Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Tào tháo uống rượu luận anh hùng

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị.

- Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thong qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của từng nhân vật và chi tiết chọn lọc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.

- Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tính.

2. Kỹ năng.

Đọc- hiểu văn theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ.

Phải biết khiêm nhường không nên chủ quan.

C. PHƯƠNG PHÁP.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 14647Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Tào tháo uống rượu luận anh hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 
Tiết PPCT: ½ 78
Ngày soạn: 13-02-11
Ngày dạy: 15-02-11
ĐỌC THÊM: TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
(TRÍCH TAM QUỐC DIỄN NGHĨA)
 LA QUÁN TRUNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị.
- Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thong qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của từng nhân vật và chi tiết chọn lọc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.
- Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tính.
2. Kỹ năng.
Đọc- hiểu văn theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ.
Phải biết khiêm nhường không nên chủ quan.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Phát vấn, diễn giảng. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
- Nêu những phẩm chất nổi bật của Trương Phi qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành?
 - Nêu ý nghĩa của hồi trống trong đoạn trích?
3. Bài mới.
Bị Lã Bố lừa đánh chiếm Từ Châu, ba anh em Lưu - Quan - Trương đành đến Hứa Đô nương nhờ Tào Tháo, chờ thời cơ để lại ra đi mưu đồ nghiệp lớn. Chỉ qua một tiệc rượu nhỏ với mơ, khi trời nổi cơn dông gió, hai người bàn luận về anh hùng trong thiên hạ, người đọc đựơc thưởng thức bao điều thú vị về tính cách con người, về quan niệm anh hùng của những anh hùng và gian hùng thời cổ trung đại Trung Hoa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Trình bày những nét chính về tác giả La Quán Trung?
- Nêu vị trí của đoạn trích?
- Gv hướng dẫn Hs cách đọc: dứt khoát, rõ ràng.
- Cho Hs xem đoạn video- và hình ảnh TT và LB uống rượu luận anh hùng ở Tiểu đình để nhận xét về tính cách của từng nhân vật.
- Tìm những chi tiết thể hiện được tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ nhà Tào Tháo?
- Qua những chi tiết đó thấy được tâm trạng và tính cách gì của Lưu Bị?
- Gv giáo dục cho HS.
- GV cho HS xem hình ảnh về nhân vật Tào Tháo.
- Cái “hùng” và cái “gian” của nhân vật Táo Tháo được thể hiện qua những chi tiết nào?
- Tào Tháo là người như thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs so sánh sự khác nhau về tính cách nhân vật của Lưu Bị và Tào Tháo?
- Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
- Rút ra ý nghĩa của đoạn trích?
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
- La Quán Trung(1330-1400), tên thật là La Bản, ông sinh ra tại vùng Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây.
- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử, là người có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh-Thanh ở Trung Quốc.
2. Tác phẩm.
- Vị trí: trích từ hồi 21 – Tam quốc diễn nghĩa.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Nhân vật Lưu Bị.
- Hoàn toàn bất ngờ khi Tào Tháo cho người đến mời.
- Là người nhân nghĩa: “Ta thà chết chứ không làm điêì phụ nghĩa”.
- Rất khiêm nhường và tỏ ra khôn ngoan khi Tào Tháo hỏi về anh hùng trong thiên hạ.
- Tính cách: trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. 
- Lưu Bị đã thắng trong cuộc đấu trí với Tào Tháo.
à Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng, một vị vua lí tưởng.
b. Nhân vật Tào Tháo.
- Chủ động mời rượu để bàn về anh hùng trong thiên hạ nhằm thăm dò thái độ của Lưu Bị.
- Là nhà quận sự, chính trị tài ba, thông minh mưu trí, có cái nhìn sắc sảo về thời thế và con người.
à Cái “hùng” ở Tào Tháo.
- Đa nghi, mưu mô, nham hiểm, tàn bạo “thà ta phụ người chớ không để người phụ ta”.
- Tự cao, tự đại coi thường người khác.
àcái”gian” ở Tào Tháo.
=> Tào Tháo là một tính cách gian hùng.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.
+ Sử dụng hợp lí hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.
- Ý nghĩa: ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung: tính cách của nhân vật Lưu Bị, nhân vật Quan Công.
- Chuẩn bị bài mới: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”: câu hỏi 1,2,3/SGK/88.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 78.doc