Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

- Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả diễn đạt.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thong tin mà quan trọng hơn là chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3551Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 
Tiết PPCT: 83-84
Ngày soạn: 26-02-11
Ngày dạy: 28-02-11
TIẾNG VIỆT: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thong tin mà quan trọng hơn là chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
2. Kỹ năng.
- Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng.
- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để đạt hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng,
3. Thái độ.
Có ý thức giao tiếp đúng phong cách ngôn ngữ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Giảng giải, vấn đáp, thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ.
Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
3. Bài mới.
Ngôn ngữ là phương tiện tư duy và giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người và là hai thuộc tính đặc thù chỉ có con người mới có. Đồng thời, ngôn ngữ còn là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương “Văn chương là nghệ thuật ngôn từ”, công cụ lưu giữ hình tượng trong tư duy hình tượng của con người, với tư cách ấy chúng ta có “phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
VD: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”...
 “ Chồng còn chưa có có chi con”...
- Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật gồm có mấy loại? Kể tên?
- Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện chức năng gì?
VD: Em là ai.......hay là đồng?(Tố Hữu)
 Nướng dân đen. hầm tai vạ.
 (Nguyễn Trãi)
- GV chốt lại nội dung.
- Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có mấy đặc trưng? Đó là những đặc trưng nào? (Thảo luận: 3 nhóm – 6 phút)
* Nhóm 1: 
-Tính hình tượng là gì? Cho ví dụ?
- Những thủ pháp nghệ thuật làm nên tính hình tượng?
- Phân tích ví dụ xác định thủ pháp nghệ tạo ra tính hình tượng?
- Gv liên hệ :
“Rặng liễu đìu hui . lệ ngàn hàng”.
“Ngoài thềm . rơi nghiêng”.
* Nhóm 2:
- Tính truyền cảm là gì? Cho ví dụ?
+ Ôi những cánh đồng .trời chiều.
 (Chế Lan Viên)
+ Đau đớn thay . lời chung. (Nguyễn Du)
* Nhóm 3:
- Tính cá thể hóa là gì? Cho ví dụ?
VD: Cùng viết về số phận của người nông dân trước CM8 nhưng cách viết của Nam Cao (Lão Hạc) không giống với Ngô Tất Tố (Tắt đèn).
- Hs đại diện trả lời, Gv nhận xét, cho điểm.
- Gv khái quát lại nội dung bài học.
 - Gv hướng dẫn Hs làm BT trong SGK theo yêu cầu của từng bài.
- Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được dùng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngôn ngữ nghệ thuật?
- Cho ví dụ?
Thảo luận nhóm: (4 tổ- 4 phút)
Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống cho thích hợp? 
(Rắc: hành động đáng căm giận.
Giết: hành vi tội ác mù quáng.)
- Gv lấy thêm bài tập cho dạng bài tập này.
- Phân tích làm rõ tính cá thể hoá trong ba khổ thơ viết về mùa thu của ba nhà thơ khác nhau? (thảo luận: theo bàn – 3 phút)
- Gv gợi ý: 
( NK– phong cách thơ cổ điển
 LTL– phong cách thơ lãng mạn
 NĐT – phong cách LM cách mạng)
- Gv chốt lại nội dung.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT.
1. Khái niệm: là loại ngôn ngữ gợi hình gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
2. Phân loại: 3 loại .
- Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết,...
- Ngôn ngữ thơ: ca dao, vè, thơ...
- Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng...
3. Chức năng.
- Chức năng thông tin.
- Chức năng thẩm mỹ.
v Ghi nhớ: SGK/98.
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT.
1. Khái niệm:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách ngôn ngữ đặc trưng được làm thành từ ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá.
2. Đặc trưng
a. Tính hình tượng.
- Cách diễn đạt thông qua hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng,
- Cách tạo tính hình tượng: dùng biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,
- Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa, hàm súc và gợi cảm.
VD: Hình tượng : “bánh trôi nước” 
b. Tính truyền cảm.
- Trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện: làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích,như chính người nói (viết).
c. Tính cá thể hoá.
- Đó là khả năng sử dụng yếu tố ngôn ngữ chung từ cá tính sáng tạo của người viết tạo ra một chất giọng riêng, một phong cách riêng không dễ bắt chước, pha trộn.
v Ghi nhớ: SGK/101.
III. LUYỆN TẬP.
1. BT1/101.
Các phép tu từ: sanh sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, phóng đại,.
 VD: Trẻ em như búp trên cành. (so sánh)
 Chỉ có thuyền mới hiểu
 Biển mênh mông.về đâu (ẩn dụ)
2. BT2/101.
Tính hình tượng là tiêu biểu nhất vì: 
+ Là phương tiện và là mục đích sáng tạo nghệ thuật.
+ Hình tượng ngôn ngữ có yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm.
+ Cách lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật.
3. BT3/101.
a. Canh cánhà Chọn từ cánh cánh bởi vì nó thể hiện nỗi nhớ nước thao thức, đau đáu, không bao giờ dứt của Bác.
b. Rắc, giếtàĐúng tâm trạng, hành vi, thái độ và tình cảm của người viết.
4. BT4/102.
- Giống nhau:
+ Lấy cảm hứng từ mùa thu.
+ Xây dựng thành công “hình tượng mùa thu”.
- Khác nhau:
+ Sử dụng các hình ảnh, từ ngữ khác nhau.
+ Nhịp điệu khác nhau.
+ Ba tác giả ở thời đại khác nhau, tâm trạng khác nhau, phong cách ngôn ngữ cá nhân (tính cá thể).
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung sau:
+ Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Tìm và phân tích đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua một số câu thơ đã được học.
- Chuẩn bị bài mới: “Trao duyên”:
+ Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
+ Tâm trạng của Kiều khi trao duyên.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 83-84.doc