Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Ôn luyện, củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản về hai phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ.

- Có kĩ năng nhận diện, phân tích và cảm thụ hai phép tu từ này trong văn bản.

- Bước đầu có thể sử dụng ẩn dụ, hoán dụ phù hợp với ngữ cảnh để mang lại hiệu quả giao tiếp nhất định.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ: ẩn dụ , hoán dụ.

- Tác dụng của từng phép tu từ nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện đúng hai phép tu từ trong văn bản.

- Phân tích được cách thức cấu tạo của hai phép tu từ.

- Cảm nhận và phân tích được giá trị nghệ thuật của hai phép tu từ.

- Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong những ngữ cảnh giao tiếp.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 25527Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 
Tiết PPCT: 48
Ngày soạn: 18-11-10
Ngày dạy: 20-11-10
TIẾNG VIỆT: THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Ôn luyện, củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản về hai phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ.
- Có kĩ năng nhận diện, phân tích và cảm thụ hai phép tu từ này trong văn bản.
- Bước đầu có thể sử dụng ẩn dụ, hoán dụ phù hợp với ngữ cảnh để mang lại hiệu quả giao tiếp nhất định.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm cơ bản về từng phép tu từ: ẩn dụ , hoán dụ.
- Tác dụng của từng phép tu từ nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện đúng hai phép tu từ trong văn bản.
- Phân tích được cách thức cấu tạo của hai phép tu từ.
- Cảm nhận và phân tích được giá trị nghệ thuật của hai phép tu từ.
- Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong những ngữ cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ qua bài thực hành.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi mở, vấn đáp và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nêu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
3. Bài mới:
Ở THCS các em đã học một số BPTT trong đó có phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Hôm nay các em sẽ được thực hiện hai phép tu từ ấy để củng cố và nâng cao kiến thức hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức về ẩn dụ.
- Gv yêu cầu Hs đọc những câu ca dao và trả lời câu hỏi:
+ Những từ thuyền, bến, cây đa, con đò không chỉ là thuyền bến mà còn mang nội dung ý nghĩa khác. Nội dung ý nghĩa ấy là gì?
+ Thuyền và bến câu (1) với cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có gì khác nhau? 
- Thảo luận nhóm: (4 tổ - 4 phút)
Tìm và phân tích ẩn dụ ở câu (1), (2), (3), (4), (5) trong SGK/135.
+ Tổ 1, 2: câu (1) (2) (3)
+ Tổ 3, 4: câu (4) (5) 
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức về hoán dụ.
- Gv yêu cầu Hs đọc những câu ca dao và trả lời câu hỏi:
+ Cụm từ đầu xanh, má hồng Nguyễn Du ám chỉ ai?
+ Áo nâu, áo xanh chỉ ai?
- Phân biệt hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” khác với câu ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng” ở điểm nào?
- Tìm và phân tích các phép ẩn dụ và hoán dụ có trong những câu thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. ẨN DỤ.
Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
1. BT1/135.
a. Thuyền, con đò: con trai ->di chuyển, không cố định.
- Bến, bến cũ: con gái ->cố định ->tấm lòng son sắt, thủy chung.
- Cây đa, bến cũ: chỉ người có quan hệ gắn bó nhưng phải xa nhau.
b. Khác nhau:
+ Thuyền - bến: con trai - con gái.
+ Bến – đò: hai người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện phải xa nhau.
2. BT2/135.
- Câu (1): Lửa lựu: chỉ mùa hè.
- Câu (2): Làm thành người: con người mới sống trong độc lập tự do, biết làm chủ cuộc đời mình.
- Câu (3): 
+ Hót: ca ngợi mùa xuân đất nước, ca ngợi cuộc đời mới với sức sống đang trỗi dậy.
+ Từng giọt long lanh rơi: ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp của cuộc sống.
- Câu (4):
+ Thác: chỉ những gian khổ trong cuộc sống mà con người phải đối mặt.
+ Thuyền: cuộc đời con người đang vượt qua gian khổ, khó khăn.
- Câu (5):
+ Phù du: chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phiếm, sớm nở tối tàn.
+ Phù sa: cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người.
II. HOÁN DỤ.
Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
1. BT1/136.
a. - Má hồng: người con gái đẹp
 - Đầu xanh: tuổi trẻ, tuổi thanh niên(mái tóc xanh)
b. - Áo nâu: người nông dân.
 - Áo xanh: người công nhân Việt Nam.
2. BT2/137.
a. Hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông -> người thôn Đoài, người thôn Đông.
- Ẩn dụ:	cau thôn Đoài
	 trầu không thôn nào
=> chỉ người yêu nhau
b. Khác nhau
- Thôn Đoài, thôn Đông: Hoán dụ -> người thôn Đoài, người thôn Đông.
- “Thuyền ơi ”: Ẩn dụ -> thuyền - bến chỉ người đang yêu.
3. BT3: Tìm và phân tích ẩn dụ, hoán dụ trong những câu sau:
- “Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm”
- “Lúa đã chen vai đứng dậy”
- “Áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
- “Vì sao trái đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh”
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà ôn lại kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ và hoàn thiện tất cả các bài tập vào vở soạn.
- Tìm them ẩn dụ và hoán dụ có trong các văn bản văn học ở SGK Ngữ văn 10.
- Chuẩn bị bài mới: “Cảm xúc mùa thu”:
+ Cảnh thu và tình thu được thể hiện qua bài thơ.
+ Sưu tầm một số bài thơ viết về mùa thu.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 48.doc