Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tổng quan văn học Việt Nam

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS:

1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.

2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

- Các tài liệu tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. On định: kiểm diện HS

 

doc 52 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3185Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tổng quan văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/ Lập dàn ý:
Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết
Từ đề tài, chủ đề, người viết phải tưởng tượng và phác ra những nét chính của cốt truyện
Phác ra ba phần của một dàn ý: 
Mở bài (Trình bày)
Thân bài (Khai đọan, Phát triển, Đỉnh điểm)
Kết bài (Kết thúc).
Dựa vào dàn ý, cần suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành một bài văn như: sự việc xảy ra, tâm trạng của nhân vật, quan hệ giữa các nhân vật, cảnh thiên nhiên
III/ Luyện tập
Bài 1 trang 46:
 - Đề tài: đã đươc xác định.
 - Cốt truyện có thể gồm các ý:Một hs vốn hiền lành, trung thực; bị kẻ xấu lôi kéo và phạm sai lầm; đau khổ dằn vặt, ân hận; tự đấu tranh hoặc gặp ngưới tốt giúp đỡ; vươn lên trong cuộc sống và học tập.
 -Từ cốt truyện, lập dàn ý với các nhân vật, sự việc, tâm trạng, lời nói, hành động của các nhân vật
Bài 2 trang 46:
 - Chọn đề tài và cốt truyện.
 - Phác họa 3 phần của dàn ý.
 - Tìmsự việc, nhân vật, thời gian, không gian xảy ra câu chuyện, sau đó ghi vào dàn ý.
E/ Củng cố:
 Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 46.
F/ Dặn dò:
 - Làm phần Luyện tập 1,2,3 trang 43 – SGK. 
 - Chuẩn bị bài “Ulysse trở về
-----------------------------------------
Tuần 5
 Tiết 14, 15 UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ
 Ngày soạn:13/9/2010 Trích sử thi Ô-đi-xê - Sử thi Hy Lạp
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Giúp HS:
 - Cảmnhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp thể hiện qua cảnh đòan tụ vợ chồng sau hai mươi năm xa cách.
 - Biết phân tích diễn biến tâmlý nhân vật qua các đối thọai trong cảnh gặp mặt để nhân thấy được khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp trí tuệ của họ.
 - Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 SGK, SGV,Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: kết hợp giữa các phương pháp và hình thức
- Đọc sáng tạo, gợi tìm
- Trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 Sửa phần Luyện tập trang 43 - SGK 
2. Giới thiệu bài mới:
Họat động của Thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Họat động 1:
Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK để nắm được tác giả, tác phẩm.
Họat động 2:
Cho HS đọc phân vai đọan trích. Sau đó lần lựơt tóm tắt nội dung đọan trích.
Ngay câu đầu đọan trích và sau đó nữa, khi giới thiệu nhân vât P., tác giả đều kèm theo từ nào, chỉ điều gì? Đặc tính này sẽ được biểu hiện như thế nào trong từng câu nói và cách ứng xử của Pênêlôp.?
Tại sao rất nhớ chồng, mong chồng mà khi đựoc báo tin Ulysse đã trở về. P. rất đỗi phân vân, nàng không tin những lời của nhũ mẫu, cũng chưa tin người hành khất vừa chiến thắng bọn cầu hôn, giái thóat cho nàng chính là Ulysse? 
Qua lời trách mẹ và qua câu trả lời cha, ta thấy Têlêmac là người như thế nào?
Vì sao Pênêlôp lại “rất đỗi phân vân”? 
Tại sao khi Uy-lít-xơ ở phóngtắm ra, đẹp như một thiên thần mà Pê-nê-lốp cũng không nhận ra chồng? Nàng đã tìm cách thử thách chồng như thế nào? Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn nàng?
Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về gặp lại vợ mình biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?
Cách kể của Hô-me-rơ qua đọan trích tạo ra hiệu quả gì? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật?.
Nghe những lời nói của Uy-lít-xơ, thái độ của Pênêlôp thay đổi như thế nào? Qua nay có thể nói nàng quá tàn nhẫn, trái tim sắt đá hay không?
Phép so sánh trong đọan cuối có gì mới mẻ, đặc sắc?
