Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh.

- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

2. Kỹ năng:

Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

3. Thái độ:

Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu.

C. PHƯƠNG PHÁP.

 Thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề và thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13405Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:19 
Tiết PPCT: 55
Ngày soạn: 26-12-11
Ngày dạy: 28-12-11
TẬP LÀM VĂN: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng:
Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
3. Thái độ:
Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: 
Kiểm tra vở soạn 2-3 học sinh.
3. Bài mới:
Mỗi văn bản thuyết minh đều phải viết theo một bố cục nhất định. Nhưng cơ sở của những bố cục ấy là gì? Có phải chỉ có một loại bố cục duy nhất hay có thể có những bố cục khác nhau? Nguồn gốc của sự khác nhau đó chính là nội dung vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK.
- Thế nào là văn bản thuyết minh?
- Gv hướng dẫn Hs đọc hai văn bản ở mục I/ SGK165-167.
 Hội thổi cơm thi Đồng Vân
 Bưởi Phúc Trạch
( HS thảo luận: 2 nhóm – 10 phút)
- Nhóm 1: văn bản “Hội thổi cơm thi Đồng Vân”.
- Nhóm 2: văn bản “Bưởi Phúc Trạch”
+ Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản?
+ Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản?
+ Phân tích và sắp xếp các ýtrong từng văn bản, giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh?
- Gv chốt lại nội dung, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs làm BT.
- Thuyết minh bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Lựa chọn hình thức kết cấu thuyết minh nào?
- GV hướng dẫn Hs thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương.
+ Thuyết minh về các mặt: vị trí, quang cảnh, sự tích, sức hấp dẫn và giá trị của đối tượng.
+ Kết hợp cách thuyết minh theo trình tự: thời gian, không gian, lôgich.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. KHÁI NIỆM.
-Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo,của các sự vật, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.
II. KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH.
1.Tìm hiểu hội thổi cơm thi ở Đồng Văn: 
a. Đối tượng.
Thuyết minh về hội thổi cơm thi ở Đồng Văn.
Mục đích: Giới thiệu với người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của lễ hội.
b. Ý chính tạo thành văn bản thuyết minh.
- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội thổi cơm thi.
- Diễn biến của lễ hội:
+ Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, nấu cơm.
+ Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm thi.
- Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân lao động.
c. Các ý trong văn bản được sắp xếp theo.
- Trình tự lôgich: giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội.
- Trình tự thời gian: bắt đầu, diễn biến, chấm thi.
2.Tìm hiểu văn bản “Bưởi Phúc Trạch”.
a. Đối tượng: Thuyết minh về mọt loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh – bưởi Phúc Trạch.
- Giúp người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn và sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.
b. Ý chính tạo thành văn bản thuyết minh.
- Hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch.
- Hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch.
- Sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.
- Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
c. Các ý trong văn bản được sắp xếp theo.
- Trình tự thời gian: từ ngoài vào trong.
- Trình tự lôgich: các phương diện khác nhau của quả bưởi.
3. Hình thức kết cấu văn bản thuyết minh.
- Theo trình tự thời gian.
- Trình tự không gian.
- Trình tự logic.
- Trình tự kết hợp.
v Ghi nhớ SGK/168.
III. LUYỆN TẬP.
1. BT1/168. 
Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp:
- Giới thiệu chung : tác giả, thể loại, nội dung chính
- Thuyết minh giá trị nội dung của bài thơ: hào khí, sức mạnh của quân đội thời Trần, chí làm trai theo tinh thần nho giáo là lập công và lập danh.
- Thuyết minh giá trị nghệ thuật của bài thơ: sự cô đọng đạt tới độ súc tích cao, nhấn mạnh tính kỳ vĩ về thời gian, không gian và con người.
2. BT2/168. 
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung sau:
+ Khái niệm văn bản thuyết minh.
+ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
+ Hoàn thiện BT2/168.
- Chuẩn bị bài mới: “Lập dàn ý bài văn thuyết minh”
+ Cách lập dàn ý bài văn thuyết minh.
+ Lập dàn ý cho đề văn sau: tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuyết minh về tấm gương học tốt.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 55.doc