Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Tựa “trích diễm thi tập”

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 - Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của HĐLương trong việc bảo tồn di sản văn hóa của tiền nhân.

 - Nắm được NT lập luận của tác giả

2. Kĩ năng:

 - Kĩ năng tìm hiểu thể tựa

 - Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục

3. Thái độ: Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản.

B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

 - HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 - Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Tựa “trích diễm thi tập”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60 (Đọc văn)
Đọc thêm: TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP”
(Hoàng Đức Lương)
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
	- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của HĐLương trong việc bảo tồn di sản văn hóa của tiền nhân.
	- Nắm được NT lập luận của tác giả
2. Kĩ năng: 
	- Kĩ năng tìm hiểu thể tựa
	- Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục
3. Thái độ: Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản.
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
	- Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Giá trị ND- NT bài “ Đại cáo bình Ngô”?
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
Hoàn cảnh ra đời bài tựa “Trích diễm thi tập”?
 Em hiểu gì về thể “ tựa” ?
- HS đọc bài -> hsinh # nhận xét 
- GV hướng dẫn: đọc chậm, vừa phải, giọng đọc trầm lắng.
- Giải thích 1 số từ khó
- Gọi hsinh đọc đoạn 1
- Em nhận thấy thực trạng thơ ca thời HĐL sống ntn?
- Theo tg, những nguyên nhân nào khiến stác thơ văn của người xưa ko được lưu truyền đầy đủ cho đời sau?
- Tâm trạng tgiả trước thực trạng thơ ca đương thời?
- Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tg?
- Động cơ nào đã khiến HĐL sưu tầm biên soạn thơ văn?
- HĐL đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân? 
- Cảm nghĩ của em về công việc sưu tầm, biên soạn của HĐL?
- Điều gì thôi thúc HĐL vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này?
- Cho biết trước “Trích diễm thi tập” đã có ý kiến nào nói về văn hiến dtộc?
-> ĐCBN.
- Đánh giá chung về ND – NT?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
- Hoàng Đức Lương ( ?- ?)
- Nguyên quán : Văn Giang- Hưng Yên
- Đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất 1478.
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác :
- Bài tựa được viết vào năm 1497 – thế kỉ mà tinh thần và ý chí độc lập dân tộc đang lên cao => việc sưu tàm thơ văn của người VN là công việc rất có ý nghĩa.
* Thể ‘‘ tựa’’ :
- Các bài tựa, bạt, dẫn, đề dẫn thuộc thể văn gọi là ‘‘ tựa’’ .
- Tựa: bài viết đặt ở đầu sách do tác giả hoặc người được tác giả mời viết để nêu lên những quan điểm của người viết về nhiều vấn đề liên quan đến cuốn sách.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - Chú thích.
- Đọc
- Chú thích : diễm thi, bách gia
2. Phân tích
a. Lí do biên soạn ‘‘ Trích diễm thi tập”
- Thực trạng tình hình di sản thơ ca VN thời HĐL: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời”
* Lí do:
- Thơ văn là “ món ăn tinh thần” cao cấp, có giá trị đặc biệt không phải ai cũng đủ trình độ thưởng thức, cảm nhận -> đối tượng tiếp nhận hạn hẹp.
- Công việc sưu tập thơ văn chưa được quan tâm.
- Người sưu tập thơ văn còn ít, ko đủ năng lực, thiếu ý chí , quyết tâm.
- Việc lưu hành ( in ấn) thơ văn còn hạn chế.
- Thời gian, binh lửa -> làm sách vở bị hủy hoại.
à Tâm trạng: buồn, đau xót, tổn thương lòng tự hào dân tộc -> nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách.
à Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ hợp lí có sức thuyết phục cao ( nguyên nhân nội tại lẫn nguyên nhân khách quan)
- Chất trữ tình hòa trong nghị luận.
b. Quá trình hoàn thành “ Trích diễm thi tập”, nội dung và kết cấu tác phẩm.
* Động cơ: Một nước văn hiến – không có quyển sách làm căn bản
* Quá trình hoàn thành:
- Tìm kiếm, thu thập thơ các đời trước từ nhiều nguồn và ở nhiều nơi “ tìm quanh hỏi khắp”
- Chọn thêm thơ hay đương thời.
- Phân loại, sắp xếp, đặt tên sách
- Phụ chép thơ của mình ở cuối quyển.
-> Công việc sưu tầm, biên soạn hết sức khó khăn, vất vả đòi hỏi sự bền chí, tinh thần lao động miệt mài ko mệt mỏi, thái độ LĐ nghiêm túc, cẩn trọng.