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm:
 a. Nguồn gốc đề tài:
 Sử thi Iliat và Ô-đi-xê đều khai thác những truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Troa.
b. Đọan trích:
Vị trí:
 Đọan trích nằm ở khúc ca XXIII, khúc ca gần cuối thiên sử thi.
Tóm tắt:
Khi nghe nhũ mẫu báo tin Ulysse đã trở về sau 20 năm biệt tích, Penelope nghi ngờ vì nghĩ rằng chồng mình đã chết. 
Hai vợ chồng gặp nhau, Penelop tỏ vẻ xa cách, lạnh nhạt vì không nhận ra chồng dưới lớp một người hành khất. 
Câu trả lời của Ulysse về sự bí mật của chiếc giường đã xoá tan đi mọi nghi ngờ của Penelop. 
Hai vợ chồng vui mừng nhận ra nhau.
II. Đọc – Hiểu:
 1. Pê- nê-lốp và Uy-Lít-xơ trước khi nhận ra nhau:
 a.Nhân vật pê-nê-lốp thận trọng ;
Khi nghe nhũ mẫu báo tin:
 - Pê-nê-lốp rất vui mừng nhưng sau đó nàng tự ghìm mình và ghìm cả nỗi vui mừng của nhũ mẫu ® Tỉnh táo, khôn ngoan.
 - Nhũ mẫu tiếp tục thuyết phục và đưa ra bằng chứng (vết sẹo ở chân Ulysse), đồng thời bà “đem tính mạng ra đánh cuộc” 
® P. phân vân, nàng không kiên quyết bác bỏ mà cho rằng “đây là chuyện của thần linh mà người trần không hiểu được”
® cách trấn an nhũ mẫu mà là cũng tự trấn an mình. 
 - Hoài nghi, không thể tin vào một tin vui quá bất ngờ vì nghĩ rằng Ulyse đã chết. 
® tâm trạng đầy mâu thuẫn, vừa thất vọng, vừa hy vọng nhưng vẫn đến tận nơi để quan sát.
Khi đối diện với Uy-lít-xơ:
Lòng rất đỗi phân vân, biểu lộ trong dáng điệu, cử chỉ lung túng, tìm cách ứng xử: “Không biết rách mướp”.
Ngồi lặng yên trên ghế hồi lâu.
Khi Têlêmac trách móc Pênêlôp:
 - Tê-le-mac là chàng trai dũng cảm, nóng nảy, bộc trực tỏ ra sốt ruột và nôn nóng hơn cha, nhưng vô cùng kính trọng cha mẹ.
 - Những lời trách móc của con làm Pê-nê-lốp . phân vân cao độ và xúc động dữ dội nhưng nàng vẫn chưa thể phân rõ thực hư “ Lòng mẹ thẳng mặt người”® Khôn ngoan, thận trọng .
- Khôn ngoan, thận trọng nhắc đến chiếc giường kỳ lạ của hai người.
® Một phụ nữ đoan trang, thùy mị mà khôn ngoan, thận trọng, lịch lãm, ứng xử đẹp.
b. Uy-lit-xê trí xảo, cao quý và nhẫn nại:
- Trước bọn cầu hôn:hiện lên như một vị thần chiến tranh oai phong lẫm liệt.
- Đối diện với nàng Pê-nê-lốp: “ tựa vào một cột cao, mắt nhìn xuống đất”® con người bình thường, gần gũi
- Nghe Pê-nê- lốp giảng giải cho con trai về thái độ dè dặt của mình “Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười”
® đắc ý tán thưởng thái độ dè dặt của vợ, hiểu rằng mình đang bị thử thách, càng yêu quý vợ hơn.
2.. Cảnh hai người nhận ra nhau:
- Pê-nê-nốp “bủn rủn cả chân tay, nước mắt chan hoà”. 
- Uy-lít-xơ : ôm lấy vợ và khóc dầm dề, hạnh phúc, mừng vui lẫn lộn. Cảnh tượng thật cảm động. 
III. Kết luận:
 Đoạn trích ca ngợi hạnh phúc lứa đôi bị chiến tranh và phiêu bạt, chia lìa giờ đây được kết gắn lại. Giọng thơ như vút lên, âm vang như còn vọng mãi.
