Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Đọc tiểu thanh kí

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ.

- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ.

- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.

2. Kỹ năng:

Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

Thông cảm cho số phận người phụ nữ bất hạnh.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 61772Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Đọc tiểu thanh kí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 
Tiết PPCT: 40
Ngày soạn: 01-11-10
Ngày dạy: 03-11-10
ĐỌC VĂN: ĐỌC TIỂU THANH KÍ
 (ĐỘC TIỂU THANH KÍ)
 NGUYỄN DU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ.
- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ.
- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Thông cảm cho số phận người phụ nữ bất hạnh.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi ý, vấn đáp, bình và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh ngày hè? Phân tích vẻ đẹp của bức tranh ngày hè trong bài thơ?
3. Bài mới:
Từ tiếng thơ “rưng rưng” khi viết về cô Cầm, người đàn bà gảy đàn ở Long Thành đến Đạm Tiên, Thúy Kiều, dường như mọi nỗi đau khổ của cuộc đời trong xã hội cũ, Nguyễn Du dành sự chia sẻ và cảm thông cho người phụ nữ. Trong cuộc đời và số phận bất hạnh ấy, ta không thể quên Tiểu Thanh sống cách Nguyễn Du trên ba trăn năm. Nguyễn Du đã tìm thấy tiếng nói đồng cảm với cuộc đời của nàng. Để thấy được tấm lòng ấy của Nguyễn Du như thế nào, ta tìm hiểu bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi.
- Nêu hiểu biết của em về nhân vật Tiểu Thanh? 
- GV giải thích về nhan đề của bài thơ.
- Nêu xuất xứ của bài thơ?
- GV chốt nội dung chung.
- Gv hướng dẫn đọc: giọng xót xa, thương cảm.
- Cảm nhận của em về cảnh được nói đến trong câu 1? 
- Gò hoang, mảnh giấy tàn gợi cho em liên tưởng gì? 
- Thổn thức bày tỏ tình cảm gì của ND? ND bày tỏ tình cảm đó bằng cách nào?
- Son phấn, văn chương ngụ ý chỉ điều gì? Việc ND hận cho tài, sắc của Tiểu Thanh bị vùi dập giúp em hiểu gì về tấm lòng của ND ?
- GV liên hệ Truyện Kiều.
-Theo em tại sao ND lại có sự đồng cảm sâu sắc như vậy với Tiểu Thanh? Thảo luận: (cặp đôi-4 phút)
- GV nhận xét, bổ sung- cho điểm.
-Từ nỗi đau, nỗi hận của TT, ND khái quát lên thành nỗi hận kim cổ.
- Em hiểu nỗi hờn/ hận ở đây là gì? - Án phong lưu là án gì?
- Cách nói khách tự mang giúp em hiểu gì về độ cảm thông của tác giả?
- GV liên hệ (Huy Cận)
- Hai câu cuối ND nói về điều gì? Tại sao nhà thơ lại nhắn nhủ như thế? 
- GV liên hệ (Xuân Diệu)
Ba trăm năm nữa mơ màng
Ai trong thiên hạ khóc chàng Tố Như
- Liên hệ mạch cảm xúc của nhà thơ trong toàn bài thơ?
- Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ?
- Nêu ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tiểu dẫn: 
- Câu chuyện về nàng Tiểu Thanh: (SGK).
- Cách giải thích tên bài thơ :
+ Tập thơ của nàng Tiểu Thanh.
+ Truyện viết về nàng Tiểu Thanh.
2. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”
Là bài thơ in trong tập “Thanh Hiên thi tập” viết bằng chữ Hán của Nguyễn Du -> bày tỏ lòng cảm thông của ông với số phận Tiểu Thanh – người tài hoa bạc mệnh.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc- chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Hai câu đề: 
- Sự thay đổi phũ phàng, nghịch lý của cảnh vật:
 cảnh đẹp >< nay)
+ Gò hoang: gò Cô Sơn – nơi Tiểu Thanh sống cô độc.
+ Mảnh giấy tàn: phần thơ còn sót lại của Tiểu Thanh.
à Gợi nhắc số phận bất hạnh của Tiểu Thanh.
- Thổn thức: nỗi lòng thương cảm của Nguyễn Du trước tình cảnh trớ trêu trong cuộc đời Tiểu Thanh.
=> Tiếng than dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể”của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn.
b. Hai câu thực: 
- Son phấn : chỉ nhan sắc ND ngưỡng mộ, đề cao 
 Văn chương:chỉ tài năng tài sắc của Tiểu Thanh.
- Son phấn - thần : chôn – hận tài sắc bị vùi dập
 Văn chương -mệnh:đốt -vương đau - hận cho số
 phận.
àND xót xa cho số phận tài hoa - bạc mệnh.
c. Hai câu luận: 
- Nỗi hờn kim cổ: nỗi hận muôn đời( xưa – nay) 
- Án phong lưu : án oan vì nết sống phong nhã.
- Khách tự mang: Nguyễn Du tự coi mình là người cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc án oan lạ lùng vì nết sống phong nhã. (cùng thân phận với Tiểu Thanh)
àND từ thương xót, hận cho Tiểu Thanh – bàn rộng ra cái hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ.
=> Sự cảm thông sâu sắc đến độ “ tri âm tri kỉ”
d. Hai câu kết:
- Lời tự vấn với người đời sau:“chẳng biết  chăng”
àMong ước có sự cảm thông, đồng cảm giữa những con người biết quý trọng giá trị văn chương, nghệ thuật.
=> Niềm tự thương, tự đau đến cực độ vì thiếu tri âm tri kỉ. 
 Bài thơ mở đầu bằng khóc người, thương người và kết thúc bằng khóc mình, thương mình – khóc người, thương người là sự mênh mông cao cả của trái tim nhân đạo. Khóc mình, thương mình là sự sâu sắc của tư tưởng nhân văn. 
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
+ Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí.
- Ý nghĩa: Niềm cảm thông mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.
v Ghi nhớ: SGK/134.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ (phần dịch thơ – Vũ Tam Tập) và nắm nội dung:
+ Dựa vào nội dung bài thơ, lí giải tại sao Nguyễn Du lại có sự đồng cảm, tri âm sâu sắc với Tiểu Thanh?
+ Em hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du được gửi gắm trong bài thơ này?
- Chuẩn bị bài mới: “Hứng trở về” và “Cáo bệnh bảo mọi người”: theo câu hỏi gợi ý SGK.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 40.doc