Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Trả bài viết số 2. ra đề bài viết số 3

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài văn tự sự.

- Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

Củng cố kiến thức văn bản tự sự: đề tài, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, giọng kể.

2. Kỹ năng:

Rèn kĩ năng lập dàn ý; chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu, kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2396Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Trả bài viết số 2. ra đề bài viết số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 
Tiết PPCT: 34
Ngày soạn: 25-10-10
Ngày dạy: 26-10-10
TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2. RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài văn tự sự.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức văn bản tự sự: đề tài, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, giọng kể. 
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng lập dàn ý; chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu, kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng ý thức, tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Kiểm tra tự luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Gọi HS nhắc lại đề bài viết số 2.
3. Bài mới:
I. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2.
1. Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Anh (chị) hãy kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm.
* Yêu cầu:
- Người viết phải nhớ cốt truyện, nhân vật, các sự việc, chi tiết tiêu biểu, dẫn đến kết thúc có ý nghĩa; kể lại Truyện Tấm Cám bằng lời của nhân vật Tấm. 
- Xây dựng bố cục. 3 phần 
+ Phần mở bài: Giới thiệu vào bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).
+ Phần thân bài: Lần lượt kể các sự việc, chi tiết tiêu biểu, lô gich của cốt truyện. 
+ Phần kết bài: Kết thúc truyện; vài suy nghĩ của người kể. 
- Chú ý lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,....
2. Nhận xét chung.
a. Ưu điểm:
- Bài viết có bố cục rõ ràng 
- Xác định được ngôi kể.
- Một số em trình bày đẹp, câu văn ngắn gọn, lập luận chặt chẽ.
- Biết xác định nội dung, dùng dẫn chứng làm rõ vấn đề.
- Một số bài hành văn mạch lạc, có cảm xúc, có sáng tạo.
- Biết các triển khai một bài văn.
- Khắc phục được lỗi hành văn ở một số bài viết
b. Nhược điểm:
- Dùng từ không chính xác, thừa từ, lặp từ
- Không biết cách trình bày đoạn văn.
- Sai chính tả quá nhiều.
- Một số HS vẫn chưa viết hoa đúng chỗ: đầu dòng, tên riêng, sau khi chấm câu, 
- Nhiều bài viết chữ quá xấu, viết tắt, khó đọc.
- Một số trình bày chưa có bố cục rõ ràng.
- Câu văn lủng củng, chưa mạch lạc, chặt chẽ.
- Chưa biết kết hợp yếu tố biểu cảm khi làm bài.
- Gạch đầu dòng, viết số, bài viết ngắn.
- Chưa biết cách ngắt câu, đặt câu-> câu quá dài, câu không đúng ngữ pháp, không đủ thành phần.
- Ý văn lấp lửng, không có sự liên kết.
- Nhiều bài kể còn thiếu chi tiết tiêu biểu trong truyện.
- Viết lan man chưa làm rõ yêu cầu của đề, không có phần mở bài hoặc kết bài
- Đa số HS chưa tìm hiểu đề và lập dàn ý sơ lược trước khi viết bài văn -> trình bày vấn đề chưa lôgich, thiếu ý , trùng ý.
3. Trả bài cho HS.
Gv phát bài cho HS.
4. Sửa lỗi. (Gv yêu cầu HS đọc lại bài -> sửa lỗi)
- Lỗi chính tả: Nguyên, Tuyên, Tâm (10A7), Giáp, Hương, Hường (10A8)
- Lỗi ngữ pháp: Lăng, Nuông (10A7), Việt, Yphor, Bá (10A8)
- Viết tắt: Siêm, Việt, Phong, Suyl (10A8)
- Câu chưa rõ nghĩa: Thủy, Tuyên (10A7), Kim, Yphor (10A8)
- Bài viết chưa có bố cục: Thơ, Thắng, Ly (10A7), Nhel, Giang (10A8).
- Diễn đạt lan man: JăkBi, Lăng, Nuông (10A7), Jiêng, Nhel, Rô (10A8)
5. Đọc bài mẫu:
- Đọc bài văn tiêu biểu: Don, Hạnh, In, Rim (10A7), Như, Thuyết, Lép (10A8)
- Đọc bài văn mẫu: Gv đọc bài văn mẫu từ sách tham khảo.
6. Thống kê chất lượng.
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
T.BÌNH
YẾU
KÉM
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10A7
32
1
3,2
5
16,1
18
56,3
5
16,1
3
9,7
10A8
34
0
0
5
14,7
20
58,8
9
26,5
0
0
II. RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3: (Làm ở nhà)
1. Đề bài:
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
* Yêu cầu:
- Phải bộc lộ cảm xúc chân thành, sâu sắc.
- Xây dựng bố cục của một bài văn tự sự.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần mở bài: giới thiệu đối tượng, gây hứng thú cho người đọc.
+ Phần thân bài: trình bày kỉ niệm theo trình tự hợp lí, lôgich.
+ Phần kết bài: tóm lược nội dung cơ bản.
- Chú ý lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, nên chú ý cách sử dụng các biện pháp tu từ, văn viết phải gợi cảm.
2. Đáp án, thang điểm.
a. Đáp án.
* Mở bài: (1.5 đ)
- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với nhân vật mình có kỉ niệm sâu sắc.
- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm đó.
* Thân bài: (7 đ)
a Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người được chọn kể.
b. Kể về kỉ niệm:
- Câu chuyện diễn ra khi nào?
- Nội dung cụ thể ra sao?
+ Sự việc xảy ra như thế nào?
+ Cách ứng xử của mọi người ra sao?
- Kỉ niệm ấy để lại trong bản thân điều gì?
* Kết bài: (1.5đ)
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.
- Bày tỏ niềm tự hào hoặc hạnh phúc của mình.
b. Thang điểm.
- Điểm 8 - 10: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết ý rõ ràng, trình bày sạch sẽ, lời văn trau chuốt mượt mà. Không mắc các lỗi về ngữ pháp, dùng từ đặt câu.
- Điểm 6 - 7: Đáp ứng được 80 % các ý. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, lời văn trôi chảy, bài viết còn có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt nhưng không đáng kể.
- Điểm 5: Đáp ứng 60 % số ý, bài viết còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, về ngữ pháp, cách trình bày ý chưa khoa học.
- Điểm 3 - 4: Ý sơ sài, trình bày cẩu thả. Mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu..
- Điểm 1-2: Viết lung tung không rõ ý, xa đề, lạc đề.
 * GV thu bài HS, nhận xét giờ làm bài.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà lập dàn ý và hoàn thành đề bài văn trên.
- Chuẩn bị bài mới: “Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”:
+ Các thành phần và các giai đoạn phát triển của văn học.
+ Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học. 
 E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 34.doc