Liên hệ với Sử thi Đăm Săn để dẫn vào bài.
E/ Củng cố:
 Làm bài tập 2 trang 52- SGK
F/ Dặn dò:
Chuẩn bị bài “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự”.
Tuần 6
Tiết 16
Ngày soạn: 18/9/2010
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Học sinh:
- Hệ thống hóa những kiến thức và kỹ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt
- Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
a.SGK, SGV
b.Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Họat động của Thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
- GV ghi lại đề trên bảng
- GV bắt HS phân tích kĩ yêu cầu của đề.
- GV nhận xét ưu khuyết điểm chung của lớp.
- Đưa ra những yêu điểm và khuyết điểm để minh chứng cho lời nhận xét.
- GV cho HS phát bài.
_ Chọn bài mẫu cho HS đọc trước lớp.
1. Viết lại đề
 Đề bài: Điều tôi mơ ước.
2. PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI
- Về kiểu bài: Văn tự sự kết hợp Biểu cảm
- Về nội dung: Nói về ước mơ của bản thân.
- Về tư liệu: 
 3. Yêu cầu cụ thể: 
 a Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng:
 Nắm vững kỹ năng làm văn tự sự kết hợp biểu cảm.
 b Yêu cầu về bố cục bài văn: gồm đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết luận)
 4 Yêu cầu về liên kết:
- Liên kết nội dung
 - Liên kết hình thức
 5. NHẬN XÉT VỀ BÀI LÀM
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Công bố điểm số:
 6. SỬA CHỮA CỤ THỂ từng bài
Dàn ý.
Chính tả.
Dùng từ.
Đặt câu.
 7. PHÁT BÀI CHO CẢ LỚP
 8. ĐỌC BÀI MẪU, BÀI CÓ ĐIỂM SỐ CAO NHẤT TRONG LỚP: 
E/ Củng cố:
 Đọc phần ghi nhớ trang 62
F/ Dặn dò:
 Chuẩn bị bài “Rama buộc tội”
-----------------------------------------
Tiêát 17 -18 RAMA BUỘC TỘI
Ngày soạn: 16/9/20110 Trích “Ramayana” – Sử thi Ấn Độ - 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh hiểu:
- Quan điểm của người Ấn độ cổ về:Người anh hùng, đấng quốc vương mẫu mực, người phụ nữ lý tưởng.
- Nguyên tắc xây dựng nhân vật của sử thi Rama. Từ đó biết cách phát triển tâm lý nhân vật.
- Phải có ý thức về danh dự và tình yêu thương.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK lớp 10 tập Icủa Bộ GD & ĐT
- Sách hướng dẫn giáo viên, tập I của Bộ GD & ĐT.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: kết hợp các hình thức 
- Đọc sáng tạo, gợi tìm
- Trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 	
2. Giới thiệu bài mới.
Họat động của Thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Yêu cầu học sinh: đọc phần “Tiểu dẫn” trong SGK, nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm đoạn trích.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai diễm cảm đúng sự phát triển kịch tính của sự kiện, đúng sắc thái, những xung đột nội tâm, tâm trạng mật.
GV: Nói ngắn gọn và cho học sinh ghi về vị trí, nội dung, bố cục của đoạn trích.
GV: Sau chiến thắng, Rama và Xita gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người, công chúng đó bao gồm những ai?
 Hoàn cảnh tái hợp như thế đã ảnh hưởng đến tâm trạng, ngôn ngữ Rama như thế nào?
Rama giao tranh và tiêu diệt quỷ Ravana để giải cứu Xita vì động cơ gì?
Tại sao Rama ruồng bỏ Xita?
Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Rama. Lời nói của Rama cho ta thấy ý chí tâm trạng của chồng như thế nào?
Thái độ của Rama khi Xita bước lên giàn lửa?
Em có cảm nhận gì về Rama?
Học sinh thảo luận thái độ của Ra-ma đúng hay sai? Em rút ra được điều gì từ Rama?
Trước thái độ phủ phàng của Ra-ma, tâm trạng và thái độ của Xi-ta ntn?
Tìm dẫn chứng cụ thể ?
 Hs tìm dẫn chứng.
Gv nêu giá trị, tác dụng của tác phẩm 
I. Giới thiệu 
1. Tác giảø: 
 Trước Công nguyên, nhiều thế hệ tu sĩ – thi người bổ sung, trau chuốt và cuối cùng đạo sĩ Vanmiki đã đạt đến mức độ hoàn thành tốt đẹp.
	2. Tác phẩm:
Cấu tạo: 24.000 câu thơ (gần 80 chương)
Tóm tắt: tác phẩm kể về những kỳ tích của Ramayana – thái tử của vua Đa-xara-tha. 
3. Đoạn trích “Rama buộc tội”
 - Vị trí: thuộc chương 79 (tác phẩm có 80 chương)
 - Nội dung: 
Hòan cảnh tái hợp của Rama và Xita.
Lời buộc tội của Rama.
Lời đáp và hành động của Xita.
- Bố cục: 3 phần (gồm 3 nội dung chính)
II. Phân tích
1. Hoàn cảnh tái hợp của Rama và Xita
 - Trong một không gian công cộng có sự chứng kiến của tất cả anh em, bạn hiểu trung thành của Rama (Lacmana, Xugriva, Hanuman, Vifisana); một đội khỉ, cả quan quân dân chúng của vương quốc quỷ. 
Rama
Riêng tư (cá nhân)
Chồng của Xita
Chung 
(cùng xã hội)
Anh hùng, 
1 đức vua 
Trước phe khỉ và quỷ 
Đối với vương quốc 
Kô-sa-la 
Yêu thương 
Phải gương mẫu 
Rama lòng đau như cắt song vẫn nói ra những lời không hoàn toàn chân thực.
Rama vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỹ giành lại vợ yêu quý, nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực.
2. Lời buộc tội của Rama
 - Trong lời nói của Rama có sự lặp lại nhiều lần những từ ngữ liên quan đến tài năng và danh dự “nhân phẩm”, “uy tín”, “tiếng tăm”, “gia đình cao quý” 
 → Rama coi trọng danh dự và tài nghệ người anh hùng.
 - Rama:
Như một người bình thường:
 + Biết đau đớn, lo lắng, ghen tuông
 + Băn khoăn, trăn trở (sau)
Như một người anh hùng: biết chế ngự tình cảm riêng tư bằng ý thức về bổn phận, danh dự, phải hi sinh quyền lợi cá nhân vì đòi hỏi của cộng đồng.
- Khi Xita tiến đến giàn lửa, Rama cũng chịu thử thách dữ dội như chính Xita đang bước vào nguy hiểm. 
+ “vào lúc đó chẳng ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Rama hoặc nhìn vào chàng, lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”
+ “Rama vẫn ngồi, mặt dán xuống đất” 
→ Rama là một người có ý chí sắt đá, sự dằn lòng nhưng ẩn sau lời dứt khoát, lạnh lùng là sự lúng túng, bối rối, không đành.
- Rama coi trọng lí tưởng, danh dự, bổn phận và tình cảm riêng. Dù vậy, Rama vẫn bộc lộ phẩm chất cao quý của người anh hùng, một đức vua mẫu mực.
3. Lời đáp và hành động của Xita
-Trước sự việc diễn ra, Xita hết sức bất ngờ: “như dây leo bị vòi voi quật nát”, “nước mắt nàng đổ ra như suối”
 - Thái độ bình tỉnh trở lại, Xita thanh minh dịu dàng nhưng đầy sức mạnh, thấu tình đạt lý .
 +Xita khẳng định nhân cách, phẩm hạnh của mình
 +Phân biệt rõ ràng giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm sóat của nàng.
-Xi-ta hành động quyết liệt,tự thiêu, chấp nhận thử thách để chứng minh phẩm tiết thủy chung. Qua lửa, khí tiết ấy càng sáng ngời rạng rỡ.
III. Chủ đề:
 - Tác phẩm là bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, chứa chan tình cảm con người.
 - Tác phẩm thể hiện nội tâm nhân vật 1 cách sâu sắc, chân thực .
IV. Tổng kết :
 “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn, thì Ramayana còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thóat khỏi tội lỗi”.
----------------------------------------
Tuần 7
Tiết 19 CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
N/soạn:25/9/2010 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
- Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản.
