Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng việt: Khái quát lịch sử Tiếng Việt

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.

- Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quý trọng tiếng Việt, di sản lâu đời và quý giá của dân tộc.

- Có kĩ năng viết đúng các quy định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng nhánh ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng: họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhánh Việt Mường. Một số biểu hiện về quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường và những ngôn ngữ khác cùng họ, dòng, nhánh.

- Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì: dựng nước, Bắc thuộc và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.

- Chữ viết của tiếng Việt: chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 30785Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng việt: Khái quát lịch sử Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 
Tiết PPCT: 66
Ngày soạn: 13-01-11
Ngày dạy: 15-01-11
TIẾNG VIỆT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.
- Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quý trọng tiếng Việt, di sản lâu đời và quý giá của dân tộc.
- Có kĩ năng viết đúng các quy định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng nhánh ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng: họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhánh Việt Mường. Một số biểu hiện về quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường và những ngôn ngữ khác cùng họ, dòng, nhánh.
- Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển lịch sử của tiếng Việt qua các thời kì: dựng nước, Bắc thuộc và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Chữ viết của tiếng Việt: chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
2. Kỹ năng:
- Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử tiếng Việt và lịch sử chữ viết của tiếng Việt với kiến thức về tiến trình văn học Việt Nam và những thành tựu văn học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
- Vận dụng đặc điểm của chữ quốc ngữ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong văn bản.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình cảm quý trọng Tiếng Việt- tài sản lâu đời và quý báu của dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phân tích, diễn giảng, gợi ý. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Kiểm tra vở soạn 3 học sinh.
3. Bài mới:
Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt- dân tộc đa số trong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, đồng thời là ngôn ngữ được dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục, tiếng Việt cũng là ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp trong toàn XH....
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Dựa vào SGK hãy cho biết nguồn gốc của tiếng Việt?
- Theo em, tiếng Việt có quan hệ họ hàng với những ngôn ngữ nào?
VD: Việt Mường
 ngày ngài
 trong tlong
- Tiếng Việt đã phát triển như thế nào trong thời kì Bắc thuộc ?
- Trình bày sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì phong kiến độc lập, tự chủ? Chứng minh bằng tác phẩm văn học?
- Sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc có điểm gì khác với các thời kì trước?
- Ngày nay tiếng Việt có vai trò như thế nào dưới sự phát triển về mọi mặt của đất nước?
- Gv chốt lại nội dung lịch sử phát triển của tiêng Việt, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Trong quá trình phát triển tiếng việt đã sử dụng các thứ chữ nào để ghi lại chữ viết?
- Gv liên hệ: cách sử dụng tiếng Việt trong bài làm của Hs.
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Tìm ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn?
- Tìm ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học?
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT.
1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.
a. Nguồn gốc tiếng Việt.
 Có nguồn gốc bản địa, gắn bó với nguồn gốc và quá trình phát triển của dân tộc Việt.
b. Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt.
Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn –Khơ Me và có họ hàng gần gũi với tiếng Mường.
2. Tiếng Việt trong thời Bắc thuộc, chống Bắc thuộc.
- Do hoàn cảnh lịch sử và do chính sách đồng hóa của phong kiến phương bắc,tiếng Việt bị ảnh hưởng nặng nề.
- Để phát triển tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán với những cách thức như: việt hóa âm đọc, rút gọn, đảo lại vị trí các yếu tố
3. Tiếng Việt thời độc lập, tự chủ.
- Nho học được đề cao.
- Ngôn ngữ – văn tự Hán phát triển.
- Chữ Nôm ra đời.
4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.
- Tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn.
- Chữ Quốc ngữ ra đời và phát triển.
- Xuất hiện thuật ngữ vay mượn từ tiếng Pháp và Hán.
5. Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.
- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây.
- Vay mượn thuật ngữ khoa học của Trung Quốc.
- Đặt thuật ngữ thuần Việt.
v Ghi nhớ: SGK/38
II. CHỮ VIẾT CỦA TIẾNG VIỆT.
- Chữ Hán. 
- Chữ Nôm (Thế kỷ X)
- Chữ Quốc ngữ (Thế kỷ XVII).
v Ghi nhớ: SGK/40.
III. LUYỆN TẬP.
1. BT1/40.
+ Vay mượn trọn vẹn: An khang 
+ Rút gọn: Thừa trần -> trần 
+ Đảo vị trí: Nhiệt náo -> náo nhiệt.
+ Đổi nghĩa: Phương phi -> Hoa thơm cỏ lạ, béo tốt
+ Tạo từ mới: Thuỷ.
2. BT3/40.
- Phiên âm: glu-cô, prô-tê-in, mê-tan,
- Mượn của tiếng Hán: đạo hàm, tích phân, thiên văn, văn học,
- Đặt theo tiếng Việt: bệnh vàng da, viêm phổi,
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung sau:
+ Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
+ Chữ viết của tiếng Việt.
- Chuẩn bị bài mới: “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”:
+ Phân tích nhân vật Trần Quốc Tuấn.
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 66.doc