Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa.

- Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ.

- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.

2. Kỹ năng:

Đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 46962Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10 
Tiết PPCT: 24-25
Ngày soạn: 10-10-11
Ngày dạy: 16-10-11
ĐỌC VĂN: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa.
- Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ.
- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi mở, vấn đáp kết hợp với thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 2. Bài cũ: Kể lại tác phẩm “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Phân tích màn kịch giữa công đường? Nêu ý nghĩa phê phán của truyện?
3. Bài mới: Ca dao- dân ca là những bài ca phản ánh thế giới tâm hồn vô cùng phong phú của nhân dân lao dộng. Để thấy rõ hơn về điều đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu HS đọc tiểu dẫn SGK 
- Thế nào là ca dao? 
- Nội dung của ca dao thường diễn tả điều gì? Có thể chia ca dao thành mấy loại? 
(2 loại: cao dao thân thân, yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước)
- Ca dao có đặc điểm gì về nghệ thuật?
- Gv hướng dẫn cách đọc cho HS:
+ Bài 1, 2: giọng xót xa, thông cảm.
+ Bài 3,4,5,6: giọng tha thiết, lắng sâu.
- Cho HS đọc một lượt cả 6 bài ca dao. Cho HS chia chùm ca dao thành 2 nhóm theo chủ đề?
- Em có nhận xét gì về lời mở đầu của hai bài ca dao 1,2?
-Gv liên hệ: mô tiếp “thân em” trong ca dao
Thân em như hạt mưa rào
Thân em như hạt mưa sa
- Phát hiện thủ pháp nghệ thuật trong bài số 1? Nỗi đau của người phụ nữ có gì đáng lưu ý?
- Em cảm nhận như thế nào về nỗi đau của người phụ nữ trong bài số 2?
- Gv liên hệ : Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương.
- GV gọi học sinh đọc lại bài ca dao
- So sánh cách mở đầu bài số 3 với bài 1,2 ?
- Em hiểu như thế nào về từ “ai” trong câu ca dao?
- Mặc dầu lỡ duyên tình nghĩa vẫn vững bền ,thủy chung.điều đó được nói lên bằng một hệ thống ẩn dụ ,hãy chỉ rõ? Vì sao lại lấy thiên nhiên để chỉ tình nghĩa? (thảo luận nhóm: 4 nhóm- 4 phút)
- Phân tích để làm rõ vẻ đẹp câu cuối: “Ta nhưchờ trăng giữa trời”
- Trong bài số 4, nỗi niềm thương nhớ của cô gái được thể hiện qua những biểu tượng nào?
- Sử dụng các biểu tượng là tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 dòng thơ đầu .Vì sao vậy ?
àGV liên hệ: “Mặt đường khát vọng”-NKĐ “Đất nước là nơi . nhớ thầm”
 “ Sẵn đây khăn gấm, quạt quỳ
Với cành thoa ấy tức thì đổi trao” (T. Kiều)
Hay trong dân gian đã từng nói:
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người ở xa
Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình.
- Những hành động của cô gái thể hiện tâm lí gì?
- Gv liên hệ: “Đêm nằm lưng . anh”
 Sóng – Xuân Quỳnh: “Ôi con sóng ...thức”
- Tiếp đến là ngọn đèn được cô gái hỏi đến.Vậy tại sao cô gái lại hỏi đến ? Em hiểu gì về biểu tượng của ngọn đèn .
- Cô gái lại quay sang hỏi mắt chính là hỏi ai ? Em hiểu gì về đôi mắt?
- Hai câu cuối thể hiện được nỗi lo lắng của cô gái .Vì sao vậy ?
- Ước mơ của cô gái là ước mơ như thế nào?
- Phân tích ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng: chiếc cầu-dải yếm?
- Gv liên hệ : “Hai tacho sang”
 “Gần đây mà chẳng sang chơi,
Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu”
- Tại sao khi diễn tả tình nghĩa mặn nồng, ca dao lại sử dụng những hình ảnh “muối, gừng”, muối và gừng biểu tượng cho điều gì? mượn hương vị muối và gừng, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ? anh/chị có nhận xét gì về cách khẳng định nghĩa tình của người bình dân?
- Gv liên hệ và giáo dục cho HS:
 Ca dao: “Tay bưng.quên nhau”
 NKĐ: “Cha mẹ thương..muối mặn”
- Qua những bài ca dao được học em thấy những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao ? 
- Những biện pháp đó có những nét riêng gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết
