Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được những đặc điểm về tình huống giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và các phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với dạng nói và dạng viết.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện:

- Phương diện ngôn ngữ: âm thanh / chữ viết.

- Tình huống giao tiếp: các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, có sự đổi vai, phản hồi tức khắc, nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích (dạng nói)/ không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích (dạng viết).

- Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, (dạng nói)/ dấu câu, kí hiệu, văn tự, sơ đồ, bảng biểu, (dạng viết).

- Từ, câu, văn bản: từ khẩu ngữ, câu văn linh hoạt về kết cấu, về kiểu câu, văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc (dạng nói)/ từ được lựa chọn, câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao (dạng viết).

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 17148Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 
Tiết PPCT: 27
Ngày soạn: 06-10-11
Ngày dạy: 11-10-11
TIẾNG VIỆT: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được những đặc điểm về tình huống giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và các phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với dạng nói và dạng viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện:
- Phương diện ngôn ngữ: âm thanh / chữ viết.
- Tình huống giao tiếp: các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, có sự đổi vai, phản hồi tức khắc, nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích (dạng nói)/ không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích (dạng viết).
- Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,(dạng nói)/ dấu câu, kí hiệu, văn tự, sơ đồ, bảng biểu,(dạng viết). 
- Từ, câu, văn bản: từ khẩu ngữ, câu văn linh hoạt về kết cấu, về kiểu câu, văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc (dạng nói)/ từ được lựa chọn, câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao (dạng viết).
2. Kỹ năng:
- Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói.
- Những kĩ năng thuộc về hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết.
- Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: tránh nói như viết, hoặc viết như nói.
3. Thái độ:
Có ý thức nói và viết đúng phong cách.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi mở, vấn đáp kết hợp với thảo luận nhóm 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: 
Thế nào là văn bản? Văn bản có những đặc điểm gì?
3. Bài mới: Không phải ngẫu nhiên, người ta chia phong cách ngôn ngữ thành NN phong cách sinh hoạt, phong cách NN gọt giũa. Để thấy được điều này, chúng ta tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nói và NN viết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu HS đọc ngữ liệu phần I /SGK/86.
- Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói? Lấy ví dụ minh họa? (thảo luận: 8 phút – theo bàn)
- Gv gợi ý:
+ Phương diện ngôn ngữ.
+ Tình huống giao tiếp.
+ Phương tiện phụ trợ.
+ Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa nói và đọc?
- Gv yêu cầu HS đọc ngữ liệu phần II /SGK/87.
- Nêu đặc điểm của ngôn ngữ viết? Lấy ví dụ minh họa?
- Gv gợi ý:
+ Phương diện ngôn ngữ.
+ Tình huống giao tiếp.
+ Phương tiện phụ trợ.
+ Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa viết và ghi?
- VD: Địa phương: heo, mè, quẹo( rẽ), bịch ( túi), tiềm (hầm), vô, đáp. me, bầm.... dọi (bát), trái (quả), chơn (chân) 
- VD:+ Ngôn ngữ viết: sợ hãi
 + Ngôn ngữ nói:dựng tóc gáy, sợ toát mồ hôi, sợ thót tim, sợ xanh mắt,..
- Gv hướng dẫn cho HS so sánh sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Gv chốt lại nội dung bài học và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gv hướng dẫn HS tự học.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI.
1. Phương diện ngôn ngữ:
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
2. Tình huống giao tiếp:
- Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau.
- Có thể đổi vai, điều chỉnh, sửa đổi lời nói.
- Ít có điều kiện gọt giũa, suy ngẫm, phân tích.
3. Phương tiện phụ trợ:
- Đa dạng về ngữ điệu (cao, thấp, nhanh, chậm,...)->góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.
- Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,..của người nói ->tác động, gợi cảm giác mạnh hơn.
4. Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ:
- Từ ngữ đa dạng: từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ.
- Dùng các hình thức tỉnh lược, câu có khi rườm rà, có yếu tố dư thừa trùng lặp ->lời nói được tạo ra tức thời nên không có điều kiện gọt giũa.
* Sự khác nhau giữa nói và đọc :
- Giống : phát ra âm thanh. 
- Khác :Đọc: đọc lệ thuộc vào văn bản đến từng dấu ngắt câu. Còn người nói tận dụng ngữ điệu, cử chỉ.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT.
1. Phương diện ngôn ngữ:
Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản, được tiếp nhận bằng thị giác. 
2. Tình huống giao tiếp:
- Người viết, người đọc phải biết các ký hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản.
- Không trực diện nên có điều kiện gọt giũa, suy ngẫm, phân tích.
3. Phương tiện phụ trợ:
- Không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố phụ trợ: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,...
- Các phương tiện hỗ trợ: hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ....
4. Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ:
- Từ ngữ: Phong phú, được lựa chọn thay thế ->đạt được tính chính xác. Tuỳ thuộc vào phong cách ngôn ngữ văn bản mà người viết sử dụng các từ ngữ phù hợpvới từng phong cách. Tránh dùng từ ngữ địa phương, tiếng lóng.
- Câu văn: thường câu dài, nhiều thành phần, nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
* So sánh giữa viết và ghi:
- Giống nhau : Đều sử dụng ngôn ngữ viết,
- Khác nhau : 
+ Viết: gián tiếp, không cần kỹ năng nghe.
+ Ghi: trực tiếp, cần kỹ năng nghe.
v Ghi nhớ: SGK/88.
III. LUYỆN TẬP.
1. BT1/88: Đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích:
- Dùng thuật ngữ của các ngành KH: từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn, văn gnheej, chính trị, khoa học.
- Tách dòng để tách luận điểm.
- Dùng các tổ hợp số để đánh dấu các luận điểm và thứ tự để trình bày.
- Dùng dấu phẩy để tách vế câu, dấu chấm để ngắt câu, dấu ba chấm để biểu thị ý nghĩa liệt kê
2. BT2/88: Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích:
- Các hô ngữ dùng hàng ngày: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy nhỉ.
- Các từ tình thái: có khối đấy, đấy, thật đấy
- Từ ngữ khẩu ngữ thân mật, suồng sã: mấy, nói khoác, sự gì.
- Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ- cong cớn- liếc mắt- cười tít.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài cần nắm nội dung:
+ Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết(so sánh).
+ Làm BT3/89.
- Chuẩn bị bài mới: “Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa”: theo câu hỏi SGK/84.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 27.doc