A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cũng cố thêm những kiến thức và kĩ năng thuyết minh (đặc biệt là tính chuẩn xác, hấp dẫn của kiểu văn này) cũng như các kĩ năng cơ bản như lập dàn ý hay diễn đạt.
- Tự đánh giá những ưu- nhược điểm trong bài làm văn của mình về cả hai mặt: vốn tri thức và trình độ văn hóa.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh.
2. Kỹ năng.
Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết bài văn thuyết minh về một tác giả văn học.
3. Thái độ.
Bỗi dưỡng ý thức, niềm tự hào về những thế hệ đi trước; lòng yêu quý những di sản cha ông để lại từ đó phấn đấu
Tuần: 30 Tiết PPCT: 90 Ngày soạn: 10-03-11 Ngày dạy: 12-03-11 TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Cũng cố thêm những kiến thức và kĩ năng thuyết minh (đặc biệt là tính chuẩn xác, hấp dẫn của kiểu văn này) cũng như các kĩ năng cơ bản như lập dàn ý hay diễn đạt. - Tự đánh giá những ưu- nhược điểm trong bài làm văn của mình về cả hai mặt: vốn tri thức và trình độ văn hóa. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh. 2. Kỹ năng. Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết bài văn thuyết minh về một tác giả văn học. 3. Thái độ. Bỗi dưỡng ý thức, niềm tự hào về những thế hệ đi trước; lòng yêu quý những di sản cha ông để lại từ đó phấn đấu C. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, diễn giảng. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ. Nhắc lại đề bài viết số 6. 3. Bài mới. Gv ghi đề lên bảng. Đề bài: Anh (chị) hãy thuyết minh tác phẩm: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. I. NHẬN XÉT CHUNG. 1. Ưu điểm: - Bài viết có bố cục rõ ràng. - Xác định được luận điểm chính của đề: nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm. - Một số em trình bày đẹp, câu văn ngắn gọn, thuyết minh có tính hấp dẫn, chuẩn xác. - Một số bài hành văn mạch lạc, có sáng tạo (đặc biệt là cách mở bài) - Biết các làm một bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học. - Nhiều bài viết có so sánh với các tác phẩm khác (về nghệ thuật của tác phẩm). b. Nhược điểm: - Một số bài xác định đúng hai luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhưng còn thiếu hoặc không thuyết minh ý nghĩa của tác phẩm. - Nhiều bài còn thiếu kiến thức về tác phẩm, đa số đi sâu thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn. - Diễn đạt câu, đoạn văn lặp lại hoặc chưa có sự liên kết giữa các đoạn. - Không biết cách trình bày đoạn văn thuyết minh. - Sai chính tả quá nhiều, chữ cẩu thả, khó đọc, viết tắt. - Một số HS vẫn chưa viết hoa đúng chỗ: đầu dòng, tên riêng, sau khi chấm câu, - Một số trình bày chưa có bố cục rõ ràng. - Câu văn lủng củng, chưa mạch lạc, chặt chẽ. - Gạch đầu dòng, không biết trích dẫn dẫn chứng (lời nói của nhân vật trong tác phẩm). - Chưa biết cách ngắt câu, đặt câu-> câu quá dài, câu không đúng ngữ pháp, không đủ thành phần. - Có bài nhầm lẫn tên tác giả (Nguyễn Dữ -> ghi thành Nguyễn Du). - Viết lan man chưa làm rõ yêu cầu của đề, không có phần mở bài hoặc kết bài. II. TRẢ BÀI CHO HỌC SINH. Gv phát bài cho HS. III. SỬA LỖI. (Gv yêu cầu HS đọc lại bài -> sửa lỗi) - Diễn đạt lan man: Điểm, Hằng, Thủy (10A7), Hồng, Siêm(10A8) - Chưa thuyết minh về giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm: Đrim, Thiên(10A7), Vương, Hồng (10A8). - Sai tên tác giả: Bá (10A8). - Lỗi chính tả: Thắng, Thủy (10A7), Suyl, Giang (10A8) - Bố cục chưa rõ ràng: Lăng (10A7), Việt, Biên, Phong (10A8) - Trình bày cẩu thả: Pha (10A7), Bá, Nus (10A8) - Dùng từ chưa rõ nghĩa: Ngọc (10A7), Vương (10A8) - Lỗi ngữ pháp: Đrim, Lăng, Nuông (10A7), Suyl (10A8) - Viết tắt: Siêm, Việt, Many, Suyl (10A8) IV. ĐỌC BÀI MẪU. - Đọc bài văn tiêu biểu: Jông, In (10A7), Mơn, Lép (10A8) - Đọc bài văn mẫu: Gv đọc bài văn mẫu từ sách tham khảo. V. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG. LỚP SĨ SỐ GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM Ghi chú SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 10A7 31 2 6.5 5 16.1 18 58.1 6 19.4 0 0 10A8 31 1 3.2 6 19.4 18 58.1 6 19.4 0 0 VI. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Khắc phục những tồn tại ở bài viết số 5, tránh những lỗi thường gặp ở bài viết tiếp theo, đặc biệt là bài kiểm tra học kì II. - Xem lại bài và tự sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, bố cục, liên kết và cách làm văn thuyết minh. - Chuẩn bị bài mới: “Văn bản văn học”: + Tiêu chí của văn bản văn học. + Cấu trúc của văn bản văn học. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: