A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp.
- Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua việc phân tích các nhân tố giao tiếp trong những hoạt động giao tiếp cụ thể.
- Luyện tập phân tích các nhân tố giao tiếp, thực hành tạo lập văn bản ghi lại HĐGT bằng ngôn ngữ
2. Kỹ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Rèn kĩ năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh.
Tuần: 02 Tiết PPCT: 5 Ngày soạn: 22-08-10 Ngày dạy: 24-08-10 TIẾNG VIỆT: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (TT) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp. - Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua việc phân tích các nhân tố giao tiếp trong những hoạt động giao tiếp cụ thể. - Luyện tập phân tích các nhân tố giao tiếp, thực hành tạo lập văn bản ghi lại HĐGT bằng ngôn ngữ 2. Kỹ năng: - Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. - Rèn kĩ năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh. 3. Thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ. C. PHƯƠNG PHÁP. Phát vấn kết hợp với thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 10A4 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A 8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ: - Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hoạt động giao tiếp đó có mấy quá trình? - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào? 3. Bài mới: Khi tìm hiểu về HĐGT bằng ngôn ngữ ta thấy: để có hiệu quả trong một HĐGT có rất nhiều nhân tố tham gia: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp,vậy để nắm thật cụ thể về nhiệm vụ của các nhân tố đó ta tìm hiểu qua tiết 2 của bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - GV yêu cầu HS đọc bài tập ở SGK. BT1/20: thảo luận nhóm (4 nhóm – 5 phút) - Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (về lứa tuổi, giới tính). - Hoạt động giao tiếp này diễn ra trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào? - Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì? - Cách nói ấy có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không? - Em có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn từ của chàng trai? - Nhân vật đã thực hiện những hành động giao tiếp cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? - Cả 3 câu trong lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay để thực hiện mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu? - Lời nói của nhân vật đã bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào? - GV gọi HS đọc bài thơ “Bánh trôi nước” và trả lời các câu hỏi sau: (thảo luận nhóm: theo bàn – 5 phút) + Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào? + Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ? - GV hướng dẫn HS tự học. - GV hướng dẫn HS làm BT4,5/21. III. LUYỆN TẬP. 1. BT1/20. - Nhân vật: chàng trai và cô gái (trẻ, tuổi yêu đương) - Hoàn cảnh: đêm trăng đẹp, thanh vắng, thích hợp cho việc thổ lộ tình cảm yêu đương. - Nội dung: “tre non đủ lá” để tính chuyện “đan sàn” nhưng ngụ ý: họ đã đến tuổi trưởng thành nên tính chuyện kết hôn àchàng trai tỏ tình với cô gái. - Cách nói của chàng trai: phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. - Chàng trai tế nhị, kín đáo dùng hình ảnh ẩn dụ nhưng đậm đà tình cảm. 2. BT2/20,21. - Các nhân vật đã thể hiện hành động giao tiếp cụ thể: chào, chào đáp lại, khen, hỏi, trả lời. Mục đích: thể hiện tình cảm và trao đổi thông tin. - Cả 3 câu đều có hình thức câu hỏi: câu 1 (chào), câu 2 (lời khen), câu 3 (câu hỏi). - Lời nói của hai nhân vật giao tiếp bộc lộ tình cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ thái độ kính mến ông, còn ông thì là tình cảm quý yêu, trìu mến cháu. 3. BT3/21. - Nội dung: qua hình tượng “bành trôi nước” nhằm bộc bạch vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. - Mục đích: khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của riêng tác giả. - Cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh (trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, lòng son). - Người đọc căn cứ vào cuộc đời của tác giả để lĩnh hội bài thơ. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Vận dụng kiến thức để làm BT4,5/21. - Tìm thêm những hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời thường và trong văn học. - Chuẩn bị bài mới: “Văn bản”: + Khái niệm và đặc điểm của văn bản. + Chia theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, văn bản có những loại nào? E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: