Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chiến tranh; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi.

- Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát, của người chinh phụ.

2. Kỹ năng.

Đọc – hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc.

3. Thái độ.

Có ý thức cảm thông, chia sẽ với những số phận có hoàn cảnh đau thương.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 84198Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 
Tiết PPCT:79-80
Ngày soạn: 20-02-11
Ngày dạy: 22-02-11
ĐỌC VĂN: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(TRÍCH CHINH PHỤ NGÂM)
 TÁC GIẢ: ĐẶNG TRẦN CÔN 
 DỊCH GIẢ: ĐOÀN THỊ ĐIỂM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chiến tranh; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi.
- Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát,của người chinh phụ. 
2. Kỹ năng.
Đọc – hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc.
3. Thái độ.
Có ý thức cảm thông, chia sẽ với những số phận có hoàn cảnh đau thương.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phát vấn, nêu vấn đề, gợi mở và thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ.
Kiểm tra 15 phút (có đề và đáp án kèm theo)
3. Bài mới.
Trước Nguyễn Du và truyện Kiều, một trong những đỉnh cao của VHVN TK XVIII là tác phẩm “Chinh phụ ngâm” do Đặng Trần Côn viết, diễn Nôm Đoàn Thị Điểm, bài ca là lời than thở của người vợ trẻ (chinh phụ) có chồng đi chinh chiến xa, khao khát cuộc sống lứa đôi trong hòa bình yên ổn của người phụ nữ....
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Nêu những nét sơ lược về tác giả Đặng Trần Côn?
- Nêu vài nét về dịch giả của đoạn trích?
(Có 2 ý kiến: Đoàn Thị Điểm và Phan Huy Ích)
- Nêu hiểu biết của em về thể loại của nguyên tác và bản dịch “Chinh phụ ngâm”?
- Nội dung chính của tác phẩm “Chinh phụ ngâm là gì”?
- Nêu vị trích của đoạn trích?
- Gv định hướng cho Hs chia bố cục của đoạn trích.
- Gv hướng dẫn cách đọc cho Hs: giọng buồn, chậm rãi.
- Nỗi lòng của người chinh phụ được thể hiện qua những hành động nào? Nó diễn tả tâm trạng gì của người chinh phụ?
- Gv liên hệ: truyện Kiều, Sau phút chia li.
- Cùng với hành động đó, ngoại cảnh đã góp phần diễn tả tâm trạng người chinh phụ như thế nào?
- Gv liên hệ: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ. 
- Hình ảnh “ngọn đèn, hoa đèn” diễn tả điều gì? Hình ảnh này gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh biểu tượng quen thuộc nào trong ca dao cổ truyền Việt Nam?
-Gv liên hệ hình ảnh ngọn đèn trong ca dao
- Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
- Gv khái quát lại nội dung.
- Gv liên hệ và giáo dục cho Hs.
- Gv gọi Hs đọc 8 câu tiếp “Gà ....chùng”
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ?
- Hình ảnh “ tiếng gà eo óc gáy, bóng hòe rủ phất phơ có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng của người chinh phụ?
- Hai từ láy “ đằng đẵng” và “ dằng dặc” có sức gợi như thế nào 
- Trong cảm giác cô đơn đó, người chinh phụ có hành động như thế nào ? những hành động đó giúp em hiểu thêm điều gì?
- Gv liên hệ và so sánh với truyện Kiều.
- Gv gọi Hs đọc đoạn còn lại
- Thảo luận nhóm: theo bàn – 5 phút
Nỗi nhớ người chinh phu của người chinh phụ được tác giả diễn tả như thế nào? Hình ảnh thiên nhiên có gì đáng chú ý ?
(không gian vô cùng, vô tận)
- Nỗi nhớ không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh ước lệ tượng trưng, nó còn được bộc lộ bằng những hình ảnh so sánh. Hãy phân tích tác dụng của những hình ảnh so sánh đó?
- Gv liên hệ: truyện Kiều
 “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
 Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”.
- Gv giáo dục cho Hs sự cảm thông với con người số phận đau thương.
- Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
- Từ những nội dung vừa tìm hiểu, hãy rút ra ý nghĩa của đoạn trích?
- Gv chốt lại nội dung, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả và dịch giả. 
* Tác giả:
- Đặng Trần Côn người làng Mục - huyện Thanh Trì- Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu TK XVIII. 
- Là một danh sĩ hiếu học, tài ba.
* Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705 – 1848), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Là người phụ nữ nhan sắc tài hoa. Tác phẩm “Truyền kỳ tân phả”.
2. Tác phẩm.
a. Thể loại.
- Viết bằng chữ Hán, gồm 478 câu thơ làm theo thể trường đoản cú. 
- Bản dịch hiện hành: diễn Nôm, thể song thất lục bát.
b. Nội dung.
- Nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
- Đề cao quyền sống, trân trọng khát vọng hạnh phúc đôi lứa.
c. Vị trí của đoạn trích.
Từ câu 193 -> 217.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ (8 câu đầu).
- Hành động: một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm lên nhiều lần,lặp đi lặp lại nhiều lần một cách vô nghĩa, không mục đích -> bồn chồn, khắc khoải trong cảnh lẻ loi, cô đơn.
- Ngoại cảnh: Chim thước không mách tin- Bóng đèn âm thầm lặng lẽ ->Tạo cảm giác trống trải.
- Hình ảnh: ngọn đèn, hoa đèn > Người chinh phụ khát khao được đồng cảm song ngọn đèn không thể chia sẻ và đồng cảm với nàng.
- Nghệ thuật:
+ Đối lập: ngoài rèm (rộng) >< trong rèm (hẹp)
 Ngày đêm
+ Điệp ngữ: đèn biết chăng, đèn có biết.
+ Câu hỏi tu từ.
à Cực tả sự cô đơn trong cảnh lẻ loi.
b. Nỗi sầu muộn triền miên (8 caâu tieáp). 
- Tả cảnh ngụ tình : mượn ngoại cảnh để khắc họa tâm trạng
+ Tiếng gà báo hiệu thời gian-> tâm trạng thao thức suốt đêm -> Lấy động tả tĩnh, tăng sự tịch mịch
+ Bóng hòe phất phơ: Bóng thời gian dịch chuyển, không gian hoang vắng vây bọc người chinh phụ
+ Biện pháp so sánh: “tựa, như”->cụ thể hóa thời gian và tâm trạng. Thời gian vật lí biến thành thời gian tâm lí, xa cách và nhớ thương
- Hai từ láy: đằng đẵng, dằng dặc -> gợi cảm giác sầu muộn triền miên.
- Hành động: soi gương, đốt hương, gảy đàn -> những thú vui tao nhã, làm đẹp trở nên miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường.
àNgười chinh phụ tìm mọi cách để thoát sự cô đơn lẻ loi - nhưng bất lực - nỗi cô đơn càng nặng nề hơn.
c. Nỗi nhớ thương đau đáu (8 câu cuối).
- Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng – gửi lòng mình đến non Yên -> mong được chồng thấu hiểu, chia sẻ.
+ Nỗi nhớ thăm thẳm: gợi độ sâu, độ dài, độ xa, độ rộng. Vừa là nỗi nhớ người yêu, vừa là con đường đến chỗ người yêu. 
+ Nỗi nhớ “đau đáu”: lo lắng day dứt không nguôi, nỗii nhớ như cắt cứa tâm can.
- Khao khát của nàng không đường đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn (đường lên bằng trời).
- Thiên nhiên: sương đậm, tiếng trùng, mưa phùn -> hiện thực bi thương, phũ phàng, sự cô đơn, nhớ nhung càng thêm trĩu nặng.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
+ Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ.
-Ý nghĩa: ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.
v Ghi nhớ: SGK/88.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc đoạn thơ và nắm nội dung: nỗi cô đơn, nỗi sầu, nỗi nhớ thương người chinh phu của người chinh phụ.
- Chuẩn bị bài mới: “Lập dàn ý bài văn nghị luận”
+ Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận?
+ Chuẩn bị BT1,2/SGK/91.	
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIE 79-80.doc