Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 29: Ca dao hài hước

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa;

- Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

 Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.

2. Kỹ năng:

Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích ca dao

3. Phương tiện:

SGK, SGV, Giáo án, máy chiếu, chuẩn kiến thức kỹ năng

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2684Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 29: Ca dao hài hước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 	Ngày soạn: 30/09/2015
CA DAO HÀI HƯỚC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa;
- Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 
Kiến thức: 
 Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.
Kỹ năng:
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích ca dao
 Phương tiện: 
SGK, SGV, Giáo án, máy chiếu, chuẩn kiến thức kỹ năng
C. NỘI DUNG LÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ ( 0 phút) :
2. Bài mới (43 phút): 
 Sự hài hước của nhân dân không chỉ được thể hiện xuất sắc trong các tác phẩm tự sự. Nhiều khi để trải lòng, tác giả dân gian đã lựa chọn hình thức trữ tình để thể hiện mình. Cũng bật lên tiếng cười, nhưng ca dao lại đem đến cho người đọc, người nghe một cảm xúc mới mẻ. Chúng ta sẽ đi tìm kiếm cảm xúc đó qua bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh (5 phút)
 Các em biết gì về ca dao hài hước?
- HS trả lời (tuỳ theo hiểu biết)
 Vậy em hiểu thế nào là ca dao tự trào? Thế nào là ca dao châm biếm?
- HS phát biểu
 - GV chốt:
 Ca dao tự trào: là những bài ca dao vang lên tiếng tự cười bản thân mình, cười hoàn cảnh của mình
 Ca dao châm biếm: dùng lời lẽ sắc sảo thâm thúy để phê phán, chê bai, chế diễu những thói tật xấu, những kiểu người xấu trong xã hội.
Hoạt động 2: Đọc, tóm tắt (2 phút)
- HS đọc toàn bộ VB (giọng vui, hóm hỉnh)
- GV nhận xét: 
Theo các em bài nào là ca dao tự trào, bài nào là ca dao châm biếm?
- GV: Hướng dẫn các bài cần học (bài 1,2)
Hoạt động 3: Phân tích cắt nghĩa văn bản
GV cho HS đọc lại bài 1: 1 nam – 1 nữ (giọng vui, hóm hỉnh, lạc quan) 
Về hình thức kết cấu, bài ca dao có gì đáng lưu ý?
GV bình: Hình thức đối đáp được thể hiện rất nhiều trong ca dao. Nhất là trong những cuộc vui đùa hay hát giao duyên trai gái. Ở đây, lời hát cất lên như trong chặng hát cưới của dân ca. Theo tục lệ của người Việt, cưới xin không thể thiếu sính lễ dẫn cưới.
-HS thảo luận nhóm:
+ Hình thức: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 8-9 học sinh thảo luận trong 3-5 phút sau đó cử đại diện trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. GV phát phiếu thảo luận có câu hỏi gợi dẫn.
+ Nội dung: 
Nhóm 1, 3, 5: Lời dẫn cưới của chàng trai.
Em thấy lời dẫn cưới của chàng trai có gì đặc biệt?Em nhận xét về những lễ vật trong dự kiến và lý do huỷ lễ vật đó?
Vậy quyết định cuối cùng của chàng trai trong việc chọn lựa sính lễ là gì? 
Tiếng cười bật lên ở đây nhờ yếu tố nghệ thuật nào?
Qua những gì đã phân tích, em thấy chàng trai là người như thế nào?
-HS trình bày, nhóm khác bổ sung
-GV nhận xét, chốt lại kiến thức 
Nhóm 2,4, 6: Lời thách cưới của cô gái
Trước lời dẫn cưới của chàng trai, cô gái có thái độ như thế nào?
Vậy cô thách cưới những gì và lễ vật thách cưới được sử dụng ra sao?
 Tiếng cười bật lên ở đây nhờ yếu tố nghệ thuật nào?
