Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tấm cám

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hóa của Tấm.

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ thể.

II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chống trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội.Sức sống mãnh liệt của con người và và niềm tin của nhân dân.

- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc: Sử dụng hợp lý, sáng tạo các yếu tố thần kì.

2. Kỹ năng:

- Tóm tắt văn bản tự sự.

- Phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.

3. Phương tiện:

SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng, thiết kế bài giảng, tranh ảnh minh hoạ.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 63248Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tấm cám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 – 23	 Ngày soạn:........................
TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-	Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hóa của Tấm.
-	Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ thể.
II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1.	Kiến thức:
-	Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chống trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội.Sức sống mãnh liệt của con người và và niềm tin của nhân dân.
-	Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc: Sử dụng hợp lý, sáng tạo các yếu tố thần kì.
2. Kỹ năng: 
-	Tóm tắt văn bản tự sự.
-	Phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.
3. Phương tiện:
SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng, thiết kế bài giảng, tranh ảnh minh hoạ.
III. NỘI DUNG LÊN LỚP :
1. 	Kiểm tra bài cũ (5 phút) : 
Em có cảm nhận gì về nhân vật Ra-ma qua đoạn trích "Ra-ma buộc tội". 
2. Bài mới (83 phút) :
 Nguyễn Khoa Điểm – Nhà thơ của “ Đất nước” đã viết những câu thơ rất xúc động như sau: 
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bang đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng của
	 ( Đất nước, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”)
 Những câu truyện cổ tích từ lâu đã thấm nhuần và trở thành tâm hồn người Việt. Chúng ta sinh ra và trưởng thành từ những câu chuyện rất đỗi thân quen nhưng cũng rất thiêng liêng đó của dân tộc. Chắc hẳn trong các em, mỗi em đều có riêng trong trí tưởng tượng của mình một chị Tấm, một chàng Thạch Sanh với những yếu tố thần kỳ rất hấp dẫn. Nhưng những cảm quan ban đầu của các em về truyện cổ tích chưa hẳn đầy đủ bởi truyện dân gian dù được lưu truyền trong quần chúng nhưng cũng ẩn chứa những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù. Hôm nay, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu một văn bản truyện cổ tích rất quen thuộc – truyện cổ tích " Tấm Cám" , để các em có thể khám phá được những đặc điểm tiêu biểu nhất trong nội dung và nghệ thuật của thể loại tác phẩm này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh
-	GV: Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK 
-	GV: Hãy nêu các thể loại truyện cổ tích? Tấm Cám thuộc thể loại nào ?
-	HS: trả lời.
-	GV: Nêu đặc trưng cơ bản của loại cổ tích thần kỳ ?
-	HS: trả lời, GV bổ sung.
- 	GV: có thể yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ.
-	HS tìm thêm: Thạch Sanh,Cây khế, Sọ Dừa...
Hoạt động 2: Đọc, tóm tắt tác phẩm
-	GV gọi HS đọc hướng dẫn HS đọc đúng thể loại tự sự.(Phân vai cùng nhau đọc hoặc kể lại)
-	GV: giải thích những từ khó.
Truyện “ Tấm Cám” có thể bố cục thành 3 phần:
- Tấm ở nhà và đi dự hội
- Tấm vào cung vua và hoá thân
- Tấm trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua.
Hoạt động 3: Phân tích cắt nghĩa văn bản
-	GV: Theo dõi toàn truyện, ta thấy nổi bật lên sự đối lập mâu thuẫn gì, giữa nhân vật nào với nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truyện? Mâu thuẫn nào là chủ yếu?
-	HS: trả lời từng nội dung.
-	GV: nhận xét, bổ sung ý kiến khác.
 Quả như vậy, là đứa con riêng, lại là phận gái ở với dì ghẻ, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng"mâu thuẫn
-	GV: Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và Cám cùng mụ dì ghẻ có thể phân thành mấy chặng? Tóm tắt những sự việc chính trong từng chặng?
-	HS: trả lời
-	GV: Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám có thể làm các chặng nhỏ.
+	Bắt cua →chăn trâu→xem hội→ thành hoàng hậu.
+	Bốn lần bị giết→bốn lần hóa thân
+	Trả thù.
-	GV: Mâu thuẫn đầu tiên bắt đầu từ sự việc gì? 
 Tấm làm lụng vất vả suốt ngày, đêm lại xay lúa giã gạo trong khi Cám được mẹ nuông chiều, ăn trắng mặc trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng. Cám lừa Tấm trút hết giỏ tép để giành phần thưởng chiếc yếm đỏ.
-	GV: Tại sao Cám lại làm việc lừa dối chị mình?
-	HS: trả lời?
-	GV: nhận xét góp ý.
-	GV: Con bống còn sót lại có ý nghĩa gì?
-	HS: trả lời.
-	GV: Hình ảnh cục máu nổi lên nói lên điều gì? (Tích tụ oan ức, oán hờn, đau đớn, tố cáo tội ác)
-	GV: Giết bống, mẹ con Cám vì lý do gì? Có phải vì tham ăn?
-	HS: ý kiến trả lời.
-	GV: Mẹ con Cám bày kế không cho Tấm đi xem hội như thế nào?
-	HS: trả lời.
-	GV:Vai trò của Bụt trong chặng đầu của truyện có vai trò như thế nào?Bụt đã làm gì để giúpTấm?
-	HS: trả lời;GV bổ sung.
 Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn ấy, tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm buồn tủi, an ủi, giúp đỡ.
-	GV: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám khi Tấm đã trở thành hoàng hậu có giảm đi hay ngược lại? Vì sao?
-	HS: trả lời
-	GV: Bốn lần giết Tấm một cách vô cùng độc ác chứng tỏ điều gì nơi mẹ con Cám?
-	HS: trả lời.
 Không chỉ bóc lột về vật chất, tinh thần, tàn nhẫn hơn mẹ con Cám giết chết Tấm để cướp đoạt hạnh phúc. Chúng không chỉ giết Tấm một lần mà tới 4 lần: Tấm chết hóa thân: chim vàng anh ® cây xoan đào, khung cửi ® cây thị ® Tấm ® sức sống mãnh liệt của Tấm.
→Tấm khổ sở và bất hạnh, mẹ con Cám ác đến tận cùng cái ác. Mâu thuẫn và xung đột càng trở nên căng thẳng.
- Bản chất mâu thuẫn này là thể hiện sự xung đột trong gia đình chế độ phụ quyền thời cổ, khi người phụ nữ giữ vai trò quan trọng. Song mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác là chủ yếu. 
-	GV: Tấm không chết, bốn lần hóa thân nói lên ý nghĩa gì ? 
-	HS: trả lời.
 Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hanh phúc. Một cô Tấm hiền lành lương thiện vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời đòi lại hạnh phúc. Tấm hoá Vàng anh để báo hiệu sự có mặt của mình. Vàng anh bị giết, Tấm hoá cây xoan đào, khung cửi dệt tuyên chiến với kẻ thù “cót ca, cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Khung cửi dệt, qủa thị là những vật Tấm hoá thân cũng là những gì bình dị, thân thương nhất trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp tạo ấn tượng thẩm mĩ cho truyện.
-	GV: Em hãy cho biết ý nghĩa việc trả thù của Tấm ?
-	HS: trả lời.
 Từ mồ côi, Tấm trở thành Hoàng hậu. Hạnh phúc ấy chỉ có ở con người hiền lành lương thiện, chăm chỉ. Điều đó đã nêu triết lí sống “ở hiền gặp lành”. Hµnh ®éng tr¶ thï cña TÊm lµ hµnh ®éng cña c¸i thiÖn trõng trÞ c¸i ¸c. Đây cũng là quan niệm phổ biến trong truyện cổ tích thần kì ở VN. 
-	GV : Vai trò của yếu tố thần kỳ trong truyện. (Những vật Tấm hoá thân đều là yếu tố kì ảo→ Phản ánh ước mơ đổi đời và tinh thần lạc quan của người xưa.)
-	GV:Cuối cùng Tấm cũng sống lại, đẹp hơn xưa và tiếp tục trở thành hoàng hâu nói lên điều gì?
-	HS: trả lời.
 Trở thành Hoàng hậu là ước mơ, khát vọng lớn lao của người nông dân bị đè nén áp bức. Song truyện Tấm Cám không dừng lại ở kết thúc phổ biến đó mà mở ra một hướng khác.
-	Vì sao chặng này không thấy Bụt xuất hiện? Tấm không khóc?
-	HS: trả lời.
-	HS thảo luận, GV chốt lại ý.
 Ở phần đầu Bụt hiện lên giúp Tấm mỗi lần Tấm khóc, sau đó Tấm không hề khóc, không thấy còn sự xuất hiện của Bụt. Ngược lại Tấm tự giành và giữ hạnh phúc.
Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá chung
-	GV: Nêu nghệ thuật của truyện?
-	HS: trả lời.
-	GV: Nêu ý nghĩa của văn bản.
-	HS: trả lời.
-	GV : Nêu ý nghĩa của văn bản.
-	HS trả lời. 
Hoạt động 5: Củng cố, kiểm tra, đánh giá
Tóm tắt truyện Tấm Cám khoảng 10 dòng.
I. Tìm hiểu chung :
1. Có 3 loại truyện cổ tích: Cổ tích loài vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.
2. Đặc trưng của cổ tích thần kỳ:
- Đặc trưng cơ bản của cổ tích thần kỳ là sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào tiến trình phát triển của câu chuyện (Bụt, Tiên, hay sự biến hóa thần kỳ). 
-	 Ước mơ cháy bỏng về hạnh phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người là nội dung chủ yếu của cổ tích thần kỳ. 
3.Văn bản
Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm.
-	 Tấm >< Cám và dì ghẻ.
+ Tấm >< Cám : cùng cha khác mẹ.
+ Tấm >< dì ghẻ: mẹ ghẻ con chồng.
-	Tấm >< Cám chủ yếu xuyên suốt, liên tục, ngày càng căng thẳng, quyết liệt, một mất một còn.
® Ác >< thiện ® mâu thuẫn xã hội.
Þ Kết thúc: Thiện thắng ác ® ước mơ công lý của người xưa.
	Diễn biến xung đột mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám.
* Tấm:
-	Số phận bất hạnh, mồ côi cha mẹ, con riêng, phận gái, làm lụng vất vả suốt ngày vì sự hành hạ của mẹ con cám ® nổi khổ chồng chất ® đại diện cho cái thiện: một cô gái chăm chỉ, hiền lành, đôn hậu.
*	Mẹ con Cám:
 - Lười biếng, rong chơi, bắt Tấm làm quần quật.
+ Bắt tép: cướp công lao động của Tấm ® lĩnh thưởng ® cướp đoạt quyền lợi vật chất.
+ Rình xem bống ăn ® giết bống ® bày kế không cho Tấm đi xem hội ® cướp đoạt quyền lợi tinh thần.
+ Trước và sau khi Tấm thử giày: khinh bỉ, ngạc nhiên, hằn học ® tâm địa nhỏ nhen, ích kỉ.
* Nhân vật Bụt:
-	 Tưởng tượng, mang yếu tố thần kì, có phép màu, rất hiền từ, luôn hiện ra kịp thời để giúp đỡ nhân vật bất hạnh.
b. Ý nghĩa những lần biến hóa của Tấm.
-	Mẹ con Cám ghen tỵ tức tối ® tìm mọi cách hãm hại
+ Tấm về giỗ bố ® dì ghẻ chặt cau ® Tấm chết ® Cám vào cung làm Hoàng hậu.
+ Tấm hóa thân: chim vàng anh ® cây xoan đào, khung cửi ® cây thị ® Tấm ® sức sống mãnh liệt của Tấm.
+ Tấm nhiều lần hóa thân để nguyền rủa Cám, vạch tội, hăm dọa ® nhằm dành lại hạnh phúc cho mình.
+ Hình ảnh : con bống, con gà, chim sẻ, đặc biệt là chiếc giày ® tưởng tượng độc đáo là chiếc cầu nối, là cái cớ để so sánh với Cám, dẫn đến gặp vua, trở thành hoàng hậu, mở màn cho hàng loạt tội ác của mẹ con Cám ® mâu thuẫn thêm gay gắt. Þ Quan niệm thiện ác và tinh thần lạc quan, niềm tin vào chân lý và công bằng của người Việt xưa.
c. Ý nghĩa việc trả thù của Tấm. 
- Hµnh ®éng tr¶ thï cña TÊm lµ hµnh ®éng cña c¸i thiÖn trõng trÞ c¸i ¸c.
- Phï hîp víi quan niÖm cña nh©n d©n: ë hiÒn gÆp lµnh, ¸c gi¶ ¸c b¸o.
2. Nghệ thuật :
-	Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến.
-	Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại và song song phát triển. Ở đó, bản chất của từng tuyến nhân vật được nhấn mạnh, tô đậm. 
-	Có nhiều yếu tố thần kì song vai trò của yếu tố thần kì cũng khác nhau trong từng giai đoạn.
-	Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
3. Ý nghĩa văn bản:
	Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnhmẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niệm tin của nhân vật vào công lý và chính nghĩa.
III. Luyện tập:
 HS làm luyện tập ở nhà (SGK/tr.72)
 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2 phút):
- Dặn dò:
+	Làm bài tập
+ Học bài 
- Chuẩn bị bài mới: “Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày...”
RÚT KINH NGHIỆM
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 tham kh¶o: 
Lêi cña TÊm
 (¸nh TuyÕt)
DÞu dµng lµ thÕ TÊm ¬i
Mµ sao em ph¶i thiÖt thßi, v× sao?
PhËn nghÌo h«m sím d·i dÇu
Hãa bao nhiªu kiÕp, ngät ngµo, ®a ®oan.
Ng­êi ngoan ë víi ng­êi gian
DÉu hiÒn nh­ bôt còng tan n¸t lßng.
Tin em, em c­íp mÊt chång
§µnh lµm qu¶ thÞ th¬m cïng n­íc non.
T­ëng r»ng yªn phËn lµm con
MiÕng trÇu c¸nh ph­îng vÉn cßn th¬m m«i
DÞu dµng còng bÊy nhiªu th«i!
Nµo ai cã mÊy cuéc ®êi cho nhau.
Mét lÇn chÕt mÊy lÇn ®au
Còng lµ x¸ téi cho nhau mét lÇn.
Gai hång gi÷ lÊy hoa hång
L¹i ngåi giÆt ¸o cho chång nh­ x­a.
Diễn biến các sự kiện dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
Sự việc
Chi tiết
Tấm
Mẹ con Cám
Hoàn cảnh
-Mồ côi
-Làm lụng vất vả ngày đêm
-Dì ghẻ cay nghiệt. 
-Cám được nuông chiều, không phải làm việc nặng
Bắt
tôm tép để được yếm đỏ
-Bắt một buổi đầy giỏ vừa cá vừa tép
-Tin em nên bị lừa lấy hết tép
-Cám đủng đỉnh dạo chơi, đến chiều không được gì
-Lừa trút hết tép của Tấm 
Bụt cho Tấm con cá bống
-Đề dành cơm, nuôi bống
-Tin lời dì, dẫn trâu đi xa, bống bị bắt, Tấm chôn xương bống
-Cám rình xem Tấm cho cá ăn
-Mẹ Cám lừa Tấm bắt bống làm thịt
Tấm đi xem hội, thử giày
-Bụt sai chim sẻ nhặt thóc, chỉ Tấm đào lọ xương bống để có áo quần, giày, ngựa đi hội
-Tấm đánh rơi giày, nhà vua nhặt được, truyền lệnh thử giày
-Mẹ Cám trộn lẫn gạo với thóc bắt Tấm nhặt xong mới đi hội
-Hai mẹ con, quần áo xúng xính đi xem hội
Cái chết của Tấm
-Tấm xin vua về giỗ cha
-Tấm vâng lời dì trèo cau
-Tấm ngã xuống ao chết
-Mẹ con Cám ghen ghét bày mưu giết Tấm
-Mẹ Cám đốn cau
Con chim vàng anh
-Tấm hóa thành chim vànganh
-Vàng anh bay vào tay áo vua và được yêu quý
-Mẹ Cám đưa Cám vào cung
-Cám giặt áo cho nhà vua
-Cám giết chim làm thịt
Cây xoan đào và khung cửi
-Tấm hóa thành 2 cây xoan đào, vua mắc võng nằm chơi 
-Khung cửi rủa Cám
-Cám chặt cây làm khung cửi theo lời mẹ dặn
-Cám đốt khung cửi, đổ tro bên đường
Bà lão hàng nước và quả thị
-Từ đống tro mọc lên 1 cây thị chỉ đậu 1 quả, 
-Bà lão đem quả thị về nhà,
-Tấm từ quả thị bước ra 
-Nhà vua gặp lại Tấm
-Cám bị dội nước sôi chết
-Mụ dì ghẻ nghe tin cũng lăn đúng ra chết

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_7_Tam_Cam.doc