Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân vật giao tiếp.

- Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động, ) và phương tiện (ngôn ngữ).

- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói và viết) và lĩnh hội văn bản (nghe và đọc).

- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, nội dung, hoàn cảnh, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

2. Kỹ năng:

- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.

- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3922Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 
Tiết PPCT: 3
Ngày soạn: 18-08-10
Ngày dạy: 20-08-10
TIẾNG VIỆT: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân vật giao tiếp.
- Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động,) và phương tiện (ngôn ngữ).
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói và viết) và lĩnh hội văn bản (nghe và đọc).
- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, nội dung, hoàn cảnh, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
2. Kỹ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
3. Thái độ:
Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
C. PHƯƠNG PHÁP
 Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới:
Trong cuộc sống hằng ngày, con người với con người thường có nhu cầu giao tiếp, trao đổi qua lại với nhau. Và hoạt động giao tiếp đó sử dụng một phương tiện vô cùng quan trọng-đó là ngôn ngữ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV yêu cầu HS đọc văn bản SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
- Trong đoạn văn, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào? Vai trò của người nói và người nghe trong quá trình thực hiện giao tiếp này?
- Hoàn cảnh giao tiếp giữa vua và các bô lão diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Hoạt động này hướng vào nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì?
- Mục đích của cuộc giao tiếp là gì? Kết quả của cuộc giao tiếp như thế nào?
- GV cho Hs ôn lại kiến thức bài “Tổng quan” và thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm 1:
+ Em hãy chỉ ra các nhân vật GT qua văn bản “Tổng quan văn học VN”
+ HĐGT đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Nhóm 2:
+ Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
Nhóm 3:
+ Hoạt động giao tiếp đó nhằm mục đích gì?
+Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật?
- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Nêu các quá trình của hoạt động giao tiếp? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp?
- Gv tổng kết các câu trả lời và chốt lại bằng bài học ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS làm BT vận dụng: phân tích các nhân tố trong hoạt động giao tiếp giữa người mua và người bán ở chợ.
- GV hướng dẫn H tự học.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tìm hiểu văn bản “Hội nghị Diên Hồng”.
- Đối tượng giao tiếp: 
+ Vua (người lãnh đạo tối cao của đất nước) và các bô lão (đại diện cho các tầng lớp nhân dân)
+ Các nhân vật giao tiếp có vị thế khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp khác nhau.
- Quá trình của hoạt động gtiếp:
+ Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau.
+ Người nói (tạo lập văn bản), người nghe (lĩnh hội văn bản).
- Hoàn cảnh: Đất nước đang có giặc ngoại xâm
- Nội dung: Thảo luận về tình hình đất nước có giặc ngoại xâm và bàn sách lược đối phó
- Mục đích: Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với giặc.
Cuộc gtiếp đã đạt được mục đích (đánh!)
2. Về bài Tổng quan văn học Việt Nam.
- Đối tượng giao tiếp: 
Tác giả viết SGK HS lớp 10
 ( trình độ cao) ( trình độ thấp hơn)
- Hoàn cảnh của HĐGT: Có tính qui thức
- Nội dung giao tiếp: Thuộc lĩnh vực văn học sử Việt Nam, bao gồm những vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận hợp thành của VHVN
+ Quá trinh phát triển của VHVN
+ Con người VN qua văn học
- Mục đích giao tiếp: Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản và khái quát về lịch sử phát triển của VHVN.
- Phương tiện và cách thức: dùng các thuật ngữ văn học, kết cấu văn bản mạch lạc, rõ ràng.
II. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ.
1. Khái niệm: SGK.
2. Quá trình giao tiếp: + Tạo lập
 + Lĩnh hội
3. Nhân tố giao tiếp : nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện giao tiếp, cách thức giao tiếp.
v Ghi nhớ: SGK/15
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài cần nắm:
+ Khái niệm, quá trình và các nhân tố giao tiếp.
+ Vận dụng kiến thức trên để làm BT1,2,3/SGK 20,21.
- Chuẩn bị bài mới: “Khái quát văn học dân gian”
+ Khái niệm, đặc trưng và thể loại của VHDG.
+ Những giá trị chủ yếu của VHDG.
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 3.doc