Qua đây, em thấy cô gái là người như thế nào?
-HS trình bày, nhóm khác bổ sung
-GV nhận xét, chốt lại kiến thức 
Theo em bài ca dao này có phê phán điều gì không?
Trong bài ca dao số 2, tác giả dân gian cười hạng người nào trong xã hội?
- HS trả lời
- GV giảng bình
- HS thuyết trình theo sự chuẩn bị bài ở nhà: Hãy tìm những câu ca dao – thơ ca dân gian thể hiện chí hướng nam nhi?
-HS trình bày 
-GV nhận xét
Biểu hiện của sự yếu đuối trong hai câu thơ trên?
-HS suy nghĩ và trả lời
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để biểu hiện tiếng cười?
-HS thuyết trình theo sự chuẩn bị bài ở nhà: Em hãy tìm những câu ca dao sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hoặc môtip quen thuộc và có nội dung phê phán nam giới như bài ca dao trên?
-HS trình bày 
-GV nhận xét
Hoạt động 4 : Tổng kết, đánh giá chung
Qua bài học hôm nay, em hãy cho cô biết các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào được sử dụng ?
Ca dao hài hước phản ánh nội dung gì ? 
Hoạt động 5 : Củng cố, kiểm tra, luyện tập 
I. Tìm hiểu chung:
1. Ca dao hài hước:
 Ca dao hài hước chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, thể hiện tâm hồn yêu đời, lạc quan của người bình dân xưa
2. Văn bản
 + Ca dao tự trào (bài 1)
 + Ca dao châm biếm (bài 2,3,4)
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Nội dung
a. Bài 1
* Lời dẫn cưới của chàng trai
- Dự định :
Toan
Sợ
dẫn voi
dẫn trâu
dẫn bò
quốc cấm
họ máu hàn
co gân.
 → Lễ vật sang quá, hứa hẹn một lễ cưới linh đình.
→ Lý do có lý, có tình, chính đáng
- Quyết định: dẫn cưới bằng thú bốn chân ( con chuột béo)
→ Vật dẫn cưới độc đáo đến phi lý nhưng phù hợp hoàn cảnh nghèo khổ của chàng trai.
- Nghệ thuật:
+ Khoa trương, phóng đại.
+ Lối nói giảm dần (voi → chuột)
+ Đối lập: chuột béo (số ít) >< mời dân làng (số nhiều)
=> Cách nói hóm hỉnh, hài hước, thông minh thể hiện chàng trai tuy nghèo nhưng tâm hồn luôn vui vẻ, lạc quan.
* Lời thách cưới của cô gái:
- Lễ vật thách cưới:
+ Người ta: thách lợn, thách gà
+ Còn em: thách “một nhà khoai lang”. 
 - Sử dụng lễ vật:
 Củ to – mời làng
 Củ nhỏ - họ hàng ăn chơi
 Củ mẻ - con trẻ
 Củ rím, củ hà – con lợn, con gà.
- Nghệ thuật
+ Đối lập: người ta – nhà em
+ Lối nói giảm dần (củ to – củ nhỏ- củ mẻ - củ rím,củ hà))
=> Cô gái sự đảm đang, trọng tình cảm hơn của cải, thấu hiểu hoàn cảnh của chàng trai
→ Đằng sau tiếng cười ấy là sự phê phán tục dẫn cưới, thách cưới nặng nề của người xưa.
b. Bài 2
- Đối tượng châm biếm: bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai. 
+ Tư thế: "Khom lưng, chống gối" 
→ gắng hết sức.
+ Hành động: "gánh hai hạt vừng"
→ nhỏ bé.
- Nghệ thuật: phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập.
=> Bức tranh hài hước, đặc sắc, phê phán loại đàn ông yếu đuối, không đáng mặt đàn ông.
2. Nghệ thuật:
 - Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình.
 - Cường điệu, phóng đại, tương phản
- Dùng ngôn từ đời thường mà đầy hàm ‎‏ý.
3. Ý nghĩa văn bản:
Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết l‎‎‏ nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong ca dao - dân ca
III. Luyện tập
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2 phút):
- Dặn dò: 
+ Học thuộc 4 bài ca dao
+ Làm bài tập phần luyện tập SGK/92
- Chuẩn bị bài mới: “Lời tiễn dặn”
RÚT KINH NGHIỆM
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_10_Ca_dao_hai_huoc.docx