Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Hồi trống Cổ Thành

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa.

- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Hồi trống Cổ Thành – hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.

- Tính chất kể chuyện biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao.

2. Kỹ năng.

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.

3. Thái độ.

Rèn luyện lối sống tích cực: ngay thẳng, trượng nghĩa.

C. PHƯƠNG PHÁP.

Phát vấn, diễn giảng, thảo luận.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định lớp.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5451Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Hồi trống Cổ Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
 (TRÍCH TAM QUỐC DIỄN NGHĨA)
 LA QUÁN TRUNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa.
- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Hồi trống Cổ Thành – hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.
- Tính chất kể chuyện biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao.
2. Kỹ năng.
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.
3. Thái độ.
Rèn luyện lối sống tích cực: ngay thẳng, trượng nghĩa.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Phát vấn, diễn giảng, thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
2. Bài cũ: kiểm tra cho điểm phần bài mới
3. Bài mới.
 Đọc Tam quốc chúng ta không thể quên được 3 anh em: Lưu, Quan, Trương. Kết nghĩa vườn đào cùng nhau khôi phục nhà Hán đã trở thành một biểu tượng đẹp cho lòng thủy chung, son sắt của tình bằng hữu. Điều đó được thử thách trong thực tế chiến đấu hàng trăm trận đẫm máu với quân thù. Có những giây phút tình thế như ngàn cân treo sợi tóc, có những lúc họ lầm lạc nghi ngờ lẫn nhau, có những lúc kẻ thù xảo trá dùng mưu mô chia rẽ, quyến rũ họ. Nhưng đối với họ lòng trung thành với lời thề kết nghĩa năm xưa là thiêng liêng nhất. Để hiểu rõ hơn điều đó chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay: Hồi thứ 28 với tựa đề: Hồi trống cổ thành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Trình bày những nét chính về tác giả La Quán Trung?
- Vị trí của đoạn trích?
- Nội dung chính của Hồi trống Cổ Thành?
- Các em đã đọc kĩ ở nhà rồi bây giờ hãy xem đoạn phim.
- Đoạn trích có thể chia thành mấy phần: nội dung của từng phần?
+ Qua đoạn trích cho thấy tính cách nhân vật Trương Phi như thế nào?
- Khi nghe Quan Công đến Trương Phi đã có những hành động như thế nào? Em hãy nhận xét hành động đó?
- Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?
- Chi tiết Trương Phi buộc Quan Công chém Sái Dương. Điều này chứng tỏ Trương Phi có sáng suốt không? Vì sao?
THẢO LUẬN THEO BÀN: 3 phút
- Có ý kiến cho rằng: “nóng như Trương Phi”, còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải là nóng nảy do cá tính gàn dở. Em có đồng ý không? Vì sao?
+ Theo em, đối với Trương Phi thì lời nói và việc làm cái nào quan trọng? Khi biết sự hiểu lầm của bản thân, Trương Phi đã có thể hiện như thế nào?
- Em có nhận xét gì về nhân vật Trương Phi?
- Gv liên hệ: “Nóng như Trương Phi”
- Quan Công được hiện lên qua đoạn trích như thế nào?
- Nhân xét về hành động, tính cách và thái độ của Quan Công?
- Gv giáo dục cho Hs lối sống ngay thẳng.
- Theo em, hối trống Cổ Thành trong đoạn trích có những ý nghĩa nào?
- Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
- Rút ra ý nghĩa của đoạn trích?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả:
- La Quán Trung(1330-1400), tên thật là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, ông sinh ra tại vùng Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây cũ.
- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử, là người có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh-Thanh ở Trung Quốc.
2. Đoạn trích:
- Vị trí: Hồi thứ 28/120.
- Nội dung: thuật lại việc Quan Công đi tìm minh chủ Lưu Bị, qua năm cửa ải, chém sáu tên tướng Tào, về đến Cổ Thành bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa, quyết sống mãi với người anh em.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Nhân vật Trương Phi.
- Tính cách: “Thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi”.
- Khi nghe Quan Công đến: Chẳng nói chẳng rằng, mặc giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn 1000 quân đi tắt ra cửa Bắc.
=> Hành động khác thường.
- Khi gặp mặt Quan Công: Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công. Xưng hô: “mày”’ “Tao”.
=> Cơn giận bùng lên giữ dội, đối với kẻ bội nghĩa chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo.
- Khi Quan Công thanh minh, hai chị dâu nói giúp: Kiên quyết phản đối, nghi ngờ “Hai chị bị lừa dối đấy, trung thần thà chịu chết chư không chịu nhục có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ”, mắng Tôn Càn.
=> Cái nghi ngờ của bậc trượng phu hào kiệt không chấp nhận trung thần thờ 2 chủ.
- Khi thử thách Quan Công: Thẳng cánh đánh trống: thái độ mạnh mẽ, dứt khoát: “Đánh 3 hồi trống mày phải chém được tên tướng ấy”
=> Cách thử thách khó khăn, tinh tế.
- Khi biết rõ sự thật: Rỏ nước mắt, khóc thụp lạy Vân Trường.
=> Cảm động, chân thành, biết phục thiện.
ó Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy, trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói chỉ tin việc làm, nhưng biết cầu thị, khoan dung và biết phục thiện.
b. Nhân vật Quan Công.
- Hành động:
+ Tránh né và không phản kích.
+ Chấp nhận lời thử thách, nhanh chóng chém tướng Tào là Sái Dương để minh oan cho bản thân.
-> Từ tốn, độ lượng, lòng trung nghĩa.
- Thái độ, ngôn ngữ:
+ Ngạc nhiên trước hành động của Trương Phi;
+ Nhún nhường, thanh minh: “Hiền đệ; ta thế nào là bội nghĩa?, đừng nói vậy oan uổng quá!...”
àQuan Công là người trí dũng song toàn, biết tiến thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế “tình ngay lí gian”, có lòng trung nghĩa.
c. Âm vang hồi trống Cổ Thành.
- Tạo nên không khí chiến trận hào hùng.
- Mang tính chất thử thách, đoàn tụ, minh oan, giải nghi..
- Là biểu tượng của lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm.
- Thể hiện rõ tính cách của Trương Phi, tài năng và lòng trung nghĩa của Quan Công.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính.
+ Lời kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.
- Ý nghĩa: đề cao lòng trung nghĩa.
v Ghi nhớ: SGK/79.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học cần nắm nội dung sau:
+ Nhân vật Trương Phi và Quan Công.
+ Âm vang hồi trống Cổ Thành.
- Chuẩn bị bài mới: “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”:
+ Tính cách nhân vật Tào Tháo.
+ Tính cách nhân vật Lưu Bị.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 77-78.doc