=> Niềm tự hào, ý thức trách nhiệm, trân trọng và bảo tồn di sản văn hóa của dtộc => lòng yêu nước.
III. Tổng kết:
- Bài tựa thể hiện niềm tự hào sâu sắc, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hóa dtộc.
- NThuật: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha, chất trữ tình hòa trong chất chính luận.
	4.Củng cố - Dặn dò:
	- Tìm các d/c chứng tỏ các nhà thơ, nhà văn thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dtộc.
	- Soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 61 (Đọc văn)
Đọc thêm: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (T1).
(Thân Nhân Trung)
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
	- Thấy được quan điểm đúng đắn của tầm quan trọng của hiền tài đvới quốc gia
	- Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.
	- Chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. 
	- Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục -> văn bia.
2. Kĩ năng: 
	- Kĩ năng tìm hiểu văn bia
	- Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục
3. Thái độ: 
Kính trọng và học tập phấn đấu, noi gương hiền tài. Từ đó có thể rút ra những bài học lịch sử quý giá.
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 	- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
	- Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Giá trị ND- NT bài “Tựa trích diễm thi tập”?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác?
- Em biết gì về thể văn 
- HS: Đọc VB
- GV hướng dẫn cách đọc.
- Giải nghĩa 1 số từ khó: hiền tài, nguyên khí..
- Bài văn bia đề cập đến những nội dung gì?
- Hiền tài có vai trò ntn đối với đất nước?
- Ý nghĩa của mệnh đề “ hiền tài là nguyên khí của quốc gia”?
- GV: Vì thế phải làm thế nào để đnước có được nhiều hiền tài, làm thế nào để mọi người ham học, chăm lo trau dồi kiến thức, rèn luyện tài đức, đóng góp sức mình cho đnước. Đó là vđề trọng yếu mà các triều đại đều phải quan tâm.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: ( 1418- 1499) tự Hậu Phủ, quê Bắc Giang.
- Đỗ tiến sĩ 1469
- Là người nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông tin dùng.
2. Tác phẩm
-Văn bia- viết 1484, trích ‘‘ Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3’’ .
3. Đọc – chú thích
II. Phân tích
1. Vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
- Hiền tài quốc gia-> kđịnh tầm quan trọng của hiền tài đvới qgia
+, Hiền tài là nền tảng cơ bản qđịnh sự sống còn và phát triển của đnước.
+, Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đnước,
-> đây là 1 nhận thức đúng đắn, sáng suốt ; tầm nhìn xa rộng.
4.Củng cố, dặn dò:
	- GV hệ thống kiến thức tiết học
	- Soạn tiết 2 Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 62 (Đọc văn)
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (T2).
(Thân Nhân Trung)
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
	- Thấy được quan điểm đúng đắn của tầm quan trọng của hiền tài đvới quốc gia
	- Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.
	- Chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. 
	- Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục -> văn bia.
2. Kĩ năng: 
	- Kĩ năng tìm hiểu văn bia
	- Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục
3. Thái độ: 
Kính trọng và học tập phấn đấu, noi gương hiền tài. Từ đó có thể rút ra những bài học lịch sử quý giá.
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 	- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
	- Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt nội dung văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Những việc mà các đấng thánh đế minh vương đã làm cho hiền tài?
- Vì sao phải lập văn bia?
- Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đvới đương thời và các thế hệ sau?
- Bài học lịch sử rút ra?
- Nhận xét về NT biểu đạt của bài văn bia?
- Lập sơ đồ kết cấu bài văn bia?
2. Những việc đã làm đvới hiền tài.
- Trọng đãi hiền tài: cho danh tiếng, phong chức tước, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc -> chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài. Vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.
* Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ:
- Khuyến khích nhân tài
- Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác.
- Làm cho đnước hưng thịnh, bền vững dài lâu
à niềm tự hào về truyền thống văn hiến.
