Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 65 đến tiết 70

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 - Nhận thức được vẻ đẹp của tài năng, đức độ của thái sư Trần Thủ Độ.

 - Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật, kết cấu, diễn đạt

2. Kĩ năng:

 - Tóm tắt sự kiện và đánh giá nhân vật lịch sử một cách đúng đắn

3. Thái độ: Trân trọng tài năng, đức độ và công lao của Trần Thủ Độ với lịch sử

B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

 - HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

 

doc 29 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2579Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 65 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn
	- Soạn Phương pháp thuyết minh.
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 69 (Làm văn)
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH; RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: 
1. Kiến thức: Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản thuyết minh để viết được một bài văn nhằm trinh bày một cách cụ thể, chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động về một sự vật hay hiện tượng.
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
- Khi cần thuyết minh vấn đề nào đó phải ta cần lưu ý gì.
Học sinh nêu những phương pháp thuyết minh đã học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ SGK Tr 48
- Tác dụng của việc sử dụng phương pháp thuyết minh đó.
- Thuyết minh chú thích lànhư thế nào.
- Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân-kết quả.
- Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả thì phải như thế nào- 
- Những phươg pháp thuyết minh thường gặp đó là gì.
- Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo những nguyên tắc nào.
I- Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
- Phải hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh.
- Phải thực lòng mong muốn truyền đạt những tri thức ấy cho người đọc (người nghe).
- Phương pháp truyền đạt cho người đọc người nghe cần dễ hiểu, rõ ràng, chính xác, khoa học và trong sáng.
II- Một số phương pháp thuyết minh
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
a. Những phương pháp thuyết minh đã học: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích
* Tìm hiểu ví dụ:
- Nêu nhận định về nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn, rồi liệt kê bằng số liệu cụ thể để giải thích.
- Dùng bút pháp phân tích, giải thích.
- Dùng số liệu để so sánh rồi phân loại và nêu ví dụ phân tích đưa ra kết luận.
- Đưa ra nhận định về nhạc cụ của một điệu hát, phân loại rồi phân tích âm thanh các nhạc cụ.
b. Tác dụng: lời văn thêm truyền cảm, sinh động, hấp dẫn, chuẩn xác.
2.Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh
- Thuyết minh bằng cách chú thích.
- Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên 
nhân- kết quả.
III.Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh
1. Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh.
2. Những phương pháp thuyết minh thường gặp: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân-kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,
3. Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc:
- Không xa rời mục đích thuyết minh;
- Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng;
- Làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
IV.Luyện tập
1. Bài tập1
- Phương pháp chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ điển hình.
=> Tác giả cung cấp những tri thức về một loài hoa được cả phương Đông và phương Tây tôn quý.
+ Tác giả hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về loài hoa lan ở Việt Nam.
4- Củng cố - Dặn dò:
- Học sinh làm bài tập.
- Viết bài làm văn số 5 (làm ở nhà)
Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê em.
- Soạn: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 70 (Tiếng Việt)
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT - T1
