Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch.

- Hiểu được phong cách thơ tứ tuyệt của tác giả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Tình bạn chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.

- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.

3. Thái độ:

Trân trọng tình bạn.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 28014Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 
Tiết PPCT: 46
Ngày soạn:15-11-10
Ngày dạy: 17-11-10
ĐỌC VĂN: TẠI LẦU HOÀNG HẠC 
TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
(HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG) 
 LÍ BẠCH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch.
- Hiểu được phong cách thơ tứ tuyệt của tác giả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Tình bạn chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.
3. Thái độ:
Trân trọng tình bạn.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phân tích, bình giảng và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, phân tích quan niệm sống nhàn của nhà thơ qua bài thơ?
3. Bài mới:
Thơ Lí Bạch thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đậm sâu. Nào là tiễn xá nhân họ Trương đi Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương về núi Tung, tiễn khách về đất Ngô. Có những lời thơ đưa tiễn giản dị mà rung động xiết bao: “Vẫy tay thôi đã rời xa. Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo”. Nhưng người ta vẫn không thể quên được bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Em biết gì về nhà thơ Lí Bạch?
- Gv cho HS xem hình ảnh về tác giả Lí Bạch.
- Gv giới thiệu thêm về quan hệ tình bạn giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.
- Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
- GV hướng dẫn đọc: giọng thơ tự nhiên pha chút bồi hồi.
- “Cố nhân “àgợi quan hệ giữa hai người như thế nào? 
- Tác giả tiễn bạn ở đâu? Tại sao tác giả chọn nơi tiễn bạn là Lầu Hoàng Hạc? 
- Gv liên hệ : các nhà thơ xưa thường đăng sơn.
- Người bạn tác giả ra đi vào thời gian, không gian và điểm đến nào? 
- Hai câu đầu thể hiện tâm trạng gì của tác giả ? 
- Thảo luận nhóm: (4 nhóm – 5 phút)
+ Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược. Vì sao Lý Bạch chỉ thấy có cánh buồm lẻ loi, cô đơn của bạn mình? 
+ Tình bạn giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên như thế nào ?
- Hs đại diện nhóm trình.
- Gv liên hệ và giáo dục học sinh: tình bạn Nguyễn Khuyến – Dương Khuê, Bá Nha – Tử Kỳ.
- Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ?
- Rút ra ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài học, 
- Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Lí Bạch (701-762) là nhà thơ nổi tiếng thời Đường, được mệnh danh là “Thi tiên”.
- Mạnh Hạo Nhiên: (689- 740), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường. Ông hơn Lý Bạch 12 tuổi nhưng họ là đôi bạn văn chương rất thân thiết
2. Tác phẩm: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc .
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Hai câu đầu: 
- Cố nhân à gợi mối quan hệ gắn bó giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên. 
- Không gian: Lầu Hoàng Hạc.
- Thời gian: tháng 3 – cuối mùa xuân, mùa hoa khói.
- Điểm đến: Dương Châu: chỉ nơi phồn hoa đô hội.
àTình cảm lưu luyến, bịn rịn, có cả sự náo nức của tác giả đối với bạn .
b. Hai câu sau: 
- Cô phàm >< bích không tận à Sự cô đơn, lẻ loi của người ra đi .
- Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu à Tâm trạng của tác giả khi bạn về nơi mới : Cô đơn, lo lắng đến bàng hoàng, sửng sốt .
- Điểm nhìn của tác giả tập trung vào cánh buồm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
=> Tình bạn chân thành, thắm thiết – tri âm , tri kỷ .
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng thơ trầm lắng.
+ Tình hòa trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả.
- Ý nghĩa: tình bạn sâu sắc, chân thành – điều không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại.
v Ghi nhớ: SGK/144.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung:
+ Tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn.
+ Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.
- Chuẩn bị bài mới: “Hoàng Hạc lâu” và “Khe chim kêu” theo câu hỏi gợi ý SGK/160, 164.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 46.doc