Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyện An dương vương và Mị châu - Trọng thuỷ

A.Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

-Thấy được bi kịch nước mất, nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân được phản ánh trong truyền thuyết.

-Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua các tình tiết của truyện.

-Rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu tác phẩm tự sự văn học dân gian theo đặc trưng thể loại.

B.Phương tiện thực hiện:

-Sách giáo khoa ngữ văn nâng cao 10 tập 1.

-Sách giáo viên ngữ văn nâng cao 10 tập 1.

-Sách bài tập ngữ văn nâng cao 10 tập 1.

-Gợi ý của giáo viên và sự tham gia tích cực của học sinh trong các thao tác đọc-hiểu, đọc sáng tạo, phân tích, bình giảng.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3239Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyện An dương vương và Mị châu - Trọng thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thuỷ
 Tiết 19-20-Chương trình ngữ văn nâng cao 10
 Người thiết kế: Phạm Thanh Hà
 Tổ văn-trường THPT Hà Trung
A.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
-Thấy được bi kịch nước mất, nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân được phản ánh trong truyền thuyết.
-Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua các tình tiết của truyện.
-Rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu tác phẩm tự sự văn học dân gian theo đặc trưng thể loại.
B.Phương tiện thực hiện:
-Sách giáo khoa ngữ văn nâng cao 10 tập 1.
-Sách giáo viên ngữ văn nâng cao 10 tập 1.
-Sách bài tập ngữ văn nâng cao 10 tập 1.
-Gợi ý của giáo viên và sự tham gia tích cực của học sinh trong các thao tác đọc-hiểu, đọc sáng tạo, phân tích, bình giảng.
C.Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo các phương pháp: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu, nghiên cứu, đặt câu hỏi thảo luận, tổng hợp, khái quát nâng cao vấn đề.
D.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Giới thiệu bài mới.
Lời dẫn: Như các em đã biết, văn học dân gian là những sáng tác của tập thể nhân dân lao động. Nó là một bộ phận vô cùng quan trọng trong nền văn học dân tộc, mang những giá trị to lớn. Văn học dân gian có rất nhiều thể loại trong đó mỗi thể loại đều có những nét đặc sắc thể hiện sự phong phú đa dạng về tri thức cũng như tâm hồn tình cảm của người dân lao động. Để hiểu sâu sắc về thể loại truyền thuyết, hôm nay chúng ta tiến hành đọc hiểu một tác phẩm rất tiêu biểu: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thuỷ.
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
GV: ở bậc THCS các em đã được tìm hiểu về thể loại truyền thuyết. Hãy kể tên một số truyền thuyết đã được học và đọc, nhắc lại định nghĩa về thể loại truyền thuyết. 
(Con rồng cháu tiên, Bánh chưng-Bánh dầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Sự tích hồ Gươm).
Học sinh đọc tiểu dẫn.
GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản hoặc kể lại truyện.
I. Đọc - tìm hiểu
1.Tiểu dẫn:
a.Khái niệm:
-Truyền thuyết là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể lại sự kiện và nhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dân tộc.
-Truyền thuyết thường dùng yếu tố tưởng tượng để lý tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể.
-Thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.
b.ở Việt Nam truyền thuyết là thể loại VHDG phát triển khá phong phú. Nó tập trung phản ánh hai vấn đề lớn: Dựng nước và giữ nước. Xoay quanh các sự kiện và nhân vật lịch sử thường có các truyền thuyết. An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thuỷ là một ví dụ tiêu biểu.
c.Hiện nay ở làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội còn giữ được một quần thể di tích lịch sử văn hoá lâu đời gồm: Đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mỵ Châu và giếng Ngọc, một số đoạn tường thành còn sót lại của Cổ Loa. ở Diễn Châu-Nghệ An nơi tương truyền là chỗ Mỵ Châu bị cha chém chết và An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ nước dẫn đi có đền thờ An Dương Vương và miếu thờ tượng Mỵ Châu cụt đầu. ở Thanh Hoá cũng có đền thờ An Dương Vương. Hàng năm ở một số địa phương Hà Nội, Nghệ An, Thái Bình vẫn diễn ra các lễ hội để tưởng nhớ An Dương Vương.
