Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Uy - Lít - xơ trở về

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Thấy được diện mạo tinh thần của người Hi Lạp cổ đại thể hiện ở trí tuệ và lòng chung thủy của nhân vật lí tưởng.

- Nắm được đặc điểm của nghệ thuật sử thi Ô-đi-xê.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới.

- Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu kể chuyện.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích nhân vật qua đối thoại.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 46984Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Uy - Lít - xơ trở về", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05 
Tiết PPCT: 14 -15
Ngày soạn: 09-09-10
Ngày dạy: 11-09-10
ĐỌC VĂN: UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
 (Trích Ô-đi-xê – Sử thi Hi Lạp)
 HÔ-ME-RƠ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được diện mạo tinh thần của người Hi Lạp cổ đại thể hiện ở trí tuệ và lòng chung thủy của nhân vật lí tưởng.
- Nắm được đặc điểm của nghệ thuật sử thi Ô-đi-xê.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới.
- Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu kể chuyện.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích nhân vật qua đối thoại.
3. Thái độ:
Nhận thức được sức mạnh tình cảm của gia đình, đó là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi ý, vấn đáp, thuyết trình kết hợp với thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A4 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A 8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu được thể hiện như thế nào qua truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy? Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân?
3. Bài mới: Nền văn hoá Hi Lạp cổ đại được xem là một trong bốn cái nôi lớn của nền văn minh nhân loại, và sử thi Iliat và Ôđixê của Hômerơ là hai bản anh hùng ca hoàn mĩ cả về nội dung và nghệ thuật . Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một đoạn trích nhỏ trong sử thi Ôđixê - Uylitxơ trở về.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - GV gọi HS nhắc lại khái niệm sử thi.
- Hãy trình bày những nét nổi bật về tác giả Hô-mê-rơ?
- GV chiếu cho HS xem hình về Hô-me-rơ và hình ảnh 2 bộ sử thi nổi tiếng.
- Tóm tắt nội dung sử thi Ô-đi-xê?
- Gv hướng dẫn HS tóm tắt theo sơ đồ (Gv chiếu sơ đồ trên máy)
- Trước khi Uy-lít-xơ trở về Pê-nê-lốp đang trong hoàn cảnh như thế nào?
- Khi nghe nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo tin Uy-lít-xơ sắp trở về tâm trạng của Pê-nê-lốp như thế nào ?
- Khi nhũ mẫu đưa bằng chứng thuyết phục, tâm trạng Pê-nê-lốp như thế nào? Dẫn chứng?
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh vế Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ, nhữ mẫu rữa chân cho Uy-lít-xơ,
- Tâm trạng của nàng khi sắp gặp Uy-lít-xơ?
- Khi Uylixơ trút bỏ bộ dạng hành khất, trông người đẹp như 1 vị thần, Pê-nê-lốp có còn ý định thử thách không? Nàng đã làm gì để xác định xem đó có phải là chồng mình? (thảo luận: theo bàn – 5 phút)
- Sau lời chân tình của Uy-lít-xơ về chiếc giường, Pê-nê-lốp đã thể hiện như thế nào? Nàng nói những gì?
- Cảm nhận chung của em về hình tượng nhân vật Pê-nê-lốp?
- GV liên hệ và giáo dục cho HS về phẩm chất của người phụ nữ Hi Lạp nói riêng và người phụ nữ nói chung.
- Tìm những đặc điểm, phẩm chất của nhân vật Uy-lít-xơ qua cách miêu tả của các nhân vật khác? 
- Trước sự lạnh nhạt của vợ, Uy-lít-xơ như thế nào? 
- Nhận xét của em về nhân vật Uy-lít-xơ?
- Đoạn trích đạt những thành công về mặt nghệ thuật?
- Nêu ý nghĩa của đoạn trích?
- GV liên hệ và chốt lại nội dung bài học.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV hướng dẫn HS tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả:
- Hô-me-rơ là nhà thơ mù người Hi Lạp, sinh vào khoảng TK IX- VIII TCN.
- Xuất thân trong một gia đình nghèo.
- Là người thông thái, có vốn sống, có vốn kiến thức phong phú, có thiên tài, am hiểu cuộc sống con người.
- Ông là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng “Iliat và Ôđixê”.
2. Tác phẩm:Gồm 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca.
Đoạn trích thuật lại chuyện sau 20 năm đánh thắng thành Tơ-roa và lênh đênh phiêu dạt, Uy- lít-xơ trở về quê hương, chiến thắng bọn cầu hôn Pê-nê-lốp, đoàn tụ cùng gia đình.
- Tóm tắt sử thi Ô-đi-xê: SGK/47.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Nhân vật Pê-nê-lốp.
* Hoàn cảnh của Pê-nê-lốp:
- Chờ đợi chồng 20 năm đằng đẵng.
- Đang phải đối phó với 108 tên vương tôn công tử đến cầu hôn
- Cha mẹ đẻ của nàng thúc ép tái giá-> phải tìm cách trì hoản.
* Tâm trạng:
- Vui sướng tột độ khi nghe tin chồng sắp trở về “mừng rỡ cuống quýt, nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão, nước mắt chan hoà..”
- Nàng không tin và tỏ ra nghi ngờ “già ơi già hãy khoan hí hửng reo cười”
+ Một mình Uy-lít-xơ không thể giết chết bọn cầu hôn.
+ Uy-lít-xơ đi biền biệt 20 năm hết hi vọng trở về.
- Nhũ mẫu đưa ra các bằng chứng thuyết phục: vết sẹo ở chân, đánh cuộc bằng tính mạng
 à Pê-nê-lốp phân vân, nàng trấn an nhũ mẫu và cũng tự trấn an mình.
- “Lòng nàng rất đổi.mà hôn” àcử chỉ lúng túng, lòng dạ phân vân, nghi hoặc: Đây là một vị hành khất hay chồng mình? 
- Đối mặt với Uy - lít - xơ : “nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu” mà trong lòng sửng sốt
→Trước những lời tác động của nhũ mẫu, đặc biệt là giây phút gặp mặt Uy - lít - xơ, Pê - nê -lốp bàng hoàng, xúc động nhưng vẫn cố dằn lòng, nén tình cảm của mình, bởi nội tâm nàng đang có mối xung đột ghê gớm – xung đột giữa cái nghi ngờ và cái điều muốn tin là sự thực.
- Những lời trách của Tê - lê - mác đã tác động mạnh tới Pê -nê -lốp “mẹ ơi.quá chừng”Nàng bối rối, phân vân cao độ, nhưng vẫn thận trọng, giải thích cho con một cách khôn khéo
- Đưa ra dấu hiệu chỉ có hai người biết để thử thách (bí mật về chiếc giường) -> khi nghe Uy-lít-xơ miêu tả đúng mười mươi sự thực nàng “bủn rủn cả tay chân” “nước mắt chan hoà  và nói với chồng những lời tha thiết nhất”
=>Pê-nê-lốp là hình tượng phụ nữ: thuỷ chung, son sắt với chồng, thông minh, thận trọng, khôn ngoan trong cách ứng xử.
2. Nhân vật Uy-lít-xơ.
- Được tác giả khắc hoạ một cách tài tình khéo léo với những phẩm chất nhất quán: dũng cảm, mưu trí khôn ngoan “vì có trong đầu một ý nghĩ rất khôn”.
+ Nhắc nhỡ Tê-lê-mác cảnh giác với người nhà của bọn cầu hôn -> người từng trải ,đầy kinh nghiệm.
+ Trách móc, hờn dỗi Pê-nê-lôp về việc nàng vẫn cứ giữ nguyên thái độ nghi ngờ “..nàng có một trái tim sắc đá”
- Khi nhận ra nhau: Uy-lít-xơ không chùng bước trước hiểm nguy đã “ôm lấy vợ, khóc dầm dề”à cảm động vì tấm lòng cao đẹp của Pê-nê-lốp và đón nhận niềm hạnh phúc sau 20 năm xa cách, thộ lộ tình cảm không chút giấu giếm.
=> Uy-lít-xơ là biểu hiện đẹp đẽ của trí thông minh, nghị lực, dũng cảm, nhạy bén trong mọi hành động, đặc biệt là tình cảm thuỷ chung với gia đình, quê hương.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.
+ Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
- Ý nghĩa văn bản: ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.
v Ghi nhớ: SGK/52
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài cần nắm:
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm.
+ Những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.
- Chuẩn bị bài mới: “Rama buộc tội”:
+ Phẩm chất của người anh hùng lí tưởng Rama.
+ Phẩm chất của người phụ nữ lí tưởng Xita.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 14-15.doc