Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Đại cáo bình ngô

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược.

- Nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hung văn” với sự kết hợp hài hòa của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Bản anh hùng ca tổng kết kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.

- Bản Tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.

- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 95087Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Đại cáo bình ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 
Tiết PPCT: 59-60
Ngày soạn: 02-01-11
Ngày dạy: 04-01-11
ĐỌC VĂN: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
 (BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO)
 NGUYỄN TRÃI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược.
- Nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hung văn” với sự kết hợp hài hòa của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Bản anh hùng ca tổng kết kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Bản Tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.
- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.
2. Kỹ năng:
Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Giáo dục, bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Thuyeát trình, keát hôïp vôùi gôïi môû, thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi?
3. Bài mới:
Mùa Đông 1427, cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi. Mùa Xuân 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình Hậu Lê. Thừa lệnh nhà vua, Nguyễn Trãi viết Đại Cáo Bình Ngô để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong mười năm gian khổ chiến đấu. Từ nay, đất nước Đại Việt đã giành nền độc lập, non sông được thái bình
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Bài cáo ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nêu thể loại của bài thơ?
- Gv giới thiệu sơ lược về đặc điểm thể loại cáo.
- Gv hướng dẫn đọc: giọng tự hào(Đ1), giọng căm phẫn(Đ2), nhỏ, chậm, tha thiết (Đ3), tự hào (Đ4).
- Tư tưởng nhân nghĩa được NT nêu trực tiếp qua những câu văn nào? Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của NT là gì?
- Em hãy đọc kĩ đoạn “Như nước..cũng khác” và cho biết tác giả đã khẳng định quyền độc lập trên những phương diện nào?
- Gv liên hệ so sánh: bài thơ Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt.
- Gv giáo dục cho Hs: niềm tự hào ý thức dân tộc.
- Tác giả đã có cách viết như thế nào để làm nổi bật được niềm tự hào của dân tộc?
- Nguyên nhân nào giặc Minh xâm lược nước ta?
- Tác giả đã lên án những chủ trương cai trị thâm độc nào của giặc Minh? Tại sao nói đây là chủ trương cai trị phản nhân nghĩa?
Thảo luận nhóm: (4 nhóm – 5 phút)
- Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc ? 
- Tìm những câu thơ, từ ngữ, chi tiết về hình tượng người anh hùng, vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn? Thể hiện ý nghĩa gì ?
- Gv liên hệ và giáo dục cho Hs: hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ.
- Nêu những khó khăn của quân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược ?
- Gv liên hệ: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Thuận lợi của dân tộc ta ? Nhận xét chung về thuận lợi trên ?
- Tìm những câu thơ, hình ảnh, chi tiết về bức tranh toàn cảnh, hoành tráng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 
- Gv lựa chọn 1 số trận đánh với hình ảnh tiêu biểu : Trận Bồ Đằng, miền Trà Lân, Lạng Giang, Lạng Sơn )
- Kết thúc bài cáo, Nguyễn Trãi đã tuyên bố điều gì trước toàn thiên hạ? Qua lời tuyên bố ấy em thấy được cảm hứng gì?
- Nêu giá trị nghệ thuật của bài cáo?
- Rút ra ý nghĩa của bài cáo?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Hoàn cảnh ra đời.
Đầu năm 1482, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho đất nước.
2. Thể loại.
Thể loại cáo và theo lối văn biền ngẫu.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Nêu luận đề chính nghĩa.
- Tư tưởng nhân nghĩa: yên dân – trừ bạo.
 “Việc nhân nghĩa  trừ bạo”
-> Tö töôûng nhaân nghóa xuaát phaùt töø muïc ñích, vieäc laøm cuï theå: yeâu nöôùc thöông daân, choáng xaâm löôïc.
- Tư cách độc lập của dân tộc:
 “Như nước Đại việt cũng khác”
à Khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực, lãnh thổ, phong tục, tập quán và sự ý thức về sức mạnh của dân tộc.
- Tác giả so sánh Đại Việt và Trung Quốc -> Nước ta hoàn toàn ngang hàng và bình đẳng với Trung Quốc.
=>Bằng tiết tấu nhanh, gọn, giọng văn sảng khoái, lập luận chặt chẽ, căn cứ vững chắc, tác giả cho thấy nước ta hoàn toàn có tư cách độc lập.
b. Bản cáo trạng tội ác của giặc.
- Vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh: mượn danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”để chiếm nước ta. 
- Tố cáo những chủ trương cai trị của giặc Minh: 
+ Tàn sát người vô tội: nướng dân đen, vùi con đỏ.
+ Bóc lột dã man: thuế khóa, phu phen.
+ Huỷ diệt cả môi trường sống “vét sản vậtcây cỏ”
àTội ác tầy trời, vô nhân đạo.
- Nghệ thuật: 
+ Hình ảnh chân thực, giàu tính biểu trưng, khái quát
+ Đối lập: đau khổ của nhân dân vô tội><sự tàn ác của kẻ thù xâm lược.
+ Lấy cái vô hạn để nói cái vô hạn, vô cùng/vô cùng.
+ Lời văn đanh thép, thống thiết.
=>Tác giả đứng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác của giặc để bảo vệ quyền sống cho nhân dân.
c. Quá trình kháng chiến vá chiến thắng.
- Hình tượng vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn :
+ Xuất thân: chốn hoang dã, xưng hô dư (tôi).
+ Phi thường: ngẫm thù lớn..căm giặc nước, đau lòng, nhức óc, nếm mật, nằm gai, quên ăn, băn khoăn.
+ Đề cao vai trò của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa.
àLòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước thương dân với quyết tâm chiến đấu chống giặc -> tâm trạng của Lê Lợi cũng là tâm trạng chung của toàn dân.
- Buổi đầu cuộc khỏi nghĩa gặp vô vàn khó khăn, vất vả, gian khổ và thiếu thốn.
- Khởi nghĩa không ngừng lớn mạnh, quân giặc liên tiếp thất bại thảm hại và nhục nhã.
- Thể hiện sự nhân nghĩa, lòng nhân đạo, yêu chuộng hoà bình và chính nghĩa của quân dân ta: tha chết cho chúng, cấp ngựa, cấp lương thực, cấp thuyền cho chúng trở về nước.
=>Khắc sâu chiến thắng oanh liệt của dân tộc và phơi bày sự thất bại nhục nhã của kẻ thù -> thể hiện lòng tự hào dân tộc .
d. Lời tuyên cố hòa bình, độc lập.
- Nguyễn Trãi thay Lê Lợi tuyên bố sự nghiệp “ Bình Ngô phục quốc” đã thành công, nền độc lập đã đựơc lập lại.
- Ca ngợi và tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp, bước vào kỉ nguyên mới.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật :
+ Bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê.
+ Giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoàng tráng.
- Ý nghĩa: bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dâ Đại Việt ; bản Tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình.
v Ghi nhớ : SGK/23.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng đoạn thơ (đoạn 1) và nắm nội dung sau:
+ Nêu cao luận đề chính nghĩa.
+ Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh.
+ Quá trình của cuộc kháng chiến.
+ Lời tuyên bố hòa bình độc lập.
- Chuẩn bị bài mới: “Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh”:
+ Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
+ Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
+ Bài tập/SGK/27: theo yêu cầu của câu hỏi.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 59-60.doc