Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhàn

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Bước đầu hiểu được quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.

- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.

2. Kỹ năng:

Đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.

3. Thái độ:

Sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 49835Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:15 
Tiết PPCT: 43
Ngày soạn: 14-11-10
Ngày dạy: 16-11-10
ĐỌC VĂN: NHÀN
 NGUYỄN BỈNH KHIÊM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Bước đầu hiểu được quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ:
Sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, gợi ý và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí. Vì sao Nguyễn Du cho rằng mình là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh?
3. Bài mới: Sống gần trọn thế kỷ thứ XVI, NBK đã chứng kiến bao diều bất công ngang trái của XH PK thối nát, xót xa khi thấy sự băng hoại đạo đức con người. Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần, dâng sớ xin Vua chém 14 tên loạn thần. Vua không nghe ông cáo quan về sống ở quê nhà với triết lý: “nhàn một ngày là tiên một ngày”. Ñeå hieåu quan nieäm soáng “Nhaøn” cuûa Nguyeãn Bænh Khieâm nhö theá naøo ta ñi vaøo tìm hieåu baøi thô “nhaøn” cuûa oâng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi.
- Nêu vài nét sơ lược về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm?
- Bài thơ được trích từ tập thơ nào? Thuộc thể thơ nào?
- Gv giải thích về nhan đề bài thơ.
- Gv hướng dẫn cách đọc cho Hs: giọng nhẹ nhàng, thong thả, hóm hỉnh.
- Cách dùng danh từ và số đếm trong câu 1 cho thấy điều gì về hoàn cảnh sống của tác giả?
- Từ láy “thơ thẩn” gợi lên phong thái gì của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
- Phân tích nhịp điệu của hai câu thơ đầu để tìm hiểu tâm trạng của tác giả?
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở câu 3,4?
- Quan niệm về “dại” “khôn” của tác giả như thế nào?
- Gv liên hệ:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy là dại khôn”
- Em hiểu thế nào là “nơi vắng vẻ, chốn lao xao”?
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong hai câu 5,6 có gì đáng lưu ý?
- Từ thức ăn và cách sinh hoạt của tác giả, em hãy cho biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi quê nhà?
- Qua 4 câu thơ vừa tìm hiểu ,theo em quan niệm sống nhàn như NBK là sống thế nào?
- Đọc kĩ chú thích để hiểu điển tích trong hai câu cuối. Qua điển tích đó, em thấy tác giả quan niệm như thế nào về phú quý?
- Nhân cách của tác giả là nhân cách như thế nào? Trong xã hội đương thời ,quan niệm sống của tác giả có tích cực không? Vì sao? (thảo luận nhóm: 4 nhóm – 5 phút)
- Gv giáo dục cho Hs: qua bài thơ em học tập được gì trong cách sống của tác giả?
- Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Rút ra ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), quê Hải Phòng.
- Là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi.
- Là một nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm.
- Xuất xứ: trích Bạch Vân quốc ngữ thi.
- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc – giải thích từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Hai câu đề.
- Danh từ: mai, cuốc, cần câu -> cụ thể.
- Cách dùng số đếm: mộtmột-> điểm lại vật dụng cần thiết.
- Từ láy: “thơ thẩn”: ung dung, thảnh thơi.
- Cách ngắt nhịp: 2/2/3
àHoàn cảnh sống đơn sơ, tâm trạng ung dung, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
b. Hai câu thực.
- Nghệ thuật đối lập: ta / người
 dại / khôn
 nơi vắng vẻ / chốn lao xao.
->Vận dụng cách nói ngược nghĩa: dai – khôn. 
->Cách xử thế tỉnh táo, sáng suốt.
àXa lánh chốn quan trường hiểm ác, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.
c. Hai câu luận.
- Thức ăn: Thu (măng trúc), đông (giá) 
- Sinh hoạt: xuân (tắm hồ sen), hạ (tắm ao
->bức tranh bốn mùa với hương sắc mùi vị khác nhau, sống hòa hợp với thiên nhiên.
àquan niệm sống nhàn: sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức ăn có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưa cầu, tranh đoạt.
d. Hai câu kết.
- Thiên nhiên là bạn tri âm, tri kỉ.
- Mượn điển cố xưa ->thái độ coi thường công danh, phú quý.
à Triết lí sống nhàn: giữ cốt cách thanh cao, coi thường danh lợi.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng phép đối, điển cố.
+ Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà giàu chất triết lí.
- Ý nghĩa: Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.
v Ghi nhớ: SGK/130.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài.
- Chuẩn bị bài mới: “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” (tt):
+ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
+ Làm BT1,2,3/SGK/127.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 43.doc