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
2. Kỹ năng: Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc nói, viết chuẩn mực và có hiệu quả.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng cuả tiếng Việt.
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
- Những câu trong mục (a) mắc lỗi gì- Cho biết cách sửa - 
- Cách sử dụng từ ngữ ở VD2 như thế nào- ngôn ngữ đó ra sao- 
- Học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời:
Vậy theo em về ngữ âm và chữ viết cần phải thực hiện những quy định nào- 
Ví dụ 1: đã dùng từ chính xác hay chưa- 
-VD2 dùng từ đúng mục đích chưa- 
-Vậy đối với từ ngữ, cần phải sử dụng như thế nào có hiệu quả nhất- 
VD1 lỗi về câu như thế nào- Kết cấu câu về mặt ngữ pháp- 
- Nhận xét hình thức câu- 
- Sử dụng câu như thế nào đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
- Xét ví dụ (sgk)
- Nhận xét- 
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt
1. Về ngữ âm, chữ viết
a. Ví dụ 1:
- Câu 1: dùng sai cặp phụ âm cuối c/t trong tiếng “giặc”, sửa lại là “giặt”.
- Câu 2: dùng sai cặp phụ âm đầ d/r trong tiếng “dáo”, sửa là “ráo”
- Câu 3: cặp thanh điệu hỏi/ngã trong các tiếng “lẽ; đỗi” sửa là “lẻ; đổi”
b. Ví dụ 2:
- Từ ngữ địa phương: dưng mờ, bẩu, mờ
- Từ ngữ toàn dân tương ứng: 
dưng mờ = nhưng mà, bẩu = bảo, mờ = mà
c.Nhận xét, kết luận:
- Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
- Cần phát âm chuẩn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Phải tôn trọng mọi quy định về ngữ âm, chữ viết.
2. Về từ ngữ
a. Ví dụ 1:
- Dùng từ chưa chính xác
- Gây hiểu lầm về ý nghĩa của từ
- Có thể sửa: phút chót; truyền đạt; các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh này đã giảm dần, những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do khoa dược pha chế
b. Ví dụ 2:
- Dùng từ sai mục đích;
- Dùng từ chưa chuẩn ở câu 1 và 5:
- Câu 1 sửa là: Anh ấy có một nhược điểm..(dùng từ yếu điểm là sai)
- Câu 5 sửa là: thứ tiếng rất sinh động, phong phú (dùng linh động chưa chính xác).
c. Nhận xét, kết luận:
- Cần sử dụng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa, và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
- Cần dùng từ chính xác và đúng mục đích.
- Dùng từ phù hợp đúng yêu cầu, mang tính toàn dân.
3. Về ngữ pháp
a. Ví dụ 1:
- Lỗi thừa từ “qua” có thể bỏ từ “qua” hoặc viết: Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
- Thiếu vị ngữ có thể viết lại “Lòng tin tưởng sâu sắc  đã được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Hoặc đó là lòng tin tưởng sâu sắc
b. Ví dụ 2:
- Câu 1: chưa chính xác, gây mơ hồ, có thể sửa: Có được ngôi nhà người ta đã làm cho, bà sống hạnh phúc hơn. Hoặc Có được ngôi nhà, bà sống hạnh phúc hơn.
- Câu 2, 3, 4: đúng
c. Ví dụ 3: (SGK)
d. Nhận xét, kết luận:
- Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp
- Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
4. Về phong cách ngôn ngữ.
a. Ví dụ 1: (SGK)
b. Nhận xét:
- Vận dụng thành ngữ
- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ
c. Kết luận:
- Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng.
4- Củng cố - Dặn dò:
- Học sinh làm bài tập.
- Soạn: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt - Tiết 2.
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 71 (Tiếng Việt)
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT - T2
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
2. Kỹ năng: Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc nói, viết chuẩn mực và có hiệu quả.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng cuả tiếng Việt.
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về sử dụng hay, hiệu quả tiếng Việt.
- Tổ 1 + 2: Làm bài tập1, đại diện trình bày.
- GV nhận xét đánh giá.
- Tổ 3 + 4: Làm bài tập 2, đại diện trình bày.
- GV nhận xét đánh giá.
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
- Khi nói hoặc viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực, mà cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
III. Luyện tập
1. Bài tập1/68 
- Từ ngữ đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ
2. Bài tập 2/68
- Từ lớp thay cho từ hạng bởi vì từ hạng chỉ sử dụng khi thể hiện sự coi thường đối với người được nói đến trong văn bản.
+ Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa này hiếm” => khẳng định tuổi thọ của con người là cái đáng quý, sống được 79 tuổi chứng tỏ là cái phúc của con người.
+ Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa này hiếm”=> tự hạ thấp bản thân, một cách so sánh khập khiễng.
- Từ sẽ thay cho từ phải nhằm nói đến tính khách quan của quy luật cuộc sống con người. Từ phải có chút gì đó ép buộc, gò bó, mất đi tính tự nhiên của quy luật cuộc sống khi tuổi về già.
4- Củng cố - Dặn dò:
	- Học sinh làm bài tập còn lại.
	- Soạn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 72 (Làm văn)
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc gần gũi
 2. Kĩ năng: 
- So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng về đoạn văn, về văn thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc gần gũi
 3. Thái độ: Tự giác làm thêm bt
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Gv yêu cầu hs nhắc lại: Thế nào là 1 đoạn văn- 
- Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào trong các yêu cầu sau- ( Sgk-62) Vì sao- 
- Theo em giữa một đoạn văn tự sự và một đọan văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác- Vì sao có sự giống và khác nhau như thế- 
- Đoạn văn thuyết minh có thể gồm bao nhiêu phần chính- Trình tự sắp xếp- Vì sao- 
- Yêu cầu lập dàn ý đại cương cho bài viết.
- Dàn ý gồm mấy phần- 
Xác định nội dung cụ thể cho từng phần- 
- Yêu cầu hs triển khai viết đoạn văn 1 trong 2 ý sau:
- Gọi 2 hs lên bảng viết còn lại viết ra giấy.
- Gọi hs nhận xét đoạn văn trên 2 phương diện: nội dung, hình thức.
- G bổ sung, sửa chữa.
- Cho hs đọc đoạn văn ( Sgk-63), em học tập được gì từ đoạn văn- 
- Để có thể viết tốt 1 đoạn văn thuyết minh cần phải đạt được những yêu cầu nào- 
- Gv hướng dẫn hs hoàn thành BT trong Sgk.
A. Ôn lý thuyết.
I. Đoạn văn thuyết minh.
1. Khái niệm.
- Đoạn văn:
+, Nội dung: thể hiện 1 ý của vbản.
+, Hình thức: viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Yêu cầu:
+, Tập trung làm rõ 1 ý chung, 1 chủ đề
+, Liên kết chặt chẽ với các đoạn
+, Diễn đạt chính xác, trong sáng.
2. So sánh đoạn văn tự sự - đoạn văn thuyết minh.
- Giống nhau: cấu trúc đoạn, đạt 3 yêu cầu trên.
- Khác :
+, Đoạn tự sự : kể (tả) giúp người đọc hình dung được sự việc, các câu nối tiếp nhau theo trình tự kể vì vậy không cần có câu chủ đề và câu kết đoạn.
+, Đoạn thuyết minh chủ yếu là trình bày, giới thiệu, giải thích để người đọc hiểu rõ đối tượng thuyết minh theo trình tự giới thiệu vấn đề, thường có câu chủ đề và khi cần nhấn mạnh, có câu kết đoạn.
3. Bố cục.
- Ba phần :
+ nêu vấn đề thuyết minh
+ giảng giải, trình bày, giới thiệu
+ tiểu kết vấn đề.
- Các ý sắp xếp theo trình tự : thời gian (di tích lịch sử), không gian (danh lam thắng cảnh), nhận thức, phản bác- chứng minh ( vấn đề XH)
B. Luyện tập.
* Viết đoạn văn thuyết minh:
- Đề tài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi.
à Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả: Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới
- Thân bài: 
+, Cuộc đời NTrãi: năm sinh- mất, quê quán, hoàn cảnh xuất thân, sự nghiệp - biến cố trong cđời.
+, Sự nghiệp thơ văn: tác phẩm chính, NTrãi- nhà văn chính luận kiệt xuất, NTrãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc.
- Kết bài: Đánh giá chung: NTrãi 1 hiện tượng VH kết tinh truyền thống VH Lí –Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới.
à Viết đoạn văn:
- NTrãi – nhà văn chính luận kiệt xuất.
- NTrãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc.
* Ghi nhớ ( Sgk – 63)
4- Củng cố - Dặn dò:
	- Học sinh làm bài tập còn lại.
	- Soạn: Hồi trống Cổ Thành
