Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được một cách hệ thống các tri thức về đặc trưng, thể loại, giá trị của tác phẩm văn học dân gian qua các tác phẩm đã học.

- Biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu các tác phẩm văn học dân gian cụ thể.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

Đặc trưng, thể loại, các giá trị cơ bản của văn học dân gian qua hệ thống các tác phẩm vừa học.

2. Kỹ năng:

Nhận biết một cách có ý thức về các tác phẩm văn học dân gian.

3. Thái độ:

Biết quý trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

C. PHƯƠNG PHÁP.

 Gợi ý, vấn đáp và thảo luận.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 21688Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 
Tiết PPCT: 33
Ngày soạn: 20-10-10
Ngày dạy: 23-10-10
ĐỌC VĂN: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được một cách hệ thống các tri thức về đặc trưng, thể loại, giá trị của tác phẩm văn học dân gian qua các tác phẩm đã học.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu các tác phẩm văn học dân gian cụ thể.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
Đặc trưng, thể loại, các giá trị cơ bản của văn học dân gian qua hệ thống các tác phẩm vừa học.
2. Kỹ năng:
Nhận biết một cách có ý thức về các tác phẩm văn học dân gian.
3. Thái độ:
Biết quý trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi ý, vấn đáp và thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Đọc những bài ca dao nội dung hài hước mà em đã sưu tầm được.
3. Bài mới:
Để củng cố, hệ thống hóa được tất cả kiến thức của văn học dân gian mà chúng ta đã được học là một việc rất khó. Qua bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hệ thống hóa và ghi nhớ được kiến thức về văn học dân gian tốt hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Thế nào là văn học dân gian? 
- Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào? Lấy ví dụ minh họa?
- Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại? Kể tên? Lấy ví dụ cho từng thể loại?
I. NỘI DUNG ÔN TẬP.
1. Khái niệm và đặc trưng và thể loại của VHDG.
a. Khái niệm. (SGK)
b. Đặc trưng.
- Tính tập thể.
- Tính truyền miệng.
- Tính thực hành.
c. Thể loại. có 12 loại. (SGK)
2. Đặc trưng chủ yếu của một số thể loại VHDG.
Thể loại
Mục đích
Hình thức
Nội dung
Kiểu nhân vật
Nghệ thuật
Sử thi
Ngợi ca phẩm chất anh hùng, khát vọng phát triển cộng đồng của người xưa
Hát ,kể
Xã hội đang ở thởi kỳ công xã nguyên thủy.
Người anh hùng.
So sánh, phóng đại. 
Truyền thuyết
Phản ánh lý giải các sự kiện, các biến cố lịch sử của cả cộng đồng
Kể; diễn xướng
Kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử có kết hợp với yếu tố kỳ ảo.
Nhân vật lịch sử 
Hoang đường , kỳ ảo
Truyện cổ tích
Thể hiện mơ ước, khát vọng của nhân dân về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc
Kể
Cuộc xung đột giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và gian tà.
Người nhỏ bé, bất hạnh.
Hư cấu
Truyện cười
Mua vui, giải trí, phê phán.
Kể
Những thói hư tật xấu trong xã hội.
Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu.
Ngắn gọn, phóng đại.
- Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của ca dao?
- Gv cho HS đọc lại đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và trả lời câu hỏi:
+ Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là gì?
+ Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó?
- Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu – Trọng Thủy trong truyện ADV và MC – TT, hãy lập bảng và ghi nội dung theo mẫu.
- Gv hướng dẫn HS thảo luận BT3: (3 tổ - 4 phút)
+ Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ thụ động đến kiến quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
+ Hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm rõ điều đó?
- Hs làm bài tập nhanh: (theo phiếu học tập)
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn HS tự học.
- Gv định hướng cho HS làm bài tập ở nhà.
3. Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của ca dao.
- Ca dao than thân thường là lời than của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình bạn cao đẹp, tình yêu lứa đôi thắm thiết maën nồng, nỗi nhớ nhung da diết và tình yêu thủy chung. 
- Ca dao hài hước phê phán những thói hư tật xấu của con người và nói lên tinh thần lạc quan của người lao động trong cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả. 
- Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nói quá, nói giảm. 
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
1. BT1/101.
- Nghệ thuật: so sánh, phóng đại, trùng điệp.
- Hiệu quả NT: tôn cao vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong một khung cảnh hoành tráng.
2. BT2/101.
Cốt lõi lịch sử
Bi kịch được hư cấu
Chi tiết hoang đường, kì ảo
Kết cục của bi kịch
Bài học rút ra
Cuộc xung đột giữa ADV – TĐ thời kì Au Lạc (TCN)
Bi kịch tình yêu lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia.
Thần Kim Quy, lẫy nỏ thần, ngọc trai- giếng nước, Kim Quy rẽ nước, dẫn ADV xuống biển.
Mất tất cả:
Tình yêu
Gia đình
Đất nước
Caûnh giaùc giöõ nöôùc, khoâng chuû quan, khoâng nheï daï, caû tin.
3. BT3/101.
- Giai đoạn đầu: Thụ động, yếu đuối, khó khăn-> khóc-> không biết làm gì chỉ nhờ vào giúp đỡ Bụt.
- Giai đoạn sau: Kiên quyết đấu tranh giành cuộc sống và hạnh phúc. Không còn giúp đỡ ->hoá thân để sống ->kiếp người
àBan đầu chưa ý thức thân phận, mâu thuẫn chưa căng thẳng, bụt giúp nên Tấm thụ động. Về sau mâu thuẫn quyết liệt một mất một còn buộc Tấm phải đấu tranh- >đó là sức trổi dậy mãnh liệt của con người khi bị vùi dập, cái thiện thắng ác -> hợp lí, truyện hấp dẫn, tạo sự đồng cảm.
4. BT4.
Gv đọc tên một số tác phẩm thuộc VHDG cho Hs phát hiện tác phẩm đó thuộc thể loại nào trong 12 thể loại.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài cần nắm nội dung sau:
+ Khái niệm, thể loại và đặc trưng của VHDG.
+ Lập bảng so sánh các thể loại của VHDG.
+ Hoàn thiện tất cả các bài tập vào vở soạn.
- Chuẩn bị bài mới: “Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”:
+ Các thành phần và các giai đoạn phát triển của VH trung đại.
+ Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của VH trung đại.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 33.doc