Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nỗi thương mình

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được tâm trạng của Kiều trong cảnh ngộ từ một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng bị đẩy vào chốn lầu xanh nhơ bẩn.

- Cảm nhận được tấm lòng trân trọng, sự cảm thong sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Nỗi thương thân và sự tự ý thức vè nhân phẩm của Kiều.

- Sử dụng các phép tu từ, hình thức đối xứng.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 25087Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nỗi thương mình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 
Tiết PPCT: 88
Ngày soạn: 08-03-11
Ngày dạy: 10-03-11
ĐỌC VĂN: NỖI THƯƠNG MÌNH
 (TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
 NGUYỄN DU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được tâm trạng của Kiều trong cảnh ngộ từ một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng bị đẩy vào chốn lầu xanh nhơ bẩn.
- Cảm nhận được tấm lòng trân trọng, sự cảm thong sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Nỗi thương thân và sự tự ý thức vè nhân phẩm của Kiều.
- Sử dụng các phép tu từ, hình thức đối xứng.
2. Kỹ năng.
- Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình.
- Rèn kĩ năng phân tích những câu thơ hay.
3. Thái độ.
Giáo dục cho HS lòng nhân ái, thái độ lên án những thế lực đã chà đạp lên quyền sống của con người.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phân tích, bình giảng, thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
Đọc thuộc lòng 14 câu thơ đầu trong đọc trích “Thề nguyền”? Phân tích vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều trong đoạn trích?
3. Bài mới.
Đương thời và nhiều thập kỷ sau, không phải người nào cũng đồng cảm, thương xót nàng Kiều, nhất là với đoạn đời nàng phải làm kĩ nữ. Nguyễn Công Trứ đã từng lên án: Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm, Tản Đà cũng viết: Đôi hàng nước mắt đôi làn sóng- Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan. Vậy Nguyễn Du có thái độ và tình cảm như thế nào với Kiều trong đoạn trường ấy, chúng cùng tìm hiểu...
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn SGK.
- Hãy cho biết vị trí của đoạn trích? 
- GV giải thích về nhan đề của đoạn trích.
- Đoạn trích chia mấy đoạn? nội dung mỗi đoạn là gì?
- Gv chốt nội dung chung.
- Gv hướng dẫn đọc: giọng trầm buồn thể hiện niềm xót xa, thương cảm.
- Gv hướng dẫn cho HS tìm hiểu từ khó qua chú thích 
- Thúy Kiều đã rơi vào hoàn cảnh như thế nào? Nguyễn Du đã mượn hòan cảnh ấy ra sao? Cách miêu tả ấy đạt đựơc hịêu quả gì?
- Gv cho Hs thảo luận nhóm (theo bàn – 4 phút).
+ Không gian và thời gian nghệ thuật trong đoạn trích? Không gian và thời gian nghệ thuật đó có ý nghĩa gì khi miêu tả tâm trạng, nỗi niềm của Thúy Kiều?
- Gv liện hệ: bài thơ Tự tình – Hồ Xuân Hương.
+ Nghệ thuật gì được sử dụng trong đoạn trích? So sánh, suy nghĩ về 4 câu thơ “ khi sao.bấy thân”? Hiện tại và quá khứ ra sao?
- Sống trong hoàn cảnh lầu xanh, Thúy Kiều đã có thái độ và tâm trạng như thế nào?
- Gv giải thích: “xuân”
- Nỗi cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều được thể hiện như thế nào trong những câu thơ cuối?
- Gv liên hệ: thơ của Nguyễn Du.
 “Vầng trăng vằng vặc giữa trời”
 “Vầng trăng ai xẻ làm đôi”
- Gv liên hệ và so sánh từ “gượng” trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. 
- Hãy trình bày mối quan hệ giữa cảnh và tình?
- Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối “Vui là vui..với ai”?
- Giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo của tác giả trong đoạn trích?
- Gv liên hệ và giáo dục cho Hs: trong xã hội ngày nay có còn những nỗi đau như Kiều nữa không? Nếu có thì bản thân em cần phải làm những gì?
- Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
- Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 
- Gv hướng dẫn tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Vị trí: Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong Truyện Kiều miêu tả cảnh sống ô nhục của Kiều ở lầu xanh
2. Bố Cục: chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Câu 1 à 4 : tình cảnh trớ trêu
+ Đoạn 2: Câu 5 à 12 : tâm trạng, nỗi niềm của Kiều
+ Đoạn 3: Phần còn lại ( 13 à 21) : Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc- chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Cuộc sống ở lầu xanh.
 “Biết baoxót xa”
- Bướm, ong, cuộc say, trận cười,->ước lệ, tượng trưng, đảo ngữ, đối xứng ->cảnh sinh hoạt xô bồ, nhộn nhịp.
- Tống Ngọc, Trường Khanh ->điển tích, điển cố.
-> Cảnh sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều phải tiếp khách làng chơi triền miên ngày tháng. Đây quả là một tình cảnh trớ trêu của cuộc đời Kiều: bị chà đạp, vùi dập thân xác, nhân phẩm.
b.Tâm trạng và nỗi niềm của Thúy Kiều.
- Không gian: lầu xanh
- Thời gian: tàn canh ->ban đêm.
- Tâm trạng:
+ Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, “giật mình” đối diện với chính mình, nàng tự dày vò xót xa cho thân phận, và ý thức về nhân phẩm bị giày xéo, chà đạp .
+ Điệp từ: “mình” ->nhấn mạnh vào nỗi đau đến cùng cực.
+ Khi sao phong gấm >< Giờ sao tan tác.
 quá khứ (hạnh phúc) >< hiện tại (chà đạp)
-> Hình thức tiểu đối, điệp từ “sao” và cách dùng cụm từ đan xen, hình ảnh so sánh, hỏi dồn dập càng nhấn mạnh, khắc sâu thân phận bị chà đạp, vùi dập phũ phàng.
+ “Mặc người  là gì”-> Kiều tự tách mình ra khỏi cuộc sống lầu xanh – tự thấy cô độc, thương tiếc thân phận – cuộc sống không ý nghĩa, không niềm vui.
à Sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận.
c. Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều.
- Cuộc sống thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (vẻ đẹp nên thơ bốn mùa); thú vui cầm, kì, thi, họa ->cảnh vật đối với Kiều là sự giả tạo, Kiều không tìm được tri âm, nàng thờ ơ với tất cả cảnh vật xung quanh. 
- “Cảnh nào  bao giờ?”
Sống trong chốn thanh lâu dập dìu, Kiều tự thương tự đau xót xa cho thân phận phũ phàng của mình (tả cảnh ngụ tình) 
- Điệp từ: vui, ai.và câu hỏi tu từ: là tiếng kêu đến xé lòng của con người “tài sắc mà bạc mệnh”
àNguyễn Du đề cao giá trị nhân văn, cảm thông sâu sắc với số phận của Kiều và lên án xã hội gay gắt.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Khai thác triệt để các hình thức đối xứng
+ Sử dụng ước lệ, điệp từ,
- Ý nghĩa: Nỗi xót xa, đau đớn của Kiều khi sống ở lầu xanh và sự ý thứa cao về nhân phẩm của nàng
v Ghi nhớ: SGK/108.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng đoạn thơ và nắm nội dung cơ bản sau:
+ Cuộc sống của Kiều khi ở lầu xanh.
+ Tâm trạng và nỗi niềm của Kiều.
+ Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều.
- Chuẩn bị bài mới: “Chí khí anh hùng”:
+ Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu đầu).
+ Lí tưởng anh hùng của Từ Hải (14 câu còn lại).
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 88.doc