Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: tựa “Trích diễm thi tập”

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc.

- Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.

- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm.

2. Kỹ năng:

Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục.

3. Thái độ:

Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: tựa “Trích diễm thi tập”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 
Tiết PPCT: 62
Ngày soạn: 09-01-11
Ngày dạy: 11-01-11 
ĐỌC VĂN: TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
 HOÀNG ĐỨC LƯƠNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc.
- Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.
- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục.
3. Thái độ:
Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, thảo luận, diễn giảng. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài cáo như thế nào? Em có nhận xét gì về bản cáo trạng tội ác của giặc Minh?	
3. Bài mới:
Thế kỷ XV, chúng ta vừa chiến thắng giặc Minh, kẻ thù xâm lược bạo tàn muốn huỷ diệt nền văn hoá độc đáo của dân tộc ta và đồng hoá nhân dân ta. Sau chiến tranh, giữa vô vàn công việc xây dựng đất nước, công việc sưu tầm thơ văn là công việc rất có ý nghĩa. Để hiểu rõ hơn về công việc này, chúng ta cùng tìm hiểu lời đề tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Nêu vài nét sơ lược về tác giả Hoàng Đức Lương?
- Nêu những hiểu biết về tác phẩm?
- Nêu cách hiểu của em về thể tựa? So sánh với một số lời nói dầu trong một số cuốn sách hiện nay?
- Gv giải thích thêm về nhan đề tác phẩm.
- Gv hướng dẫn cách đọc cho Hs: rõ ràng, cảm xúc.
- Vì sao tác giả phải biên soạn Trích diễm thi tập?
- Gv liên hệ: chính sách cai trị đồng hóa thâm hiểm của giặc Minh. 
- Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến những sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau?
(Thảo luận: theo bàn – 4 phút)
- Gv giáo dục cho Hs: biết yêu quý thơ ca của dân tộc.
- Động cơ nào khiến cho tác giả làm Trích diễm thi tập?
- Quá trình biên soạn tác giả gặp những khó khăn gì?
- Nội dung và kết cấu của Trích diễm thi tập như thế nào?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả trong tác phẩm?
- Từ nội dung của tác phân hãy rút ra ý nghĩa của tác phẩm?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
- Hoàng Đức Lương (? - ?) quê Hưng Yên - đỗ tiến sĩ năm 1478.
- Nhà nho có ý thức sâu sắc về văn hoá dân tộc . Để lại lượng tác phẩm đáng kể.
2. Tác phẩm.
- Tác phẩm gồm thơ của các nhà thơ từ thời Trần đến thời Lê. Cuối cùng là thơ của chính tác giả.
- Chưa rõ ông soạn vào năm nào chỉ biết là sau chiến thắng quân Minh , thế kỷ XV.
- Lời tựa cho tập thơ này được viết 1497
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Lí do biên soạn Trích diễm thi tập.
- Không do ý muốn chủ quan của tác giả mà là yêu cầu của thời đại.
- Những nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời:
+ Chỉ có thi nhân mới hiểu được cái hay cái đẹp của thi ca.
+ Người có học thì không quan tâm đến. 
+ Người yêu thơ không đủ kiên trì và tài năng.
+ Nhà nước không khuyến khích in ấn.
+ Sức phá hủy của thời gian đối với sách vở.
+ Do chiến tranh, hỏa hoạn.
b. Quá trình hình thành Trích diễm thi tập, nội dung và kết cấu tác phẩm.
- Động cơ làm Trích diễm thi tập: đau xót trước thực trạng thơ văn bị hủy hoại, chìm đắm trong lãng quên ->thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương.
- Những khó khăn khi biên soạn: thư tịch cũ không còn, tác giả phải nhặt nhạnh, hỏi quanh...rồi phân loại, chia quyển.
- Nội dung và kết cấu gồm 6 quyển chia hai phần: 
+ Phần chính là thơ ca của tác gia thời Trần, đầu Lê.
+ Phần phụ lục là thơ ca của Hoàng Đức Lương.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Cách lập luận chặt chẽ.
+ Sự hòa quyện giữa chất trữ tình và nghị luận.
- Ý nghĩa: niềm tự hào sâu sắc, lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm cao trong việc trân trọng bảo tồn di sản văn học của dân tộc.
v Ghi nhớ: SGK/30.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung sau:
+ Lí do biên soạn Trích diễm thi tập.
+ Quá trình biên soạn, nội dung và kết cấu của tác phẩm.
- Chuẩn bị bài mới: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”:
+ Vai trò của hiền tài đối với đất nước.
+ Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 62.doc