Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Trao duyên

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.

2. Kỹ năng.

Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ.

Có thái độ đồng cảm, chia sẽ với những con người có cảnh ngộ đáng thương.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7290Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Trao duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 
Tiết PPCT: 85- ½ 86
Ngày soạn: 02-03-11
Ngày dạy: 04-03-11 
ĐỌC VĂN: TRAO DUYÊN
 (TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
 NGUYỄN DU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của Thúy Kiều trong đoạn trích.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.
2. Kỹ năng.
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ.
Có thái độ đồng cảm, chia sẽ với những con người có cảnh ngộ đáng thương.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phát vấn, thảo luận nhóm, đàm thoại. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
Cảm hứng chủ đạo của Truyện Kiều là gì? Cảm hứng ấy được biểu hiện ở những khía cạnh nào? Nêu dẫn chứng minh hoạ? 
3. Bài mới.
Toàn bộ Truyện Kiều là một bi kịch, đây là một bi kịch nhỏ trong bi kịch lớn ấy. Quyết định bán mình cứu cha và em, trong đêm cuối cùng trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh một món nợ tình với Kim Trọng:
 “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
 Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”
Thúy Vân chợt tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han. Kiều nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dở dang cho em mình để trả nghĩa chàng Kim. Đoạn trích tái hiện lại câu chuyện đặc biệt ấy...
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Đoạn trích nằm ở phần nào trong Truyện Kiều?
(Trao duyên nằm trong phần II: Gia biến và lưu lạc, trích từ câu 723-756).
- Em hiểu gì về ý nghĩa của đoạn trích?
(đoạn trích mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của Thúy Kiều).
- Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
- Gv hướng dẫn Hs cách đọc: nhịp điệu chậm, giọng tha thiết. Càng về sau, đọc chậm, khẩn thiết, nghẹn ngào.
- Mở đầu đoạn trích em có nhẫn xét gì về lời thỉnh cầu của Kiều với Vân qua các từ ngữ : cậy, chịu lời, lạy thưa? 
- Gv so sánh với từ nhờ, nhận.
- Theo em tại sao Kiều lại có cử chỉ, thái độ khác thường đó?
- Qua cử chỉ, hành động khác thường đó, em có nhận xét gì về lời thỉnh cầu của Kiều?
- Sau đó Kiều tâm sự với Vân điều gì? 
- Đó là mối tình như thế nào?
- Kiều còn thuyết phục Vân bằng cách nào?
(tuổi xuân, tình chị em) 
- Cách diễn đạt ở đây có gì độc đáo?
- Bằng những lí lẽ và nỗi lòng của mình, Kiều có thuyết phục được Vân không? Mục đích trao duyên của Kiều có đạt không?
- Gv cho Hs thảo luận: (3 tổ - 4 phút) Sau khi nhờ Vân thay mình lấy Kim Trọng, Kiều đã trao cho Vân những kỷ vật gì? Những vật đó có ý nghĩa như thế nào với Kiều?
- Kiều dặn dò Vân những gì? Lời dặn dò đó của Kiều cho em thấy tâm trạng của Kiều như thế nào? Có gì mâu thuẩn? 
- Gv liên hệ : đoạn trích Thề nguyền.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung 
-> Gv nhận xét, chốt ý cơ bản.
- Gv liên hệ: lời bình của Hoài Thanh.
- Gv giáo dục cho Hs: sự đồng cảm cho hoàn cảnh của Kiều.
- Theo em, sau khi trao duyên Thúy Kiều có tâm trạng như thế nào?
- “Bây giờ..từ đây”. Đoạn thơ là lời của Kiều với ai?
- Kiều hình dung ra điều gì từ nỗi đau của mình?
- Gv liên hệ: Trương Chi.
 “Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.”
- Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
- Rút ra ý nghĩa của văn bản?
- Gv chốt nội dung, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Vị trí của đoạn trích.
Từ câu 723-756 trong số 3254 câu thơ .
2. Bố cục.
- Phần 1: 18 câu đầu: Thúy Kiều nhớ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
- Phần 2: còn lại: tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Thúy Kiều nhớ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng (18 câuđầu).
* Kiều nhờ cậy Vân:
- Cậy: tin tưởng mà nhờ.
- Chịu lời: nhận lời bằng sự cảm thông.
- Lạy, thưa: thể hiện sự khẩn khoản, tha thiết, hạ mình hết mức khi nhờ – báo hiệu tính hệ trọng của việc sắp nhờ.
àCách dùng từ chuẩn xác, tinh tế => Đó là lời thỉnh cầu tha thiết của Kiều vì đây là “tình chị duyên em”.
* Kiều nhắc nhở mối tình của mình với Kim Trọng:
- “Kề từ. chén thề” mối tình đằm thắm, thề nguyền sâu nặng, vì hoàn cảnh gia đình nên Kiều đã hi sinh chữ tình cho chữ Hiều -> thể hiện sự tan vỡ, mỏng manh của tình yêu.
 “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
àĐó chính là mối tình thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. 
- Kiều thuyết phục Vân: “Ngày xuân .  thơm lây”
 ->Tác giả sử dụng nhiều thành ngữ:
 +Tình máu mủ : tình chị em ruột thịt.
 + Lời nước non : nghĩa vợ chồng.
 +Thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối: cõi chết 
àTác giả thật tinh tế, khéo léo để Kiều thuyết phục Vân bằng lý lẽ và tình cảm, bó buộc Vân bằng tình ruột thịt -> buộc Vân phải chấp nhận - mục đích trao duyên đã đạt.
* Tâm trạng của Kiều khi trao duyên cho em.
- Trao cho Vân: chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền, phím đàn  -> kỷ vật gắn bó mối tình đẹp của Kim – Kiều.
- Dặn dò Vân: duyên này thì giữ > Tâm trạng Kiều đầy mâu thuẩn:
+ Khẩn khoản van nài Vân thay mình lấy Kim Trọng.
+ Trao kỷ vật thì lại thấy mình cũng có phần trong đó -> Kiều cố níu giữ kỷ vật như một sự an ủi về tinh thần.
=> Thể hiện đúng trạng thái tâm lý của Kiều lúc này: trong Kiều có sự xung đột, mâu thuẩn gay gắt. Tiếng nói lý trí đã bị đẩy lùi khi Thuý Kiều ý thức nỗi đau của chính mình. Kiều chỉ có thể trao duyên nhưng tình yêu thì không thể trao.
b. Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
- Trong lời dặn dò em, Kiều cho mình là người “mệnh bạc”. Kiều dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn, trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
- Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu “Bây giờ..từ đây”->Kiều càng thương mình, càng xót xa. 
- Nàng hình dung ra sự đổ vỡ bạc bẽo của những mối nhân duyên trong cuộc đời.
à Từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả tinh tế diễn biến nhân vật.
+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật.
- Ý nghĩa: vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
v Ghi nhớ: 106/SGK.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học thuộc lòng một đoạn thơ và nắm nội dung sau:
+ Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trong.
+ Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
- Chuẩn bị bài mới: “Thề nguyền”: 
+ Vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều.
+ Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 85-86.doc