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 73 (Đọc văn)
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH - T1
 ( Trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” )
 - La Quán Trung –
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “ vườn đào ”cao đẹp, keo sơn gắn bó của ba anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích
 2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi
- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật
 3. Thái độ:
 Rèn lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghiã
 B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về tiểu thuyết cổ Trung Quốc.
Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm- 
- Nêu giá trị và ý nghĩa của tác phẩm- 
Tóm tắt sự kiện diễn ra trước đoạn trích.
Hình tượng Trương Phi có nét gì độc đáo- 
Hành động- 
Lời nói- 
Về thái độ ứng xử- 
Nhận xét- 
I- Tìm hiểu chung
1- Sơ lược về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
- Phát triển vào thời Minh - Thanh (1368-1911)
- Tiểu thuyết chia thành nhiều chương hồi:
+ Sự kiện được xắp xếp trước sau; 
+ Kết thúc vào mâu thuẫn phát triển đến cao trào;
- Xây dựng nhân vật:
+ Tính cách được hình thành từ hành động; 
+ Nhân vật hành động trong địa bàn rộng lớn;
- Cấu trúc: chương hồi, mở đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ tóm tắt nội dung chính của hồi kết thúc có câu hạ hồi phân giải.
2- ''Tam quốc diễn nghĩa'' của La Quán Trung:
a. Tác giả: 
- La Quán Trung (1330-1400), tên là Bản, tự Quán Trung. Quê 
b. Tác phẩm: 
- Tam quốc diễn nghĩa được La Quán Trung sưu tầm lại từ tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian.
- Tam quốc diễn nghĩa, ra đời thế kỉ 14, dài 120 hồi. Miêu tả cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nguỵ - Thục - Ngô
- Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm:
+ Phản ánh nguyện vọng nhân dân;
+ Kho tàng kinh nghiệm phong phú chiến lược chiến thuật;
+ Đề cao tình nghĩa;
+ Ngôn từ kể truyện hấp dẫn.
II- Tìm hiểu đoạn trích:
1. Vị trí
- Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm.
“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.
2. Đọc - hiểu đoạn trích
a. Hình tượng nhân vật Trương Phi (Trương Dực Đức):
* Hành động:
+ Nghe tin Quan Công đến: “ chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của bắc”
+ Khi gặp Quan Công: “ mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công...”
=> Hành động dứt khoát, mạnh mẽ.
* Lời nói:
+ Xưng hô “mày”, “tao”, nói Quan Công bội nghĩa,
+ Lí lẽ của Trương là: lẽ nào trung thần lại thờ hai chủ
+ Không nghe lời khuyên của bất cứ ai.
=> Ngôn ngữ bộc trực, nóng nảy.
* Ứng xử, thái độ: 
+ Kiên quyết dang tay đánh trống thử thách tấm lòng trung nghĩa của Quan Công trong ba hồi trống.
+ Mọi chuyện sáng tỏ, hết nghi ngờ, nhận lỗi, thụp lạy Vân Trường.
* Hình tượng Trương Phi tuyệt đẹp: dũng cảm, cương trực, trong sáng vô ngần,.
4- Củng cố - Dặn dò:
	- Học sinh tóm tắt đoạn trích Hồi trống Cổ Thành
	- Soạn: Tìm hiểu tính cách nhân vật Quan Công
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 74 (Đọc văn)
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH - T2
 ( Trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” )
 - La Quán Trung –
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “ vườn đào ”cao đẹp, keo sơn gắn bó của ba anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích
 2. Kĩ năng:
 - Tìm hiểu văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi
- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nahan vật
 3. Thái độ:
 Rèn lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghiã
 B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
Quan Công hiện lên trong đoạn trích này là người như thế nào- 
Nhận xét về hành động, thái độ của Quan Công- 
Nhận xét về tính cách của Quan Công- 
Ý nghĩa của những hồi trống trong đoạn trích này- 
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đoạn trích- 
b. Hình tượng nhân vật Quan Công (Vân Trường hay Quan Vũ):
* Hành động:
+ Một lòng tìm về đoàn tụ anh em;
+ Mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin;
+ Gặp Trương Phi: giao long đao cho Châu Thương cầm;
+ Tránh né và không phản kích.
+ Chấp nhận lời thử thách, nhanh chóng chém tướng Tào là Sái Dương để minh oan cho bản thân.
* Thái độ, ngôn ngữ:
+ Ngạc nhiên trước hành động của Trương Phi;
+ Nhún nhường, thanh minh: “Hiền đệ; ta thế nào là bội nghĩa- ; đừng nói vậy oan uổng quá!;...”
* Tiểu kết: Quan Công là người rất mực trung nghĩa. Tấm lòng Vân Trường luôn son sắt thủy chung nhưng cũng rất bản lĩnh và kiêu hùng.
c. Ý nghĩa (âm vang) hồi trống Cổ Thành:
- Hồi trống biểu dương sức mạnh chiến thắng hồi trống thu quân, hồi trống ăn mừng, hồi trống đoàn tụ. 
- Hồi trống Cổ Thành: hồi trống giải nghi với Trương Phi, minh oan cho Quan Vũ; biểu dương tinh thần khí phách, hồi trống hội ngộ giữa các anh hùng
- Hồi trống tạo ra không khí hào hùng, hoành tráng và mạnh mẽ cho “màn kịch” Cổ Thành.
III. Tổng kết
1. Nội dung 
- Biểu dương lòng trung nghĩa, khí phách anh hùng của Trương Phi và Quan Công.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, đặc sắc;
- Xung đột kịch rõ nét.
4- Củng cố - Dặn dò:
	- Giáo viên: Hệ thống kiến thức tiết học.
 	- Học sinh: Về học bài + Soạn “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” 
DUYỆT
Ngày tháng năm 2014
NGƯỜI SOẠN
Tiết 75 (Đọc văn)
Đọc thêm: TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
 ( Trích” Tam quốc diễn nghĩa” ) 	- La Quán Trung –
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
	Giúp học sinh hiểu được từ quan niệm đối lập về anh hùng đến tính cách đối lập giữa Tào Tháo ( gian hùng) và Lưu Bị ( anh hùng ) qua ngòi bút kể truyện đầy kịch tính, rất hấp dẫn của tác giả. 
 2. Kĩ năng: Tìm hiểu một văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi
 3. Thái độ: Trong những tình huống giàu kịch tính phải mưu trí
 B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 	Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Bài mới
- Yêu cầu học sinh đọc tóm tắt
- Gọi h/s đọc phân vai
- Phân tích tâm trạng, tính cách Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo .
I/ Tìm hiểu chung
Vị trí đoạn trích
Hồi 21/120 hồi 
 2. Đọc - chú thích
II/ Đọc - hiểu văn bản
 1. Tính cách nhân vật Lưu Bị
- GV dẫn dắt: “ Ngay từ thuở ấu thơ và suốt thời trai trẻ, Lưu Bị là người nuôi trí lớn. Ở hồi 21 này, Lưu Bị cùng Quan Công và Trương Phi nương thân bên Tào Tháo. Tào Tháo tận dụng thời cơ hiếm có này để khống chế Lưu Bị nếu cần sẽ hành động để trừ hậu hoạ sau này
. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy nếu để lộ ý đồ, để lộ chí lớn thì vô cùng nguy hiểm
- Lưu Bị đã có hành động gì khi ở nhờ nhà Tào Tháo? Hành động ấy hé mở gì về tính cách? 
Hành động : Trồng rau.
->Là người thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.
->Nhẫn nhịn, náu mình chờ thời cơ.
- Tính cách ấy được bộc lộ như thế nào ở phần sau? 
- Thái độ của Lưu Bị khi được Tào Tháo mời uống rượu? 
- Tại sao trong quá trình luận bàn anh hùng, Lưu Bị không kể đến Tào Tháo ? 
- Được Tháo mời 
 + Ban đầu: giật mình, sợ tái mặt
 + Sau đó : Bình tĩnh, ung dung chờ tiệc rượu -> bản lĩnh vững vàng 
- Luận anh hùng 
+ Khôn khéo, khiêm nhường. 
+ Tài ứng biến
Nhận xét về cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả ? 
=> dẫn dắt khéo léo tự nhiên 
 - miêu tả qua thái độ hành động
 - Ngôn ngữ nvật: nhún nhường, kiệm lời ..
- Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu bị đề xuất, anh chị hiểu biết gì vè tính cách nhân vật này ? 
Tính cách nhân vật Tào Tháo.
- Ở hồi 21, 2 nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo làm thành 1 cặp đối sách để làm nổi bật tính cách của mỗi người -> Lưu Bị như tấm gương trong suốt để soi rõ lòng dạ nham hiểm, tâm địa đen tối của Tào Tháo. Nguyên tắc sống của Tào Tháo là “ Ta thà phụ người 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET_65.doc