Như vậy, truyền thuyết không chỉ tồn tại dưới dạng văn bản nghệ thuật mà nó luôn có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố lịch sử, các yếu tố văn hóa vật chất với đời sống văn hoá tinh thần của dân gian và đặc biệt là với môi trường diễn xướng của nó.
2.Văn bản :
Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thuỷ kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử xoay quanh sự ra đời và suy vong của nhà nước âu Lạc. Trong đó, An Dương Vương là nhân vật lịch sử có thật, còn Mỵ Châu-Trọng Thuỷ có thể là những nhân vật truyền thuyết được dân gian sáng tạo nên để lý giải cho nguyên nhân khiến Cơ đồ đắm biển sâu của nhà nước Âu Lạc.
a.Nhan đề tác phẩm:
Trong Lĩnh Nam chích quái tác phẩm có tên là: Truyện Rùa Vàng", một số dị bản lại có nhan đề là: "Thục kỷ An Dương Vương" hay "Ngọc trai-nước giếng" ở đây nhan đề tác phẩm là "An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thuỷ", người biên soạn cố tình nhấn mạnh đến nhiều phương diện của vấn đề để ý nghĩa của bài học rút ra sâu sắc hơn. (Tính tích hợp thể hiện ngay từ nhan đề tác phẩm).
Hỏi: Hãy cho biết văn bản này có thể chia thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì? Hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm trong vòng 10 dòng.
b.Kết cấu tác phẩm:
Truyện có thể chia thành 2 phần:
-Từ đầu đến xin hoà: Kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của thần Rùa Vàng.
-Còn lại: Kể về nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước của nhà nước âu Lạc , liên quan đến mối tình Mỵ Châu-Trọng Thuỷ.
c.Tóm tắt tác phẩm:
- ADV nối nghiệp vua Hùng dời đô về Kẻ Chủ. Vua tiến hành xây thành nhưng xây lại đổ sau được Rùa Vàng giúp đỡ mới xây xong.
-Rùa Vàng còn tặng cho nhà Vua cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc.
-Triệu Đà xâm lược, nhờ nỏ thần ADV đánh bại kẻ thù giữ được đất nước.
-Triệu Đà cầu hôn Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ, ADV đồng ý gả con gái cho con trai Triệu Đà.
-Trọng Thuỷ đánh cắp lẫy nỏ thần. Triệu Đà khởi binh sang đánh âu Lạc.
-ADV thất trận cùng con gái chạy khỏi Loa Thành.
-Rùa Vàng kết tội Mỵ Châu là giặc.
-ADV chém Mỵ Châu rồi theo Rùa Vàng đi xuống biển.
-Trọng Thuỷ thương tiếc Mỵ Châu nhảy xuống giếng tự tử.
-Máu Mỵ Châu biến thành Ngọc Trai đem rửa nước giếng đó thì sáng hơn.
GV: Đưa ra 3 câu hỏi, tổ chức cho 3 nhóm học sinh thảo luận.
C1:Hãy tìm những chi tiết kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ADV ?
C2 : Nhờ đâu mà ADV thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ?
C3: Sáng tạo chi tiết nghệ thuật : Rùa Vàng và Nỏ thần, tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì ?
II.Đọc-hiểu :
1.ADV và sự nghiệp dựng nước, gĩư nước.
* - Nối nghiệp vua Hùng dời đô từ núi Nghĩa lĩnh về Kẻ chủ, để mở rộng và phát triển địa bàn xuống vùng đồng bằng.
 - Tiến hành xây thành đắp luỹ kiên cố.
 - Tìm cách chế tạo vũ khí chống giặc (Bày tỏ nỗi băn khoăn với Rùa vàng ).
 - Nhiều lần đánh thắng quân Triệu Đà khiến Đà không dám giao chiến mà phải cầu hoà .
