Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Phú sông bạch đằng

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú song Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.

- Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài Phú song Bạch Đằng.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.

- Sử dụng lối “chủ - khách đôi đáp”, cách dung hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng.

2. Kỹ năng:

Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 64450Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Phú sông bạch đằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:19 
Tiết PPCT: 57
Ngày soạn: 28-12-10
Ngày dạy: 30-12-10
ĐỌC VĂN: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
 (BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ) 
 TRƯƠNG HÁN SIÊU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú song Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài Phú song Bạch Đằng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
- Sử dụng lối “chủ - khách đôi đáp”, cách dung hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phát vấn, gợi ý và kết hợp thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Kiểm tra vở soạn 3-4 học sinh.
3. Bài mới: Việt Nam là đất nước của những dòng sông. Những dòng sông xanh biếc hiền hòa hay ngầu đỏ phù sa không chỉ bồi đắp bồi bãi mà còn là nới chiến trường thủy chiến, nơi ghi dấu những chiến thắng, những chiến công vang lừng của dân tộc VN trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, Sông Bạch Đằng là một dòng sông nổi tiếng đẹp, nơi đây đã trở thành niềm tự hào của quân và dân Đại Việt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn SGK.
- Nêu vài nét sơ lược về tác giả Trương Hán Siêu?
- Bài thơ thuộc thể loại nào?
- Nêu hiểu biết của em về thể phú?
- Gv giảng thêm về thể phú:
+ Thể phú: một thể văn cổ của TQ, du nhập vào VN từ sớm. Có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu: nhằm miêu tả phong cảnh, kể sự việc, bàn chuyện đời.
+ Phú có 2 loại: Phú cổ thể (ra đời trước dời Đường); phú Đường luật (có vần, có đối)
- Bài phú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Gv giảng: Sông Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển, nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi lưu dấu chiến tích LS Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán và nhà Trần tiêu diệt quân Nguyên Mông.
- Nhân vật “khách” dạo chơi với mục đích và tư thế như thế nào?
- Tráng chí của nhân vật khách được thể hiện như thế nào qua việc tác giả khắc họa những địa danh? Đặc biệt là hình ảnh con sông Bạch đằng?
- Trước con sông lịch sử Bạch Đằng, tác giả đã có cảm xúc như thế nào? Hãy lí giải cảm xúc đó? Tâm trạng đó được diễn tả bằng những câu văn như thế nào?
(Thảo luận: theo bàn – 4 phút)
- Các bô lão là ai? Họ có vai trò gì trong bài phú? 
- Chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của các bô lão? Thái độ, giọng điệu của họ như thế nào trong khi kể chuyện?
- Sau lời kể về chiến tích các bô lão đẫ thể hiện những suy ngẫm gì?
- Qua lời bình của các bô lão, trong các yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng?
- Lời ca của khách nhằm khẳng định điều gì?
- Nêu những giá trị nghệ thuật của bài phú?
- Rút ra ý nghĩa của văn bản?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
- Trương Hán Siêu:(? - 1354), quê Ninh Bình.
- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm.
- Ông từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên – Mông, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.
2. Tác phẩm.
- Thể loại: phú cổ thể.
- Hoàn cảnh ra đời: khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Hình tượng nhân vật “khách”.
- “Khách” dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí của đất nước,bồi bổ tri thức.
- “Khách”xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao:
 “Nơi có người đi..còn tha thiết”
- Tráng chí của khách được gợi lên qua 2 loại địa danh (Trung Quốc và Việt Nam), bằng những hình ảnh không gian rộng lớn: biển lớn (lướt bể chơi trăng), sông hồ (Tam Ngô, Ngũ Hồ ), và bằng cả những động từ mạnh “giương buồm giong gió”, giọng điệu thanh thản, phơi phới.
- Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc:
+ Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng:
 “Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”
+ Tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích.
+ Buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết.
 “Thương nỗi anh hùng còn lưu”
b. Hình tượng các bô lão.
- Các bô lão đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. Sau một câu hồi tưởng về việc “Ngô chúa phá Hoằng Thao”, các bô lão kể cho “khách” nghe về chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” ->Thái độ, giọng điệu của các bô lão kể về sự kiện đầy nhiệt huyết, tự hào. Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích.
- Sau lời kể về trận chiến là suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: chỉ ra nguyên nhân ta thắng địch thua; khẳng định vị trí, vai trò của con người đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.
- Cuối cùng là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí: bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ.
c. Lời ca và cũng là lời bình luận của “khách”.
- Lời ca của khách: ca ngợi sự anh minh của "Hai vị thánh quân", ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng, đồng thời khẳng định chân lý: Nhân kiệt là yếu tố quyết định thắng lợi.
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp. 
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó về niềm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng.
+ Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương.
- Ý nghĩa: Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.
v Ghi nhớ: SGK/7
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học thuộc lòng một đoạn thơ mà em thích và nắm nội dung sau:
+ Hình tượng nhân vật “khách”.
+ Hình tượng các bô lão.
+ Lời bình luận của “khách”.
+ Làm BT2/SGK/7.
- Chuẩn bị bài mới: “Tác gia Nguyễn Trãi”:
+ Cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Trãi.
+ Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 57.doc