3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Thời kì nào hiền tài: nguyên khí quốc gia, qhệ sống còn đến sự thịnh suy của đnước à quý trọng nhân tài, khích lệ đúng mức => đnước cường thịnh mọi mặt.
ó Bồi dưỡng và phát triển nhân tài là sách lược hàng đầu của 1 quốc gia.
* NThuật: Bài văn nghị luận giàu chất hùng biện, có sức thuyết phục cao, lập luận mạch lạc, chặt chẽ, bút pháp rắn rỏi, cô đọng súc tích, lời văn trang trọng.
III. Tổng kết
 Vai trò quan trọng của hiền tài
ò
 Khuyến khích nhân tài 
÷ ø
Việc đã làm Việc tiếp tục làm
ø ÷ 
 Ý nghĩa tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ.
4.Củng cố, dặn dò:
	- GV hệ thống kiến thức tiết học
	- Soạn: Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 63 (Làm văn)
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
	Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh: yêu cầu và một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh
2. Kĩ năng: 
	- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
	- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn
3. Thái độ:
	Luôn có ý thức tạo lập một văn bản TM có tính hấp dẫn và chuẩn xác
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
	Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần soạn bài của HS
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV cho hs thực hiện các yêu cầu trong Sgk- 24,25.
- Gọi hsinh đọc.
- Trong 1 bài thuyết minh về chương trình học, có người viết:
a. “ Ở lớp 10 câu đố)”. Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?
b. Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác:“Gọi “ ĐCBN”
c. Có nên sdụng vbản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ NBKhiêm không? Nếu không thì vì lý do gì?
- Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Khi viết vbản thuyết minh cần phải chú ý yêu cầu gì? Vì sao? 
- Để đạt được sự chuẩn xác cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Hãy đọc đoạn văn 1- 26.
- Phân tích biện pháp làm cho luận điểm “ Nếu bị  kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.
- Phân tích tính hấp dẫn
- Nếu chỉ đạt yêu cầu chuẩn xác, vbản thuyết minh có lôi cuốn, thu hút được người đọc ( nghe) không? Tính hấp dẫn có vai trò như thế nào?
- Một số biện pháp tạo tính hấp dẫn?
- Những điểm cần lưu ý qua bài học?
- Gọi 2 hsinh đọc Ghi nhớ.
A. Lý thuyết.
I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
a. Khảo sát ngữ liệu: Phần I.2- Sgk (24)
- Câu (a) có 3 chỗ không chuẩn xác:
+ Chương trình Ngữ Văn 10 không phải chỉ có VHDG mà còn có VH viết, VHNN.
+ Phần VHDG không phải chỉ có ca dao mà còn có nhiều thể loại khác.
+ Chương trình NVăn 10 không học tục ngữ, câu đố.
- Câu (b) chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ “ thiên cổ hùng văn”. “ Thiên cổ hùng văn” là áng văn của nghìn đời chứ không phải là áng hùng văn viết cách đây 1000 năm.
- Văn bản dẫn ở (c) không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ NBKhiêm vì nội dung của nó chỉ là tiểu sử của NBKhiêm chứ không nói đến NBKhiêm với tư cách nhà thơ.
b. Ghi nhớ:
- Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của văn bản thuyết minh. 
* Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác 
- Sgk (24)
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
a. Khảo sát ngữ liệu: Phần II.2.1 (26) + BT1 (27)
* Phần II.2.1:
- Câu đầu tiên nêu luận điểm khái quát.
- Các câu sau đã đưa hàng loạt những ví dụ cụ thể về người và loài vật để làm sáng tỏ luận điểm.
- Vận dụng tổng hợp các phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích khiến cho vđề trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn, sinh động.
* BT1(27):
- Đoạn văn thuyết minh của VBằng sinh động, hấp dẫn vì:
+ Sử dụng linh hoạt các kiểu câu( đơn, ghép, nghi vấn, cảm thán, câu kđịnh)
+ Dùng những từ ngữ giàu tính hình tượng, giàu liên tưởng “ Bó hành hoa xanh như lá mạ”
+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc: “ Trông mà thèm quá!... Có ai lại đừng vào ăn”
b. Ghi nhớ:
- Hấp dẫn là yêu cầu quan trọng không thể thiếu-> vbản thuyết minh:
+ Giúp: hiểu rõ, thích thú -> đối tượng.
- Một số biện pháp tạo tính hấp dẫn 
 ( Sgk-25)
* Ghi nhớ ( Sgk- 27)
B. Luyện tập
1. Mục II.2.2 ( Sgk- 26)
2. BT2 (SBT- 11)
3. Viết 1 bài văn thuyết minh ( đề tài tự chọn) sao cho bài viết đạt được tính chuẩn xác và hấp dẫn.
4.Củng cố, dặn dò:
	- GV hệ thống kiến thức tiết học
	- Soạn: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 60.doc