tập tục hôn nhân ngày xưa, đồng thời là tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, đòi quyền yêu đương cho con người.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài cần nắm nội dung:
+ Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu.
+ Cử chỉ, hành động của chàng trai lúc cô gái ở nhà chồng.
- Chuẩn bị bài mới: “Ôn tập VHDG Việt Nam” :
+ Khái niệm, hệ thống thể loại và đặc trưng của văn học dân gian VN.
+ Làm bài tập vận dụng: SGK/101, 102.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 32.doc