A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu đượ thế nào là tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.
- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
3. Thái độ:
Có ý thức trình bày một văn bản thuyết minh có chất lượng, làm việc khoa học, có hiệu quả cao.
Tuần: 21 Tiết PPCT: 61 Ngày soạn: 06-01-11 Ngày dạy: 08-01-11 TẬP LÀM VĂN: TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Hiểu đượ thế nào là tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác, hấp dẫn. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 2. Kỹ năng: - Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể. - Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn. 3. Thái độ: Có ý thức trình bày một văn bản thuyết minh có chất lượng, làm việc khoa học, có hiệu quả cao. C. PHƯƠNG PHÁP. Phát vấn, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ: Trình bày cách lập dàn ý bài văn thuyết minh? 3. Bài mới: Để thuyết minh về một đối tượng nào đó chúng ta phải biết lựa chọn hình thức kết cấu như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng đó. Tuy nhiên, chú ý về hình thức kết cấu thôi chưa đủ mà chúng ta cần chú ý đến tính chính xác, tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh nhằm thuyết phục và lôi cuốn người nghe, vậy tính chính xác và tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh là gì.. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Để đảm bảo tính chính xác trong văn bản thuyết minh, chúng ta cần lưu ý những điểm gì? - Thảo luận nhóm: (6 nhóm- 5 phút) + Viết như thế có chuẩn xác không, vì sao? (nhóm 1,2) + Trong câu văn ấy có điểm nào chưa chuẩn xác? (nhóm 3,4) + Có nên sử dụng văn bản ấy để thuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm không, vì sao? (nhóm 5,6) - Từ đó cho biết một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? - Để một văn bản thuyết minh mang tính hấp dẫn người viết phải làm gì? Thảo luận theo nhóm :BT1,2/SGK26 theo câu hỏi SGK(4 nhóm – 10 phút) + Nhóm 1,2: làm BT1/SGK26 + Nhóm 3,4: làm BT2/SGK26 - Gv hướng dẫn HS về nhà làm BT phần luyện tập. - Gv hướng dẫn Hs tự học. I. TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH. 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh. - Tìm hiểu thấu đáo, tường tận trước khi viết. - Thu thập những tài liệu có giá trị. - Chú ý thời điểm xuất bản của các tài liệu để cập nhật thông tin. 2. Luyện tập. a. Cách viết ấy không chuẩn xác: vì Chương trình ngữ văn 10 không chỉ học VHDG.VHDG không chỉ có ca dao, tục ngữ và chương trình học không có câu đố. b. Chưa chuẩn ở chỗ:Thiên cổ hùng văn là áng hùng văn của nghìn đời, chứ không phải lá áng hùng văn viết cách đây một nghìn năm. c. Không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nó có nói đến thân thế, nhưng không hề nói đến sự nghiệp thơ của NBK. II. TÍNH HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH. 1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động. - So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc. - Sử dụng các kiểu câu. - Phối hợp nhiều kiến thức. 2. Luyện tập. BT1: - Luận điểm: “Nếu bị tước đi” có ý nghĩa khái quát, trừu tượng. - Các chi tiết, số liệu và lập luận ở những câu sau đã góp phần cụ thể hóa luận điểm trên một cách sinh động, cụ thể và hấp dẫn, thú vị. BT2: - Nếu chỉ nói “Hồ Ba Bể là một lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam” thì cũng đủ và chắc chắn không có ai phản đối, như thế là đúng nhưng chưa hấp dẫn. - Khi gắn hồ Ba Bể với truyền thuyết thì nó trở nên hấp dẫn hơn, lung linh hơn và dễ nhớ hơn. v Ghi nhớ: SGK27. III. LUYỆN TẬP Đoạn văn thuyết minh trên sinh động, hấp dẫn, vì: - Tác giả sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu ngắn, dài, nghi vấn, cảm thán, . - Dùng thủ pháp so sánh: bó hành hoa xanh như lá mạ. - Dùng thủ pháp biểu cảm: Trông mà thèm quá! Có ai lại đừng vào ăn cho được.. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Học bài cần nắm nội dung sau: + Tính chính xác của văn bản thuyết minh. + Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Chuẩn bị bài mới: “Tựa trích diễm thi tập”: + Nguyên nhân làm cho thơ văn không được lưu truyền hết ở đời. + Quá trình biên soạn Trích diễm thi tập, nội dung và kết cấu của tác phẩm. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: