Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Chiến thắng Mtao Mxây

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng: xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.

2. Kỹ năng:

- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.

- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 33294Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Chiến thắng Mtao Mxây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 
Tiết PPCT: 8-9
Ngày soạn: 01-09-10
Ngày dạy: 03-09-10
ĐỌC VĂN: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
 (TRÍCH ĐĂM SĂN- SỬ THI TÂY NGUYÊN)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng: xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.
2. Kỹ năng:
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Nhận thức được lẽ sống cao đẹp, biết hi sinh, phấn đấu vì danh dự vì hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Nêu vấn đề, bình giảng và thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A4 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
- Nêu những đặc trưng của VHDG Việt Nam? VHDG Việt Nam có những giá trị cơ bản nào?
3. Bài mới:
Những ngày cuối 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vô cùng phấn khởi được UNESCO công nhận di sản Cồng, Chiêng là di sản văn hóa thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có Cồng, Chiêng mà con rất nổi tiếng vì những trường ca- sử thi anh hùng mà sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê- đê là tiêu biểu nhất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Nhắc lại định nghĩa về sử thi.
- Có mấy loại sử thi?
- GV liên hệ: Đẻ đất, để nước.
 Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã.
- Sử thi Đăm Săn thuộc loại sử thi nào?
- Nêu vị trí của đoạn trích?
- Tóm tắt nội dung tác phẩm?
-
 GV hướng dẫn HS đọc giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
- Thái độ của Đăm Săn và Mtao Mxây được miêu tả như thế nào ở đầu đoạn trích? 
- Trận chiến diễn ra trong mấy hiệp? Hãy miêu tả từng hiệp đấu? Lấy dẫn chứng minh họa? (thảo luận: theo bàn – 5 phút)
+ Trong hiệp đấu thứ nhất, Đăm săn và Mtao Mxây đã thể hiện sức mạnh của mình như thế nào? Kết quả hiệp đấu 1 như thế nào?
+ Hiệp hai diễn ra như thế nào?
+Chi tiết miếng trầu Hơ Nhị nếm cho Mtao nhưng Đăm Săn giành được có ý nghĩa gì?
+ Hiệp 3 được miêu tả như thế nào?
+ Hiệp 4 được miêu tả như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về vai trò của thần linh trong cuộc chiến này? (chỉ là nhân vật phù trợ, còn quyết định chiến thắng vẫn là Đăm Săn)
- Theo em ý nghĩa của cuộc chiến đấu giữa Mtao Mxây là gì?
- GV giảng: Mặc dầu cuộc chiến của Đăm Săn có mục đích riêng là giành lại vợ nhưng trong hoàn cảnh lịch sử thời đó giành lại vợ chỉ là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi, làm nỗi uy danh của các bộ tộc vì vậy với chiến thắng Mtao Mxây đã dẫn đến việc buôn làng của người anh hùng được mở rộng và cường thịnh hơn, điều đó có ích cho toàn thể cộng đồng. 
- Em có nhận xét gì về hình ảnh Đăm săn qua cuộc đọ sức?
- GV liên hệ: sử thi Xinh Nhã, sử thi Đăm Di.
- Qua hình ảnh dân làng của Mtao Mxây theo ĐS trở về, thể hiện điều gì?
- Cảnh ăn mừng diễn ra như thế nào? 
- Gợi ý “Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm, la nhiều”
- Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong tiệc ăn mừng chiến thắng?
- Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
- Nêu ý nghĩa của đoạn trích?
- GV chốt lại nội dung bài học.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV hướng dẫn HS tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Sơ lược về sử thi dân gian.
- Khái niệm: SGK
- Có 2 loại sử thị:
+ Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành thế giới muôn loài, con người và bộ tộc thời cổ đại.
+ Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và những chiến công của những tù trưởng anh hùng. 
àSử thi Đăm Săn là sử thi anh hùng.
2. Tóm tắt nội dung và vị trí đoạn trích.
- Nội dung: SGK/30.
- Vị trí: nằm ở phần giữa của tác phẩm.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Diễn biến cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây:
- Đăm Săn đến tận nhà của Mtao Mxây thách thức “Ơ diêng! Ơ diêng! ..với ta đấy”
- Mtao Mxây thì ngạo nghễ: “Ta không xuống đâu diêng ơi! trên này cơ mà”à thái độ chọc tức.
- Đăm Săn quyết liệt hơn: “Ngươi không xuống ư!....cho mà xem”.
- Mtao phải xuống đấu. Trước thái độ quyết liệt của Đăm Săn à Mtao Mxây tỏ ra run sợ, do dự, đắn đo.
a. Hiệp 1:
- Mtao Mxây múa khiên trước “kêu lạch xạch như quả mướp khô” -> kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác, chủ quan ngạo mạn
- Đăm Săn: Không nhúc nhích -> bình tĩnh, tự tin.
b. Hiệp 2:
- Đăm Săn múa trước, được miếng trầu Hơ Nhị tiếp sức, Đăm Săn mạnh hẳn lên.
- Mtao Mxây hoảng hốt trốn chạy bước thấp bước cao, hắn chém Đăm Săn nhưng trượt, cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu.
c. Hiệp 3:
Đăm Săn múa rất đẹp và dũng mãnh “chàng múa trên cao như gió bão.chết trụi”, đuổi theo Mtao Mxây, chàng đâm trúng kẻ thù nhưng hắn không thủng, chàng phải nhờ đến thần linh.
d. Hiệp 4:
- Được ông trời giúp sức, đã đuổi theo và giết chết kẻ thù.
- Mtao Mxây ngã lăn ra đất cầu xin nhưng bị Đăm Săn cắt đầu bêu ngoài đường.
à Mục đích đấu tranh là dành lại vợ nhưng cũng là để bảo vệ danh dự, sự giàu mạnh cho cá nhân, buôn làng.
=> Đăm Săn luôn chủ động, thẳng thắn, dũng cảm và mạnh mẽ, với sự giúp đỡ của thần linh, Đăm Săn đã chiến thắng kẻ thù. Đăm Săn là biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh của cộng đồng. Mtao Mxây thì thụ động hèn nhát, khiếp sợ. Mtao Mxây là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác.
2. Tôi tớ của Mtao Mxây đối với Đăm Săn.
- Họ là dân làng của tù trưởng thất trận (Mtao Mxây)
- Đăm Săn 3 lần đi gõ cửa từng nhà kêu gọi dân làng, dân làng đều tình nguyện đi theo Đăm Săn.
=> Họ đều nhất trí đều coi ĐS là tù trưởng, là anh hùng của họ: đó là lòng trung thành của mọi nô lệ đối với ĐS.
- Ý nghĩa: thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng.
3. Cảnh ăn mừng chiến thắng:
- Đăm Săn rất vui, chàng vừa như ra lệnh, vừa như mời mọc: “Hỡi anh em trong nhà! Xin mời tất cả mọi người đến với Không ngớt”
- Quang cảnh trong nhà ĐS: nhà ĐS đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà.
- Hình ảnh Đăm Săn: 
+ Miêu tả hình dáng: Tóc, ngực, tai, mắt, bắp đùi.
+ Vẻ đẹp của sức mạnh: như voi đực, hơi thở ầm ầm như sấm.
+ Miêu tả ăn uống: Mở tiệc linh đình ăn không biết no, uống không biết say, chuyện trò không biết chán
+ Uy danh: tiếng tăm lừng lẫy.
à Vẻ đẹp của ĐS được kết tinh từ sức mạnh, vẻ đẹp và phẩm chất của cộng đồng Ê Đê. Người đọc cảm nhận được niềm tự hào của họ qua nhân vật và qua ngôn ngữ kể chuyện
3. Tổng kết: 
- Nghệ thuật: 
+ Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi.
+ Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến,...
- Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh 
của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại.
v Ghi nhớ: SGK/36.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài cần nắm:
+ Vẻ đẹp của anh hùng Đăm Săn qua đoạn trích.
+ Giá trị nghệ thuật tiêu biểu qua đoạn trích.
- Chuẩn bị bài mới: “Văn bản” (tt): Làm BT1,2,3,4/SGK/37,38 theo yêu cầu câu hỏi của từng bài tập.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 8-9.doc