 => Nước Âu lạc hiên ngang vững vàng trước bao đợt tấn công của kẻ thù, khẳng định vai trò to lớn của An Dương Vương trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
*- Trong tác phẩm dưới cái nhìn của tác giả dân gian thì nguyên nhân dẫn tới thành công của ADV là nhờ thần linh giúp đỡ : Rùa Vàng giúp vua diệt yêu quái xây xong thành, lại cho móng để làm lẫy nỏ thần. Bóc đi lớp màn kỳ ảo, chúng ta sẽ thấy thực chất vấn đề là :
+ ADV đã có quyết sách sáng suốt trong việc trị vì đất nước ( Dời đô, xây thành ).
+ ADV là vị vua anh minh biết quan tâm đến vận mệnh của đất nước, đến lợi ích của dân tộc, đã đặt sự an nguy của đất nước lên tầm quan trọng hàng đầu. Ông đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành chuẩn bị vũ khí từ khi chưa có giặc đến. Thể hiện rõ tinh thần sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
 + Nhà vua lại biết dựa vào dân, trưng cầu ý dân,trọng người hiền tài.
 + ADV lại có tài quân sự lỗi lạc.
 => Việc làm của ADV là : Thuận ý trời, hợp lòng dân, nên được nhân dân ủng hộ, thần linh giúp đỡ.
*- Rùa vàng giúp ADV xây thành ốc, đây là một yếu tố kỳ ảo được sáng tạo, nhằm đề cao tính chất đúng đắn của việc xây thành đắp luỹ. Hành động đó của nhà vua được cả người và thần đồng tình ủng hộ.
- Nỏ thần làm bằng móng Rùa, bắn một phát chết hàng vạn tên giặc, chính là yếu tố kỳ ảo nhằm thần thánh hoá sức mạnh của vũ khí trong tay người Âu Lạc. Đồng thời thể hiện khát vọng chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược của vua-tôi Âu lạc.
=> Cốt lõi của truyện là sự kiện và nhân vật lịch sử, xoay quanh vấn đề dựng nước và giữ nước thời Âu Lạc. Tác giả dân gian đã sáng tạo những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo để giải thích, để kỳ vĩ hoá lịch sử theo quan niệm của nhân dân : Ca ngợi và khẳng định vai trò của ADV, tôn vinh người anh hùng lịch sử trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc sâu sắc. Sáng tạo những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo đã làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn , sinh động hơn nhiều.
GV chuyển ý:
Đất nước Âu Lạc hùng cường như vậy mà tại sao lại có kết cục “Cơ đồ đắm biển sâu”? Nguyên nhân nào dẫn đến bi kịch mất nước? 
2.Mối tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và bi kịch mất nước của nhà nước Âu lạc.
* Nguyên nhân của bi kịch mất nước:
- Mấu chốt vấn đề nảy sinh từ cuộc hôn nhân của Mỵ Châu và Trọng Thuỷ. Sau khi đánh mãi không thắng quân Âu Lạc Triệu Đà lập mưu cầu hoà rồi cầu hôn cho con trai. Thực ra thời bấy giờ các nước lân bang sau các cuộc chiến tranh liên miên nhà vua vẫn cho con cái kết hôn cùng với con vua nước láng giềng nhằm kết giao tạo mối hoà hảo. Thế nhưng vấn đề đáng nói là ADV đã mơ hồ về bản chất ngoan cố và xảo quyệt của kẻ thù xâm lược, nên đã mất cảnh giác, nhận lời gả Mỵ Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ. 
- ADV cho Trọng Thuỷ ở rể là đã nuôi ong tay áo, mở đường cho đối phương lọt vào làm nội gián trong hàng ngũ của mình.
- Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, tiết lộ bí mật quốc gia, dẫu vô tình thì cũng đã sơ hở, tiếp tay, nối giáo cho giặc để cha con Triệu Đà có điều kiện thực hiện sớm mưu đồ đen tối của hắn.
- Hay tin Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc, ADV ỷ vào sức mạnh nỏ thần vẫn điềm nhiên đánh cờ, đến khi phát hiện nỏ thần đã mất thì cơ sự đã quá muộn màng, phải bỏ thành, bỏ dân để chạy thoát thân.
 ị Dù có tường cao, hào sâu, thành quách kiên cố, vũ khí lợi hại, mà thiếu cảnh giác chính trị thì hậu quả cũng khó lường.Hai cha con ADV chỉ vì chủ quan, khinh địch, nhẹ dạ cả tin, nên đã để nước mất, nhà tan, cha chém con, vợ lìa chồng, cơ đồ phút chốc tan tành mây khói, đẩy Âu lạc đến thảm hoạ diệt vong. Đó vừa là bi kịch gia đình, vừa là bi kịch quốc gia. Đây là bài học cay đắng và vô cùng đắt giá về thái độ mất cảnh giác với kẻ thù. 
Trách nhiệm trước tiên thuộc về ADV, nhưng ở cuối tác phẩm có chi tiết : ADV cầm sừng tê rẽ nước đi xuống biển, nhân dân không muốn một nhân vật có công lớn với đất nước như ADV phải chết, nên đã mượn yếu tố kỳ ảo để chữa lại kết cục bi thảm.
Như đã nói ở trên bi kịch mất nước có liên quan trực tiếp đến cuộc hôn nhân của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, để hiểu rõ hơn về bài học cảnh giác chúng ta sẽ tìm hiểu về hai nhân vật này. 
GV tổ chức cho học sinh thảo luận với 3 câu hỏi cho 3 nhóm học sinh.
C1:Em có nhận xét gì về nhân vật Mỵ Châu? Nàng vừa bị Rùa Vàng kết tội là giặc lại vừa bị vua cha chém đầu, nhưng xác hoá thành ngọc thạch, máu hoá thành ngọc trai. Chi tiết nghệ thuật ấy cho thấy suy nghĩ và thái độ của nhân dân như thế nào về nhân vật này?
*Đây là nhân vật vừa đáng giận lại vừa đáng thương.
+Giận vì: 
.Nàng là người trực tiếp đưa đất nước Âu Lạc đến thảm hoạ "cơ đồ đắm biển sâu". Câu nói của Rùa Vàng cũng chính là lời kết tội đanh thép của công lý, của nhân dân về hành động vô tình mà phản quốc của Mỵ Châu. Nói cách khác, nhân dân đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử đối với kẻ gây ra hoạ diệt vong cho đất nước.
Hành động chém Mỵ Châu của ADV là hành động quyết liệt, dứt khoát của một vị vua đứng về phía công lý và quyền lợi dân tộc để xử án và cũng là hành động thể hiện sự tỉnh ngộ của nhà vua.
Tuy nhiên, số phận của Mỵ Châu chưa phải đến đây đã chấm dứt. Tác giả dân gian đã dùng thủ pháp nghệ thuật hoá thân để kéo dài sự sống cho nhân vật nên đã để cho lời khấn cầu của Mỵ Châu được ứng nghiệm: Xác nàng hoá thành ngọc thạch, máu nàng hoá thành ngọc trai. Đây chính là minh chứng cho sự vô tình gây tội của nàng.
Mỵ Châu hoàn toàn ngây thơ, trong trắng, chỉ vì nhẹ dạ cả tin mà nên tội, nhưng sự vô tình của nàng lại gây ra hậu quả trầm trọng. Bởi vậy, chỉ có thể tha thứ chứ không thể tha bổng. Nàng vẫn phải nhận cái chết, chỉ có xác hoá thành ngọc thạch, máu hoá thành ngọc trai, chi tiết này thể hiện sự phán xử công minh, đạo lý nhân ái bao dung và cách cư xử thấu tình đạt lý của nhân dân.
C2:Việc Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần có hai cách đánh giá:
-Mỵ Châu là vợ Trọng Thuỷ vì chiều chồng, nghe chồng làm theo lời Trọng Thuỷ là thuận theo đạo tam tòng nên không có tội.
-Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần là tiết lộ bí mật quốc gia, sơ hở mất cảnh giác, bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
ý kiến của em?
Có thể học sinh đưa ra những cách hiểu khách nhau. GV định hướng:
-Dựa trên cơ sở lập trường của nhân dân, ý thức xã hội, chính trị-thẩm mỹ của nhân dân khi sáng tạo nên truyền thuyết để phán xét về nhân vật Mỵ Châu thì có thể thấy rằng:
+Các triều đại phong kiến tự chủ độc lập ở nước ta tuy có dựa vào ý thức hệ nho giáo để cũng cố vương quyền nhưng vẫn phải đề cao lòng yêu nước và ý chí độc lập tự do của dân tộc.
+Mỵ Châu-một nàng công chúa của một ông vua đã khổ công xây thành chế nỏ để quyết chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc mà chỉ vì chiều chồng, vì đạo tam tòng, nghe theo lời chồng đến nỗi hại cha, hại nước thì thật đáng phê phán. Mỵ Châu ngây thơ trong trắng đến mức khờ khạo: Khi Trọng Thuỷ hỏi “nếu hai nước bất hoà, bắc nam cách biệt, biết tìm nàng ở đâu” nàng vẫn không tỉnh táo để nhận định vấn đề mà còn lấy áo lông ngỗng để làm dấu hiệu cho kẻ thù truy đuổi. Mất cảnh giác đã đành Mỵ Châu còn đặt tình riêng lên trên nhiệm vụ bảo vệ đất nước đó mới là tội lớn hơn. Xây dựng nhân vật Mỵ Châu tác giả dân gian muốn rút ra bài học có tính giáo dục sâu sắc là: Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa hạnh phúc riêng tư và vận mệnh của dân tộc phải được giải quyết một cách thoả đáng.
C3: Em có nhận xét gì về nhân vật Trọng Thuỷ và cái chết của hắn? Có dị bản lại kể: Trọng Thuỷ không tự vẫn mà khi ngó xuống giếng đã bị oan hồn Mỵ Châu kéo xuống dìm chết, theo em kết cục nào hợp lý hơn?
-Trọng Thuỷ kết hôn với Mỵ Châu không phải vì tình yêu mà chỉ tuân lệnh cha thực hiện mưu đồ đen tối chuẩn bị cho việc thôn tính nước ta của Triệu Đà. Hơn nữa, hắn còn lợi dụng cả tình yêu, cả đạo nghĩa vợ chồng, cả sự trong trắng ngây thơ của Mỵ Châu, để thực hiện mục đích xấu xa. Điều đó thật bỉ ổi. Trước hết, hắn hiện lên với bộ mặt của một kẻ gián điệp nham hiểm. Thế nhưng, đến cuối tác phẩm Trọng Thuỷ thương tiếc Mỵ Châu nên đã nhảy xuống giếng tự tử. Chi tiết này cho thấy mặc dù Trọng Thuỷ là công cụ cho chiến lược bành trướng của Triệu Đà nhưng hắn cũng là một con người. Có thể trong quá trình chung sống với Mỵ Châu hắn đã nảy sinh tình cảm vợ chồng nên mới dẫn đến kết cục là tự vẫn. Như thế ở nhân vật này đã có sự giằng co giữa tham vọng đen tối và khát vọng tình yêu hạnh phúc. Hắn vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của âm mưa xâm lược.
-Cái chết của Trọng Thuỷ là cái chết vì nó, cho nó, tự nó nên chết là tất yếu. Tác giả dân gian đã để cho hắn phải tự kết liễu đời mình khi bố con Triệu Đà đã chiến thắng. Đây là một sự trừng phạt đích đáng. Nhưng hắn chết trong sự giày vò hối hận nên không phải là kẻ hoàn toàn xấu xa. Điều này cho thấy nhân dân ta đã thể tất, tha thứ cho kẻ biết hối cải. Kết cục cho số phận của Trọng Thuỷ là tình tiết hắn nhảy xuống giếng tự tử do sự giày vò và trừng phạt của chính mình, có lẽ hợp lý hơn.
GV tiếp tục đưa câu hỏi phát vấn ở mức độ nâng cao:
-Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh ngọc trai-giếng nước ở cuối tác phẩm? Phải chăng nó thể hiện cho tình yêu chung thuỷ của Mỵ Châu-Trọng Thuỷ?
*Đây là một sáng tạo nghệ thuật, một hình ảnh có giá trị thẩm mỹ cao, đồng thời là một chi tiết đắt giá về phương diện kết cấu cốt truyện. Hình ảnh ngọc trai-giếng nước liên quan đến lời khấn cầu của Mỵ Châu trước lúc chết nhằm chiêu tuyết cho danh dự của nàng, còn giếng nước có hồn của Trọng Thuỷ hoà cùng nỗi giày vò hối hận. Ngọc trai được hóa thành từ máu Mỵ Châu đen về rửa trong giếng ấy càng sáng đẹp hơn. Tuy nhiên, hình ảnh này không phải là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ. Bởi vì:
-Trước khi chết Mỵ Châu đã kịp nhận ra mình bị lừa rối. Sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá đắt bằng sinh mạng nàng, sinh mạng cha nàng và số phận của cả một dân tộc. Bởi vậy, nếu có kiếp sau chắc Mỵ Châu không mù quáng chung tình với một kẻ lừa đảo như Trọng Thuỷ.
-Trước khi chết Mỵ Châu đã ý thức được tội lỗi của mình, nàng không xin tha chết, chỉ xin được biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù. Nỗi oan của Mỵ Châu chỉ có cái chết của Trọng Thuỷ mới rửa sạch được nên máu nàng hoá thành ngọc trai đem về rửa ở giếng Trọng Thuỷ chết càng sáng đẹp hơn. Hình ảnh ngọc trai-giếng nước chính là sự minh oan, hình ảnh của một mối oan tình được hoá giải.
-Hình ảnh ngọc trai-giếng nước đã tạo nên một kết thúc chặt chẽ hợp lý. Nó khép lại câu chuyện, thể hiện tập trung nhất nhận thức về lịch sử đồng thời thể hiện sự phán xét công minh của nhân dân đối với từng nhân vật trong truyện.
ịKhông chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử, truyền thuyết đã phản ánh lịch sử một cách độc đáo: Những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta đã được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tình thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu sắc thần kỳ mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
GV hỏi: Sau quá trình đọc hiểu tác phẩm em rút ra được bài học gì?
*-Bài học cảnh giác, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc vẫn luôn được đặt song hành, luôn tỉnh táo đề phòng mọi âm mưu đen tối của kẻ thù.
-Có suy nghĩ đúng đắn về nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng. Bao giờ tình yêu nam nữ, hạnh phúc gia đình cũng được đặt trong tình yêu tổ quốc, nghĩa vụ đối với đất nước.
-Người lãnh đạo đất nước phải biết dựa vào dân, lắng nghe ý của dân, lấy dân làm gốc.
ịTác phẩm kết tinh giá trị to lớn trên hai phương diện:
-Về giá trị nội dung: Thể hiện đậm nét tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân đạo của nhân dân ta.
-Về giá trị nghệ thuật: Tác phẩm có cốt truyện và tình tiết hấp dẫn, xây dựng được những nhân vật truyền thuyết nhưng chứa đầy mâu thuẫn. Tác giả dân gian có trí tưởng tượng phong phú bay bổng, sáng tạo được nhiều hình ảnh kỳ ảo, độc đáo.
III.Luyện tập: 
1.Sau khi đọc hiểu xong tác phẩm này, theo em yếu tố nào tạo nên sức hấp dẫn của nó?
2.Trong bài thơ “Tâm sự” Tố Hữu có đoạn viết: 
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
Hỏi: Sau khi đọc hiểu tác phẩm và đọc đoạn thơ trên thì em có cảm nhận gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_4_Truyen_An_Duong_Vuong_va_Mi_Chau_Trong_Thuy.doc