A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được những mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy”, hiểu được ý nghĩa phê phán của truyện.
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện cười trào phúng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Bản chất của nhân vật “thầy” qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện: cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
- Kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ; sử dụng hiệu quả nghệ thuật phóng đại. “nhân vật tự bộc lộ”.
2. Kỹ năng:
- Phân tích một truyện cười thuộc loại trào phúng.
- Khái quát hóa ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.
3. Thái độ:
Biết nhận thức và đánh giá cái tốt, cái xấu trong
Tuần: 09 Ngày soạn: 05-10-11 Tiết PPCT: 25 Ngày dạy: 08-10-11 ĐỌC VĂN: TAM ĐẠI CON GÀ (TRUYỆN CƯỜI) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Thấy được những mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy”, hiểu được ý nghĩa phê phán của truyện. - Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện cười trào phúng. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Bản chất của nhân vật “thầy” qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện: cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. - Kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ; sử dụng hiệu quả nghệ thuật phóng đại. “nhân vật tự bộc lộ”. 2. Kỹ năng: - Phân tích một truyện cười thuộc loại trào phúng. - Khái quát hóa ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm. 3. Thái độ: Biết nhận thức và đánh giá cái tốt, cái xấu trong cuộc sống. C. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, vấn đáp kết hợp với thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: - Khi Tấm trở thành hoàng hậu thì mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám có giảm đi không? Vì sao? - Có ý kiến cho ràng nên bỏ đoạn kết: Tấm trả thù để cho người nghe đỡ kinh rợn? Ý kiến của em như thế nào? 3. Bài mới: Như ta đã biết trong cuộc sống nếu như con người không biết vươn lên chịu dốt là đáng phê bình. Và càng đáng phê bình hơn đó là những con người dốt mà hay khoe khoang liều lĩnh. Để thấy được điều đó chúng ta hãy cùng nhau đọc hiểu văn bản “Tam đại con gà”. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Gv cho HS nhắc lại kiến thức đã học. - Thế nào là truyện cười? Cho VD? (Thầy bói xem voi) - Có mấy loại truyện cười? Đặc điểm của mỗi loại? - Theo em, truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào? - Gv hướng dẫn HS đọc: giọng hài hước, châm biếm. - Gv cho HS đóng kịch theo sự chuẩn bị của HS. - Nhân vật chính là ai? Cái cười được bộc lộ như thế nào? - Mâu thuẫn trái tự nhiên thể hiện thông qua chi tiết nào? - Gv hướng dẫn HS thảo luận theo gợi ý : (4 tổ- 5 phút) + Thầy đồ liên tiếp bị đặt vào các tình huống và thầy giải quyết như thế nào? + Khi giải quyết các tình huống thầy đã bộc lộ cái dốt như thế nào? - Gv liên hệ : Thầy bói xem voi. Thầy đồ liếm mật. Phù thủy sợ ma. - Gv giáo dục cho HS : không nên giấu dốt. - Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì dể miêu tả mâu thuẫn trái tự nhiên của nhân vật ? - Trong truyện tác giả dân gian có miêu tả tâm lý nhân vật không ? Đó là chi tlết nào ? và chi tiết đó có ý nghĩa gì ? (Thầy nghĩ “mình đã dốt thổ công nhà nó còn dốt hơn” -> ý nghĩa thầy đã nhận thức dược sự dốt nát của mình). - Truyện phê phán cái gì? Ta rút ra bài học gì? “Thùng rỗng kêu to” - Gv giáo dục cho HS. - Gv chốt lại nội dung bài học và gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Gv hướng dẫn HS tự học. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Khái niệm: SGK 2. Phân loại: 2 loại - Truyện khôi hài: mục đích mua vui, giải trí, ít có giá trị giáo dục. - Truyện trào phúng: phê phán những kẻ thuộc giai cấp bóc lột, phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. àTam đại con gà là truyện cười trào phúng. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Mâu thuẫn trái tự nhiên của thầy đồ. - Mâu thuẫn trái tự nhiên : Dốt > làm bật lên tiếng cười. * Những chi tiết gây cười: - Lần 1: Chữ “Kê”: thầy không biết, học trò hỏi gấp, bí quá, thầy nói liều “Dủ dỉ là con dù dì” à sự dốt nát và nói liều của thầy. (vừa dốt kiến thức sách vở vừa dốt kiến thức thực tế). - Lần 2: “Thầy cũng khôn , sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ” à sự dấu dốt và sĩ diện hão của thầy. - Lần 3: Thầy khấn Thổ công, “xin ba đài âm đương” thì được cả ba.. Thầy đắc chí, tự tin cho học trò đọc to àcái dốt vô tình được khuếch đại và nâng lên khi có thêm một nhân vật đốt nữa là Thổ công. àMột mũi tên bắn trúng hai đích, truyện “khèo” cả Thổ công với “thầy” vào để chế giễu. - Lần 4: Khi chạm trán bất ngờ với chủ nhà, “thầy” tự thấy cái dốt của mình (cả cái dốt của “Thổ công nhà nó”) nên tìm cách chống chế, che giấu bằng “lí sự cùn” nhưng cái dốt càng lộ rõ àthói giấu dốt bị lật tẩy, thầy đồ tự phô bày cái dốt của mình. => Mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là dốt và sự giấu dốt và càng che giấu thì bản chất càng lộ ra. b. Nghệ thuật: - Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, chỉ xoay quanh một mâu thuẫn gây cười là dốt – giấu dốt, mọi chi tiết đều hướng vào mục đích gây cười. - Cách vào truyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ. - Thủ pháp “nhân vật tự bộc lộ”: cái dốt của nhân vật tự hiện ra, tăng dần theo mạch phát triển của truyện cho đến đỉnh điểm là lúc kết thúc. - Ngôn ngữ giản dị, sử dụng yếu tố vần điệu để tăng tính bất ngờ và yếu tố gây cười. c. Ý nghĩa của truyện. Truyện phê phán thói giấu dốt một tật xấu có thật trong nội bộ nhân dân. Dốt mà làm thầy, dốt mà lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình. 3. Tổng kết. v Ghi nhớ: SGK/79. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Học bài cần nắm nội dung sau: + Mâu thuẫn trái tự nhiên của nhân vật thầy đồ. + Ý nghĩa của truyện. - Chuẩn bị bài mới: “Nhưng nó phải bằng hai mày”: + Mâu thuẫn gây cười trong truyện. + Ý nghĩa phê phán của truyện. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: