Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tỏ lòng

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được “hào khí Đông A” thể hiện qua vẻ đẹp của con người và thời đại.

- Nhận thức được bút pháp thơ trung đại thể hiện trong bài thơ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến quyết thắng.

- Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.

2. Kỹ năng:

Đọc – hiểu một bài thơ Đường luật.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng cách sống có nhân cách,có lí tưởng.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3786Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tỏ lòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 
Tiết PPCT: 37
Ngày soạn: 30-10-10
Ngày dạy: 02-11-10
ĐỌC VĂN: TỎ LÒNG
 (THUẬT HOÀI)
 PHẠM NGŨ LÃO
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được “hào khí Đông A” thể hiện qua vẻ đẹp của con người và thời đại.
- Nhận thức được bút pháp thơ trung đại thể hiện trong bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến quyết thắng.
- Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu một bài thơ Đường luật.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng cách sống có nhân cách,có lí tưởng.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phân tích, bình giảng, gợi ý và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Trình bày các nội dung chính của văn học trung đại Việt Nam? Nêu một số đặc điểm chính về nghệ thuật của văn học trung đại?
3. Bài mới: (Gv chiếu cho HS quan sát hình ảnh Phạm Ngũ Lão)
Giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, thế của chúng rất mạnh. Vua Trần phái quan lại trong triều đi tìm người tài giỏi đánh giặc cứu nước, Trên đường đi tới làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên, quan quân nhà vua gặp một người thanh niên ngồi đan sọt giữa đường. Quân lính quát, người ấy không nói gì, không chạy chỗ. Quân lính đâm một nhát giáo vào đùi, người ấy không hề kêu, không hề nhúc nhích. Biết là người có chí khí. Hỏi tại sao không tránh và bị đâm sao không có phản ứng gì. Người ấy thưa vì đang mải nghĩ cách đánh giặc Nguyên. Người ấy chính là Phạm Ngũ Lão, tác giả bài thơ Tỏ Lòng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv gọi Hs đọc to phần tiểu dẫn.
- Em hãy nêu những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm “Tỏ lòng”?
- Dựa vào tiểu dẫn SGK trả lời những câu hỏi sau:
+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
+ Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- GV hướng dẫn Hs đọc vơi giọng hùng hồn, chậm, ngắt nhịp 4/3.
- GV gọi Hs đọc cả 3 phần: Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- Gv cho Hs so sánh với nguyên tác, biểu phản âm, dịch nghĩa và nhận xét: Cụm từ “ Múa giáo và hoành sóc”, “khí thôn ngưu và nuốt trôi trâu, át sao ngưu”
- Tác giả đã sử dụng chi tiết nào để miêu tả tư thế của người trai thời Trần? 
- Hình ảnh con người thời Trần hiện ra trong không gian, thời gian nào?
- Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh về khí thế quân đội nhà Trần.
- Sức mạnh của thời đại, của dân tộc được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào?
- Gv liên hệ: Truyện Kiều 
 “Ba quân chỉ ngọn cờ đào”
- Thông qua tư thế, không gian, thời gian, khí thế thời đại em thấy vẻ đẹp của con người thời Trần hiện lên với vẻ đẹp như thế nào?
- Gv giáo dục cho Hs: vẻ đẹp, khí thế của con người thời Trần.
- Chi tiết nào thể hiện chí làm trai của tác giả?
- Em hiểu như thế nào về từ “công danh” trong bài thơ?
- Gv liên hệ:
 “Đã mang tiếng núi sông” – NCT
“Làm trai phải lạ . tự chuyển dời” – PBC 
- Là một võ tướng cao cấp, được triều đình trọng dụng vậy mà tác giả vẫn cho rằng mình vẫn còn nợ, “thẹn” khi nghe dân gian kể chuyện Vũ Hầu? (Thảo luận nhóm: 3 nhóm- 5 phút).
- Gv gợi ý:
+ Vì sao tác giả cho rằng mình còn “nợ” “thẹn”?khi nghe dân gian kể chuyện Vũ Hầu?
+ Vũ Hầu là ai?
+ Sự hổ thẹn có ý nghĩa gì?
- Qua quan điểm về chí làm trai, nỗi thẹn em cảm nhận tác giả là người có nhân cách, lí tưởng như thế nào?
- Gv liên hệ: Thu vịnh – Nguyễn Khuyến.
“Nhân hứng cũng.thẹn với ông Đào”
- Gv giáo dục cho Hs: có ý chí quyết tâm thực hiện hoài bão của mình.
- Nhận xét hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ?
- Rút ra ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320)
- Người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hưng Yên
- Là võ tướng của thời Trần và có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, được liệt vào hạng “văn võ toàn tài”.
- Tác phẩm: Tỏ lòng; Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
2. Tác phẩm: 
a. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng của tướng lĩnh đời Trần khi giặc Nguyên Mông xâm lược đất nước (1285)
b. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc – chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Vẻ đẹp con người thời Trần
- Hình tượng người con trai thời Trần:
+ Tư thế: Cầm ngang ngọn giáo->hiên ngang, vững chãi.
+ Không gian: non sông-> rộng lớn.
+ Thời gian: trải mấy thu->dài.
àHình ảnh một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
- Hình tượng quân đội nhà Trần:
“Ba quân”: Hình ảnh tượng trưng, so sánh, giọng điệu hoành tráng->hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sục sôi khí thế quyết chiến thắng.
=> Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - “Hào khí Đông A”.
b. Nỗi lòng của tác giả.
- Công danh trái: Nợ công danh, nợ nước mà kẻ làm trai phải trả.
àNiềm trăn trở, băn khoăn và khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi” cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”.
- Tác giả thấy mình chưa có tài như Vũ Hầu, chưa thể khôi phục được giang sơn nên ông thẹn.
àCái thẹn cao cả, cái thẹn làm nên một nhân cách lớn với cái tâm sáng ngời.
=> Đó là lí tưởng, hoài bão cao đẹp, lập nên sự nghiệp lưu danh hậu thế của chí làm trai.
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ hoành tráng
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao về cảm xúc theo hướng “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”
b. Ý nghĩa :
Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
v Ghi nhớ: SGK/116
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ (phiên âm, dịch thơ) và nắm nội dung sau:
+ Vẻ đẹp của con người thời Trần.
+ Nỗi lòng của tác giả và nghệ thuật của bài thơ.
- Chuẩn bị bài mới: “Cảnh ngày hè”:
+ Bức tranh thiên nhiên ngày hè.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
+ Đặc điểm nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 37.doc