Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Viết bài làm văn số 2: Văn tự sự

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Vận dụng các kiến thức đã học để viết được một bài văn Tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Biết nhập vai vào nhân vật Tấm (theo ngôi kể thứ nhất), kể lại truyện Tấm Cám.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

Củng cố những kiến thức về văn bản tự sự như đề tài, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, giọng kể.

2. Kỹ năng:

Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng ý thức, tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Viết bài làm văn số 2: Văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 
Tiết PPCT: 20-21
Ngày soạn: 21-09-10
Ngày dạy: 22-09-10
TẬP LÀM VĂN: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2: VĂN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Vận dụng các kiến thức đã học để viết được một bài văn Tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Biết nhập vai vào nhân vật Tấm (theo ngôi kể thứ nhất), kể lại truyện Tấm Cám.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
Củng cố những kiến thức về văn bản tự sự như đề tài, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, giọng kể.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng ý thức, tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống. 
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Kiểm tra tự luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp:
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
 Đề bài: 
 Anh(chị) hãy kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm./.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
. I. ĐÁP ÁN
 1. Yêu cầu:
 - Người viết phải nhớ cốt truyện, nhân vật, các sự việc, chi tiết tiêu biểu, dẫn đến kết thúc có ý nghĩa; kể lại Truyện Tấm Cám bằng lời của nhân vật Tấm. 
 - Xây dựng bố cục. 3 phần 
+ Phần mở bài: Giới thiệu vào bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).
+ Phần thân bài: Lần lượt kể các sự việc, chi tiết tiêu biểu, lô gich của cốt truyện. 
+ Phần kết bài: Kết thúc truyện; vài suy nghĩ của người kể. 
 - Chú ý lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,....
 2. Phân tích đề: 
 - Đây là đề có định hướng sẵn.
 - Yêu cầu về phương pháp: Biết kể lại một câu chuyện đã học theo ngôi kể thứ nhất; dẫn chứng thuộc phạm vi truyện Tấm Cám (văn bản SGK)
 3. Bố cục: có 3 phần
 a. Mở bài:(1.5 điểm). 
- Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh của Tấm.(Mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ)
 b. Thân bài:( 7 điểm). 
 - Bị dì ghẻ ghét bỏ, ức hiếp, đày đọa
 - Bị Cám lừa dối trút mất giỏ tép, Tấm tủi thân khóc, Bụt hiện lên an ủi.
 - Tấm mang con cá bống còn sót lại trong giỏ về thả xuống giếng nước sau nhà, mỗi chiều lén mang một ít cơm cho bống ăn.
 - Cám rình biết, mách mẹ. Dì ghẻ lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, ở nhà hai mẹ con bắt bống ăn thịt.
 - Mất bống, Tấm đau khổ ngồi khóc, Bụt lại hiện lên an ủi, cho gà tìm giúp xương bống, dặn Tấm bỏ vào bốn lọ, chôn dưới bốn chân giường.
 - Tết đến, nhà vua mở hội. Mẹ con Cám đi hội, dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt cho sạch. Bụt cho chim sẻ nhặt giúp rồi bảo Tấm đào các lọ xương bống lên, sẻ có đủ thứ để đi trẩy hội.
 - Tấm đánh rơi chiếc giày thêu, lính nhặt được tâu lên nhà vua, nhà vua ra lệnh thử giày. Tấm được rước về cung làm hoàng hậu.
 - Bốn lần bị mẹ con Cám hãm hại, bốn lần Tấm hóa thân: Chim Vàng Anh, hai cây xoan đào, khung cửi, trái thị vàng.
 - Tấm sống trong tình yêu thương của bà hàng nước.
 - Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, Tấm gặp lại nhà vua tại hàng nước của bà lão nghèo. Nhà vua đón Tấm về cung.
 c. Kết bài: (1.5 điểm). 
 - Mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.
 II. THANG ĐIỂM
 - Điểm 8 - 10: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết ý rõ ràng, trình bày sạch sẽ, lời văn trau chuốt mượt mà. Không mắc các lỗi về ngữ pháp, dùng từ đặt câu.
 - Điểm 6 - 7: Đáp ứng được 80 % các ý. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, lời văn trôi chảy, bài viết còn có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt nhưng không đáng kể.
 - Điểm 5: Đáp ứng 60 % số ý, bài viết còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, về ngữ pháp, cách trình bày ý chưa khoa học.
 - Điểm 3 - 4: Ý sơ sài, trình bày cẩu thả. Mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu..
 - Điểm 1-2: Viết lung tung không rõ ý, xa đề, lạc đề.
 * GV thu bài HS, nhận xét giờ làm bài.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà lập dàn ý và hoàn thành đề bài văn trên.
- Chuẩn bị bài mới: “Tấm Cám”:
+ Tóm tắt tác phẩm.
+ Mâu thuẫn xung đột trong truyện.
+ Ý nghĩa những lần biến hóa của Tấm.
+ Ý nghĩa của việc trả thù của Tấm ở cuối truyện.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 20-21.doc