Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Trình bày một vấn đề

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

Nắm được các yêu cầu cơ bản và biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể.

- Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.

2. Kỹ năng:

- Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể.

- Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể.

3. Thái độ:

Tế nhị, khéo léo trong giao tiếp.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 12716Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Trình bày một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 
Tiết PPCT: 50
Ngày soạn: 02-12-10
Ngày dạy: 04-12-10 
TẬP LÀM VĂN: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Nắm được các yêu cầu cơ bản và biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.
2. Kỹ năng:
- Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể.
3. Thái độ:
Tế nhị, khéo léo trong giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi mở, vấn đáp và kết hợp với thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị vấn đề cần trình của học sinh.
3. Bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp là một nhu cầu tất yếu. Trong khi giao tiếp, cả nói và viết, chúng ta cần có kĩ năng trình bày để thể hiện rõ nhận thức, tư tương tình cảm của mình. Vì vậy, chúng ta cần có hiểu biết trình bày một vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Nêu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề?
- Trong cuộc sống hằng ngày, có thể gặp những hình thức giao tiếp nào? Các hình thức nói ấy có gì giống và khác nhau?
(Thảo luận: theo bàn – 4 phút).
- Các em chọn vấn đề trình bày như thế nào? Để có cơ sở lựa chọn phải có suy nghĩ và xác định như thế nào?
- Tại sao phải lập dàn ý cho bài trình bày?
- Gv cho đề tài và yêu cầu Hs lập dàn ý về vấn đề “An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người”
- Có mấy bước trong trình bày một vấn đề?
Khi trình bày, cần lưu ý vấn đề quan trọng gì?
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs luyện tập.
+ Gv yêu cầu Hs thực hành viết và trình bày trước lớp đề tài “An toàn giao thong là hạnh phúc của mỗi người”
- Hs trình bày, Gv nhận xét, bổ sung.
- Gv hướng dẫn tự học.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ.
- Trình bày một vấn đề là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống.
- Để thuyết phục người khác cảm thông và đồng tình với mình.
II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ.
1. Chọn vấn đề trình bày.
- Phải tùy thuộc vào đề tài.
- Hiểu biết của bản thân về vấn đề đó.
- Xác định gười nghe là những ai?
- Cách trình bày như thế nào?
2. Lập dàn ý.
- Để việc trình bày được rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ và chủ động hơn.
- Dàn ý trình bày cũng như dàn ý của một bài văn: bố cục, ý trước, ý sau
III. TRÌNH BÀY.
1. Bắt đầu trình bày.:
- Chào hỏi, tự giới thiệu ngắn gọn.
- Nêu lí do trình bày.
2. Trình bày nội dung chính.
- Lần lượt trình bày các nội dung đã định.
- Cần có chuyển ý, chuyển đọan. Liên hệ dẫn chứng.
- Chú ý phản ứng của người nghe để điều chỉnh nội dung và cách trình bày ( tư thế, cử chỉ, lời nói..)
3. Kết thúc và cảm ơn.
- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.
- Cảm ơn người nghe,
v Ghi nhớ: SGK/150.
IV. LUYỆN TẬP.
Đề tài “An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người”
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm những nội dung sau:
+ Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
+ Cách trình bày một vấn đề.
+ Làm BT1,2/SGK/150,151.
- Chuẩn bị bài mới: “Lập kế hoạch cá nhân”:
+ Sự cần thiết của lập kế hoạch cá nhân?
+ Cách lập kế hoạch cá nhân?
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 50.doc