Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: truyện Kiều – Phần tác giả

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.

- Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.

- Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.

- Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.

2. Kỹ năng.

Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thong một đỉnh cao văn học.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 43400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: truyện Kiều – Phần tác giả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 
Tiết PPCT: 82
Ngày soạn: 24-02-11
Ngày dạy: 26-02-11
ĐỌC VĂN: TRUYỆN KIỀU – PHẦN TÁC GIẢ
 NGUYỄN DU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.
- Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.
- Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.
- Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.
2. Kỹ năng.
Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thong một đỉnh cao văn học.
3. Thái độ.
Tự hào về danh nhân văn hóa nhà thơ Nguyễn Du, tự hào về truyện Kiều.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phát vấn, thảo luận nhóm, đàm thoại. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
Đọc thuộc lòng 16 câu thơ đầu “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Phân tích tâm trạng của người chinh phụ qua 8 câu thơ đầu?
3. Bài mới.
Cuối năm 1965, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du, trên đường đi công tác qua quê hương của nhà thơ, Tố Hữu đã viết bài thơ “Kính gửi cụ nguyễn Du”, trong đó có đoạn ca ngợi Nguyễn Du và Truyện Kiều bất tử:
	“Tiếng thơ ai động đất trời 
	Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
	Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
	Tiếng thương nhơ tiếng mẹ ru những ngày
	Hỡi người xưa của ta nay
	Khúc vui xin lại so dây cùng Người”
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần cuộc đời SGK và trả lời câu hỏi.
- Gv cho Hs xem một số hình ảnh về Nguyễn Du.
- Thảo luận: (4 nhóm – 4 phút)
 Theo em , những nhân tố nào trong cuộc đời góp phần làm nên thiên tài Nguyễn Du?
- Gv gợi ý: Nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh xã hội, lịch sử, vùng đất sống,
- Gv liên hệ và giáo dục Hs.
 “Bao giờ Ngàn Hống hết cây
 Sông Rum hết nước, họ này hết quan”
 “Một phen thay đổi sơn hà,
 Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu!”
- Tóm lại em có nhận xét gì về con người ND qua các nét chính trong cuộc đời nói trên?
- Nguyễn Du sáng tác bằng những loại hình chữ nào? (chữ Hán -Nôm)
- Nêu những tác phẩm chính sáng tác bằng chữ Hán? Những tác phẩm đó thể hiện vấn đề gì?
- Những tác phẩm viết bằng chữ Nôm?
- Gv cho Hs xem ảnh bìa những tập thơ chữ Hán và chữ Nôm.
- Trình bày những đặc điểm về nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du?
- Gv liên hệ: “Đau đớn thay . lời chung”
 “Mỗi người một nghiệp khác nhau
 Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ” 
- Gv cho Hs nhắc lại một số kiến thức liên quan đến Truyện Kiều đã được học ở lớp 9.
- Gv cho Hs thảo luận: (3 tổ - 6 phút): Nêu nguồn gốc, giá trị nội dung, nghệ thuật và nội dung tư tưởng của Truyện Kiều?
- Gv liên hệ: Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh kí.
- Em có nhận xét gì về tác phẩm Truyện Kiều?
- Gv chốt lại nội dung, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. TÁC GIẢ NGUYỄN DU.
1. Những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.
- Thời đại: đó là thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp.
- Quê hương và gia đình :
+ Quê cha: Nghi Xuân- Hà Tĩnh, đất địa linh nhân kiệt.
+ Quê mẹ: Kinh Bắc, cái nôi của dân ca quan họ.
+ Quê vợ: Thái Bình, vùng đất yên bình, trù phú.
+ Gia đình quan lại có danh gia vọng tộc lớn.
- Bản thân : cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc -> yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng làm nên đỉnh cao văn học có một không hai : Truyện Kiều.
à Bên cạnh tài năng bẩm sinh, những yếu tố trên đã tác động đến cuộc đời Nguyễn Du, góp phần làm nên thiên tài Nguyễn Du.
2. Sự nghiệp văn học.
a. Những tác phẩm chính.
- Sáng tác bằng chữ Hán.
+ Thanh Hiên thi tập (78 bài).
+ Nam trung tạp ngâm (40 bài).
+ Bắc hành tạp lục (131 bài)
- Sáng tác bằng chữ Nôm.
+ Truyện Kiều.
+ Văn chiêu hồn.
b. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du.
- Nội dung: đề cao chữ tình.
- Nghệ thuật: thành công ở nhiều thể loại: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành, thất ngôn bát cú, bát cú.
II. TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU.
1. Nguồn gốc.
Từ cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (TQ) với tài năng nghệ thuật bậc thầy (tấm lòng nhân đạo), Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ.
2. Sự sáng tạo của Nguyễn Du.
- Nội dung:
+ Tạo nên một “khúc ca mới đứt ruột” (Đoạn trường tân thanh).
+ Nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm cảm xúc nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trong thấy”.
- Nghệ thuật:
+ Lược bỏ các tình tiết mưu mẹo, về báo oán,
+ Thể thơ: lục bát.
+ Ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác.
+ Thể hiện nội tâm nhân vật tài tình.
3. Nội dung tư tưởng.
- Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, khóc cho nhân phẩm bị chà đạp,
- Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép: tố cáo thế lực đen tối của xã hội phong kiến, kẻ chà đạp quyền sống của con người.
- Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
4. Nghệ thuật.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Nghệ thuật kể chuyện.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
=> Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc Viện Nam, di sản văn học của nhân loại, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.
v Ghi nhớ: SGK/96.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm các nội dung cơ bản sau:
+ Những nhân tố làm nên thiên tài Nguyễn Du.
+ Sự nghiệp sáng tác.
+ Đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Truyện Kiều.
+ Vì sao gọi Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới?
- Chuẩn bị bài mới: “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”:
+ Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Chuẩn bị BT2,3/SGK/101.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 82.doc