- Nêu ý nghĩa của bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn HS tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái niệm: SGK
2. Nội dung.
Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.
3. Nghệ thuật.
- Hình thức: Lục bát, lục bát biến thể.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gần gũi với lời nói hằng ngày.
- Sử dụng nhiều lối so sánh, ẩn dụ.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bài 1:
- Mở đầu: “thân em” à mô típ quen thuộc trong ca dao, là lời than của người phụ nữ trong XHPK, chịu nhiều bất hạnh, đau khổ, xót xa.
- So sánh, ẩn dụ: 
+ Như tấm lụa đào (Đẹp, cao quý) >< Biết vào tay ai ( lênh đênh, không làm chủ được số phận). 
+ Như củ ấu gai: Nhân cách đẹp, có ý thức về mình, có thể bên ngoài xấu. Lời mời nghe có vẻ cầu khẩn nhưng cũng rất đằm thắm, táo bạoàlời than xót xa, da diết.
=>Cả hai bài đều khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời thể hiện tâm trạng ngậm ngùi chua xót cho thân phận người con gái trong xã hội cũ.
b. Bài 3:
- Nghệ thuật đưa đẩy: Lời than càng đau xót hơn, là lời than của người lỡ duyên.
- Ai: chỉ những người chia rẽ mối tình duyên.
- Chơi chữ: Sự chua của khế àChua xót, cay đắng.
- Câu hỏi tu từ làm cho lời than càng chua xót hơn.
- So sánh: Mặt trăng với mặt trời. Sao Hôm với sao Mai à Thế giới tự nhiên trường tồn, vĩnh hằng.
- Hình ảnh “sao vượt, chờ trăng”: Cô đơn, lạnh lẽo, mòn mỏi nhưng vẫn chờ, tình nghĩa sâu nặng, chung thuỷ.
=> Diễn tả nỗi chua xót vì lỡ duyên đồng thời ca ngợi tình nghĩa thủy chung, bền vững của con người.
c. Bài 4:
* Mười câu đầu:
- Nỗi niềm thương nhớ của cô gái được thể hiện sinh động qua các biểu tượng: khăn,đèn ,mắt.
- Nghệ thuật: nhân hóa (khăn, đèn), hoán dụ (mắt). 
- Khăn, đèn, mắt biểu tượng cho nổi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu ->cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt là hỏi chính mình.
- Khăn được nói đến đầu tiên vì: khăn là vật trao duyên, vật kỉ niệm.
- Những từ: “Xuống, lên, rơi, vắt, tắt, yên” cùng với cách gieo vần → diễn tả tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò, nhớ đến nỗi không tự chủ được mình.
- Đèn không tắt : sự trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương - Ngọn lửa tình vẫn cháy trong tim người con gái.
- Hỏi mắt: Là cô gái tự hỏi chính mình, cô thao thức trong nỗi nhớ.
àMười câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng với liên tiếp nhiều điệp từ àNỗi thương nhớ triền miên.
* Hai câu cuối: tâm trạng băn khoăn, lo lắng cho số phận, cho tình duyên.
=>Diễn tả cụ thể, sinh động nỗi niềm thương nhớ của trai gái trong tình yêu.
d. Bài 5:
- Ước muốn của người con gái: “Sông rộng một gang” “Bắc cầu dải yếm”
- Hình ảnh: sông rộng một gang, cầu dãi yếm ->phi lí, không có thực, được dệt nên bằng ước mơ táo bạo của con người.
+ Cầu là nơi gặp gỡ, hò hẹn.
+ Dải yếm là vật gắn bó thân thuộc của cô gái, đem dải yếm làm cầu ->ước mơ táo bạo, mạnh mẽ.
à Lời tỏ tình kín đáo, duyên dáng mà rất táo bạo.
e .Bài 6:
- Hai câu đầu:
+ Muối, gừng là gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta, thiếu chúng bữa ăn kém đậm đà.
+ Muối, gừng còn là thứ thuốc chữa bệnh của người nghèo.
à Muối, gừng trở thành biểu tượng của tình nghĩa thủy chung.
- Hai câu sau: Khẳng định lại một lần nữa sự chung thủy sắt son của đôi vợ chồng dù có gặp khó khăn vất vả . 
=> Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Công thức mở đầu: có một hệ thống những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”.
+ Hình ảnh biểu tượng.
+ Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát.
- Ý nghĩa: ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao- dân ca.
v Ghi nhớ: SGK/85.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học thuộc lòng 6 bài ca dao và nắm nội dung và nghệ thuật của mỗi bài.
- Sưu tầm thêm những bài ca dao được mở đầu bằng “Thân em.” và “Ước gì..”.
- Chuẩn bị bài mới: “Luyện tập viết đoạn văn tự sự”:
+ Thế nào là đoạn văn trong văn bản tự sự?
+ Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 28-29.doc