A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được ước mơ công lí của Nguyễn Du qua chí khí lẫm liệt của Từ Hải.
- Thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.
- Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.
2. Kỹ năng.
- Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình.
- Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.
Tuần: 30 Tiết PPCT: 89 Ngày soạn: 10-03-11 Ngày dạy: 12-03-11 ĐỌC VĂN: CHÍ KHÍ ANH HÙNG (TRÍCH TRUYỆN KIỀU) NGUYỄN DU A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Hiểu được ước mơ công lí của Nguyễn Du qua chí khí lẫm liệt của Từ Hải. - Thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức. - Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường. - Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải. 2. Kỹ năng. - Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình. - Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay. 3. Thái độ. Có ý thức trân trọng ước mơ của Nguyễn Du. C. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, phát vấn, nêu vấn đề. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ. Đọc thuộc lòng đoạn thơ Nỗi thương mình trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Phân tích tâm trạng của Kiều khi ở lầu xanh? 3. Bài mới. Nếu Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện là một nho sinh thi hỏng, một nhà buôn, một nhà sư, một tướng cướp tho hào thì Từ Hải của Nguyễn Du là một bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành thiên hạ, vừa có khí phách phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Một phần chí khí anh hùng lí tưởng ấy được thể hiện trong buổi chia tay với Thúy Kiều để chàng ra đi vì nghiệp lớn HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK. - Nêu vị trí của đoạn trích? - Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? - Gv hướng dẫn cách đọc cho Hs: giọng chậm rãi, hào hùng thể hiện được sự khâm phục, ngợi ca. - Gv gọi Hs đọc 4 câu thơ đầu của đoạn trích. - Em hiểu từ “trượng phu” “động lòng bốn phương” “thoắt” như thế nào? - Những từ ngữ này nói lên điều gì trong tính cách của Từ Hải? - Gv phân tích ý nghĩa của cụm từ “động lòng bốn phương, thoắt”. - Gv liên hệ: Chinh phụ ngâm “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao” - Từ những từ ngữ, hình ảnh trên em hiểu gì về khát vọng của Từ Hải? - Gv liên hệ và giáo dục cho Hs: chí làm trai thời xưa và thời nay. - Gv gọi Hs đọc đoạn thơ còn lại. - Phân tích câu trả lời đầu tiên của Từ Hải? Câu trả lời ấy thể hiện thái độ gì? - Gv liên hệ: quan niệm phong kiến “chữ tòng”: con gái ở nhà thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con. - Sau thái độ trách móc Kiều, Từ Hải bộc lộ điều gì? - Đến hai câu cuối, hình ảnh Từ Hải lại trở về với cách thể hiện quen thuộc như thế nào? (cử chỉ, hành động, hình ảnh chim bằng lướt gió biển khơi) - Gv liên hệ: Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu. “Muốn vượt biển đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” - Gv so sánh hình tượng anh hùng Từ Hải trong tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. - Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích? - Rút ra ý nghĩa của đoạn trích? - Gv chốt lại nội dung, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK. - Gv hướng dẫn Hs tự học. I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1. Vị trí. Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều: Từ Hải từ biệt Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn. 2. Bố cục. - Phần 1: 4 câu thơ đầu: khát vọng lên đường của Từ Hải. - Phần 2: còn lại: lí tưởng anh hùng của Từ Hải. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Khát vọng lên đường của Từ Hải. - Từ “trượng phụ”: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với ý nghĩa khâm phục, ngợi ca. - Cụm từ “động lòng bốn phương”: chỉ chí khí anh hùng muốn tung hoành bốn phương. - “Thoắt”: hành động nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. Ý muốn nói cách nghĩ và cách xử sự của Từ Hải rất dứt khoát. - Hình ảnh: “trời bể mênh mang, thanh gươm, yên ngựa con đường thẳng”: không gian và con người mang tầm vóc vũ trụ. à Khát vọng được vẫy vùng, tung hoành bốn phương, được sống theo lí tưởng không gì có thể ngăn cản nổi. b. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải. - Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. - Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng. - Hứa hẹn: Kiều phải tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Lời hứa của Từ Hải mang tầm cỡ người anh hùng. - Quyết tâm ra đi thực hiện lí tưởng. “Quyết lời.dặm khơi” + Quyết lời, dứt áo ra đi ->thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng + Hình ảnh chim bằng-> ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. =>Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du (chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí). 3. Tổng kết. - Nghệ thuật: khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ; trong đó, hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau. - Ý nghĩa: lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du. v Ghi nhơ: SGK/114. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Về nhà học thuộc lòng đoạn trích và nắm nội dung sau: + Khát vọng lên đường của Từ Hải. + Lí tưởng anh hùng của Từ Hải. - Chuẩn bị bài mới: “Trả bài viết số 6”: xem lại đề, phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài viết số 6. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: