Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu vai trò tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

- Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Yếu tố miêu tả, biểu cảm và vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.

- Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện và phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một số văn bản tự sự.

- Biết quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong khi trình bày các chi tiết, sự việc.

- Biết vận dụng các kiến thức trên để đọc – hiểu các văn bản tự sự được giới thiệu trong phần Văn học và các văn bản tự sự khác ngoài SGK.

- Thực hành viết văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, vận dụng kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2669Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 
Tiết PPCT: 24
Ngày soạn: 2-10-11
Ngày dạy: 4-10-11
TẬP LÀM VĂN: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu vai trò tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm và vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một số văn bản tự sự.
- Biết quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong khi trình bày các chi tiết, sự việc.
- Biết vận dụng các kiến thức trên để đọc – hiểu các văn bản tự sự được giới thiệu trong phần Văn học và các văn bản tự sự khác ngoài SGK.
- Thực hành viết văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, vận dụng kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng.
3. Thái độ:
Bộc lộ tình cảm trong sáng, lành mạnh, giàu sắc thái biểu cảm trong bài viết.
C.PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 2. Bài cũ: 
Thế nào là văn tự sự? Sự việc, chi tiết trong văn tự sự? Vai trò của sự việc, chi tiết trong văn tự sự?
3. Bài mới: 
Tố Hữu viết: “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
 Một buổi trưa nắng dài bãi cát
 Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
 Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
 Trong thơ trữ tình cũng sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả. Vậy, trong văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta vào tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV yêu cầu HS nhắc lại các khái miệm tự sự, miêu tả, biểu cảm mà các em đã được học ở THCS.
- Miêu tả trong văn bản tự sự giống và khác nhau như thế nào so với miêu tả trong văn bản biểu cảm? (thảo luận nhóm: 3 nhóm – 4 phút)
- GV gợi ý: 
+ Trong văn MT yêu cầu cần phải miêu tả như thế nào?
+ Yêu cầu trong MT trong văn TS như thế nào?
+ Trong BC cần chú trọng điều gì?
- Gv liên hệ: bài viết số 1.
- Theo em căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
- Gv liên hệ: Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu.
- Đoạn trích có phải là đoạn văn tự sự không? Vì sao?
- Tìm những yếu tố biểu cảm và miêu tả trong đoạn trích? (cho HS làm nhanh – GV gọi chấm điểm)
- Gv chốt lại nội dung.
- Gv liên hệ : cuộc chiến giữa Đăm Săn Mtao Mxây.
- GV cho HS chọn và điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống?
- Gv liên hệ :
+ Biển ->sóng, bãi cát, con tàu.
+ Chiến tranh ->chết chóc, mất mát,..
- Để làm tốt việc miêu tả trong văn bản tự sự cần làm gì?
- Em hãy tìm các câu văn MT có sử dụng các thao tác trên?
- Hãy tìm các khái niệm đúng?
- Muốn biểu cảm cần làm gì?
- Qua phân tích ở trên, em rút ra được kinh nghiệm gì trong quá trình viết văn tự sự có sử dụng các yếu tố MT và BC?
- Gv định hướng cho HS để làm tốt bài viết số 2: kết hợp yếu tố biểu cảm trong văn tự sự.
- Gv chốt nội dung bài học, gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn HS tự học.
I. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
1. Khái niệm:
a. Miêu tả: là dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc, người nghe thấy được sự vật, hiện tượng và con người như hiện ra trước mắt.
b. Biểu cảm: bộc lộ thái độ, tình cảm của mình trước sự vật, hiện tượng.
2. Lập bảng so sánh.
* Giống nhau: ở cách thức tiến hành.
* Khác nhau :
VB miêu tả
 MT trong VB tự sự
Phải miêu tả cụ thể, chi tiết.
Chỉ cần miêu tả khái quát để chuyện kể hấp dẫn hơn.
VB biểu cảm
Biểu cảm trong tự sự
Chú trọng bộc lộ cảm xúc của người viết.
Cảm xúc đan xen sự việc, chi tiết để tác động vào cảm xúc của người đọc.
3. Những căn cứ để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:
- Căn cứ vào sự hấp dẫn của hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ trong truyện.
- Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm của tác giả.
 4. Phân tích ví dụ: Trang 73, 74
a. Phần văn vản trên là một đoạn trích tự sự vì nó có nhân vật và sự việc
- Nhân vật: cô gái (tiểu thư, cô chủ) và chàng trai chăn cừu (mục đồng).
- Sự việc: một đêm thức trắng.
b. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm: (SGK)
c. Nhận xét: các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp cho đoạn văn tự sự trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ (văn xuôi trữ tình).
II. QUAN SÁT VÀ LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG ĐỐI VỚI MT VÀ BC TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
1. Chọn và điền từ: a. Liên tưởng.
 b. Quan sát.
 c. Tưởng tượng.
2. Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự:
- Không chỉ quan sát mà còn liên tưởng, tưởng tượng mới gây được cảm xúc (ví dụ: những vì sao).
+ Quan sát để nhận ra: “trong đêm,. không gian”.
+ Tưởng tượng: “cô gái trông như đám cưới sao”.
+ Liên tưởng: “cuộc hành trình....gợi đến đàn cừu lớn”.
3. Tìm sự biểu cảm:
- a,b,c là đúng; d không chính xác.
- Muốn biểu cảm nhất thiết phải có đối tượng để miêu tả và thông qua miêu tả mới biểu cảm được.
- Nếu chỉ từ bên trong trái tim người nói, người viết thì cũng có thể có tâm trạng, cảm xúc mơ hồ, vu vơ. Nó khó có thể gợi ra sự đồng cảm ở người tiếp nhận.
v Ghi nhớ: SGK/76.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài cần nắm nội dung:
+ Vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.
+ Viết một đoạn văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Chuẩn bị bài mới: “Tam đại con gà”.
+ Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ.
+ Ý nghĩa phê phán của truyện.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 24.doc