A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học.
- Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
- Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn ngữ, hình tượng, hàm nghĩa.
2. Kỹ năng.
- Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu.
Tuần: 31 Tiết PPCT: 91 Ngày soạn: 14-03-11 Ngày dạy: 16-03-11 ĐỌC VĂN: VĂN BẢN VĂN HỌC A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học. - Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn học. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức. - Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. - Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn ngữ, hình tượng, hàm nghĩa. 2. Kỹ năng. - Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu. 3. Thái độ. Có ý thức hiểu đúng mục đích của văn bản văn học. C. PHƯƠNG PHÁP. Gợi ý, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ. Đọc thuộc lòng đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích? 3. Bài mới. Hàng ngày, chúng ta được tiếp xúc, đọc nhiều loại văn bản: miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận,... trong đó, có một số văn bản được gọi là văn bản văn học (VBVH). Vậy VBVH là gì? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các tiêu chí để xác định. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - HS đọc văn bản phần I/SGK/117, 118 - Cho biết để nhận diện một VBVH cần dựa trên những tiêu chí nào? - Gv liên hệ: Sóng - Xuân Quỳnh. Lão Hạc – Nam Cao. - Gv liên hệ: Sang thu – Hữu Thỉnh. Mảnh trăng cuối rừng -Nguyễn Minh Châu. - Gv liên hệ: Tây Tiến – Quang Dũng. Chiếc lá cuối cùng – Ô hen-ri - Gv lý giải: VBVH không nhằm giải quyết những vấn đề thực dụng cần thiết hằng ngày nhưng từ vấn đề hằng ngày người viết đi sâu vào đời sống tư tưởng, tình cảm của con người ->VBVH viết ra thuộc phạm vi văn học. -Cho biết cấu trúc của VBVH thường mang những tầng, lớp nghĩa nào? - Tìm hiểu tầng ngôn từ là tìm hiểu những phương diện nào? - Gv liên hệ: ngôi sao, mùa xuân. - Tìm hiểu tầng hình tượng là tìm hiểu những điều gì? - Gv liên hệ: hoa mai, hoa sen, cây tùng, “Sen tàn cúc lại nở hoa, Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”. (Nguyễn Du) - Tìm hiểu hàm nghĩa là tìm hiểu những ý nghĩa nào? - Gv liên hệ: Bánh trôi nước – HXH. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” - Các tầng, lớp nghĩa này có quan hệ như thế nào với nhau? - Các văn bản do nhà văn viết ra có phải là tác phẩm văn học không? - Khi nào văn bản mới trở thành tác phẩm? - Gv chốt lại nội dung. Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK. - Gv hướng dẫn Hs làm bài tập. - Thảo luận nhóm : (3 nhóm - 6 phút) + Nhóm 1: làm BT1/SGK/121. + Nhóm 2: làm BT2/SGK/122. + Nhóm 3: làm BT3/SGK/123. - Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét chung, chốt vấn đề. - Gv hướng dẫn Hs tự học. I. TIÊU CHÍ CHỦ YẾU CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC. - Là văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. - Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng. - Xây dựng theo phương thức riêng, theo đặc trưng một thể loại nhất định (kịch, thơ, truyện). II. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC. 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa. - Ngữ nghĩa của từ: nghĩa tường minh -> hàm ẩn, nghĩa đen → nghĩa bóng. - Ngữ âm: âm thanh do ngôn từ tạo nên. à bước thứ nhất để đi vào chiều sâu văn bản. 2. Tầng hình tượng. Hình tượng được sáng tạo -> những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng -> khác nhau ở mỗi văn bản. ànhà văn xây dựng hình tượng để gửi gắm tình ý của mình với cuộc đời. 3. Tầng hàm nghĩa. - Tầng hàm nghĩa: ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản -> tấc lòng nhà văn muốn ký thác cho đời. - Tầng ngôn từ -> tầng hình tượng ->tầng hàm nghĩa. III. TỪ VĂN BẢN ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC. Nhà văn sáng tác văn bản văn học -> hệ thống ký hiệu tồn tại khách quan -> có người đọc -> các giá trị của văn bản được tiếp nhận -> tác phẩm văn học. v Ghi nhớ: SGK/121. IV. LUYỆN TẬP. 1. BT1/SGK/121. - Bài thơ văn xuôi. Giống nhau: câu mở đầu và câu kết mỗi đoạn. - Nơi dựa ngược với thông thường -> là nơi dựa tinh thần: nơi con người thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. àsống với tình yêu, với niềm hy vọng về tương lai, lòng biết ơn quá khứ -> phẩm giá nhân văn của con người. 2. BT2/SGK/122. - Bài thơ chia hai đoạn + 4 câu đầu: sức tàn phá của thời gian. + 3 câu cuối: những điều có sức sống mãnh liệt, tồn tại với thời gian. - Ý nghĩa: thời gian xóa nhoà tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Chỉ có văn học nghệ thuật và kỷ niệm về tình yêu là có sức sống vĩnh hằng. 3. BT3/SGK/123. - 2 câu đầu: mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn -> quan hệ tương thông và tương đồng -> người viết tiêu biểu cho tâm hồn dân tộc. - 2 câu cuối: văn bản nhà văn -> tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc: tái tạo lại, tưởng tượng thêm. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Về nhà học bài cần nắm nội dung sau: + Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. + Cấu trúc của văn bản văn học. + Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản văn học và văn bản phi văn học. - Chuẩn bị bài mới: “Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối”: + Khái niệm phép điệp, phép đối. + Làm các BT của phép điệp và phép đối theo yêu cầu của từng bài. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: