Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Nắm được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.

2. Kỹ năng:

- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.

3. Thái độ:

Trong giao tiếp phải đảm bảo tính lịch sự, nhã nhặn.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1978Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 
Tiết PPCT: 44
Ngày soạn: 14-11-10
Ngày dạy: 16-11-10
TIẾNG VIỆT: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (TT)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.
2. Kỹ năng:
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
3. Thái độ:
Trong giao tiếp phải đảm bảo tính lịch sự, nhã nhặn.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi mở kết hợp với vấn đáp và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Kiểm tra 15 (có đề và đáp án kèm theo)
3. Bài mới.
Trong xã hội, để tồn tại thì con người cần phải giao tiếp với nhau. Phương tiện để giao tiếp đó là ngôn ngữ. Vậy thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nó có những đặc trưng nào?...chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” (tt).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - Tính cụ thể được biểu hiện như thế nào qua hội thoại?
- Tính cảm xúc được thể hiện như thế nào?
- Tính cá thể được thể hiện như thế nào?
- Vậy PCNNSH có mấy đặc trưng? lấy ví dụ?
- Gv hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Nhóm 1 làm BT1/SGK
+ Những từ nào, kiểu câu, cách diễn đạt trong đoạn nhật kí thể hiện đặc trưng tính cụ thể?
+ Ghi nhật kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ cá nhân?
- Nhóm 2 làm BT2/SGK
+ Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
- Nhóm 3 làm BT 3/SGK
+ Đoạn đối thoại giữa Đăm San và dân làng mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt song có khác, giải thích vì sao?
- Đại diện các nhóm trả lời.
- GV nhận xét-bổ sung – cho điểm.
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT.
1. Tính cụ thể.
Cụ thể về hoàn cảnh, về con người, cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.
2. Tính cảm xúc.
- Thái độ, tình cảm.
- Cách dùng từ ngữ.
- Cách duy trì cuộc thoại.
3. Tính cá thể.
Trình dộ học vấn, phông văn hóa, giới tính, tuổi tác, quê hương, hoàn cảnh sống, 
v Ghi nhớ: SGK/126
III. LUYỆN TẬP
1. BT1/127.
- Tính cụ thể:
+ Thời gian: đêm khuya.
+ Không gian: núi rừng.
+ Nhân vật: Đặng Thùy Trâm tự phân thân để đối thoại(độc thoại nội tâm)
+ Nội dung: tự vấn lương tâm.
- Tính xúc cảm: giọng điệu thân mật, có chút nũng nịu.
- Tính cá thể: bộc lộ chân dung tâm hồn của một con người có trình độ, có vốn sống, có trách nhiệm, có niềm tin và rất giàu tình cảm.
2. BT2/127.
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở:
- Cách xưng hô thân mật: mình – ta, cô – anh.
- Cách đối thoại: chăng, hỡi.
- Cách dùng từ ngữ: đập đất, trồng cà.
- Giọng điệu: tình tứ.
3. BT3/127.
- Đoạn đối thoại mô phỏng lời nói theo kiểu:
+ Liệt kê tăng tiến: tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục.
+ Điệp ngữ: ai giữ..ai giữ
+ Lặp mô hình cú pháp: ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói..
- Có nhịp điệu gần giống với văn biền ngẫu.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học nội dung bài học và làm lại các BT.
- Soạn bài: “Tóm tắt văn bản tự sự”, làm BT1,2,3/122
+ Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy dựa theo nhân vật chính?
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 44.doc