- Có ý thức và thái độ tích cực khi phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong các tác phẩm để viết một bài văn tự sự.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 a. SGK, SGV
 b.Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: nêu vấn đề kết hợp giữa các phương pháp và hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Sửa bài tập 1 trang 46- SGK 
 2. Giới thiệu bài mới.
 Muốn lập dàn ý bài văn tự sự ta cần phải làm gì? Đó là dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lý. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để lựa chọn chi tiết tiêu biểu cho văn tự sự.
 Họat động của Thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Họat động 1: Ôn tập văn bản tự sự
Cho HS nhắc lại: Văn tự sự là giì? Sự việc và nhân vật trong văn tự sự là gì? Ngôi kể và lời kể là gì?
Thứ tự kể là gì?
Họat động 2: Hình thành khái niệm
Cho HS đọc phần I SGK và trả lời các câu hỏi: Sự việc và chi tiết là gì? Vai trò của sự việc và chi tiết tiêu biểu?
Họat động 3:
Cho HS lần lượt trao đổi thảo luận các câu hỏi SGK
Cho HS rút ra: cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự? 
Họat động 4: Luyện tập
I. Khái niệm:
Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc đều được diễn tả bằng một số chi tiết.
Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, làm nổi bật ý nghĩa của văn bản. 
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình kể chuyện hoặc viết văn tự sự.
II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:
 - Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
 - Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau)
 - Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
III. Luyện tập:
Bài 1 trang 63:
a. Không thể bỏ việc “hòn đá xấu xí được xác định rơi từ vũ trụ xuống” vì đó là sự việc tiêu biểu: Chuẩn bị cho sự việc kết thúc truyện, miêu tả tâm trạng nhân vật và sáng rõ chủ đề của văn bản.
b. Rút ra: khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để kể chuyện hoặc để viết bài tự sự cần cân nhắc kỹ càng sao cho các chi tiết ấy dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vât, tạo sự hấp dẫn và tập trung biểu hiện chủ đề, ý nghĩa của văn bản.
Bài tập 2 trang 63
 - Cuộc gặp mặt kỳ lạ của hai vợ chồng người dũng tướng sau 20 n ăm xa cách.
 - Chi tiết tiêu biểu: chiếc giường cưới.
E/ Củng cố:
 Đọc phần ghi nhớ trang 60
 F/ Dặn dò:
- Chuẩn bị bài viết số2
- Soạn bài: Truyện cổ tích Tấm cám.
-----------------------------------------
Tiết 20, 21
Ngày soạn:28/9/2010
BÀI LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp HS:
- Hiểu sâu hơn về văn bản tự sự nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết, ngôi kể, giọng kể
- Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống
B. YÊU CẦU ĐỀ BÀI
 * Yêu cầu về kiểu bài:
Văn tự sự – Thay đổi ngôi kể, là một hình thức kể chuyện sáng tạo
* Yêu cầu đề tài: Kể lại sự kiện, diễn biến của câu chuyên xoay quanh nhân vật Mỵ Châu.
* Yêu cầu về phương pháp:
- Văn tự sự, kể trung thành với văn bản có đan xen tưởng tượng theo ngôi kể thứ nhất.
- Cần kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. 
- Yêu cầu về bố cục bài văn: gồm đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết luận)
-Yêu cầu về liên kết:
- Liên kết nội dung
- Liên kết hình thức
2. Ra đề
 Đề bài: Hãy tưởng tượng em là Rùa Vàng kể chuyện về công chúa Mỵ Châu trong truyện “An Dương Vương – Mỵ Châu, Trọng Thủy” .
BIỂU ĐIỂM
* Điểm 9 – 10: Đạt đầy đủ các yêu cầu tên về nội dung và hình thức. Văn kể sinh động, hấp dẫn, có sự sáng tạo . Diễn đạt mạch lạc, lưu lóat.
* Điểm 7 – 8: Nội dung đầy đủ, đạt tương đối về hình thức. Văn kể khá sinh động, sự tưởng tượng và sáng tạo tương đối khá. Diễn đạt lưu loát. 
* Điểm 5 – 6: Đầy đủ nội dung. Hình thức nhập vai người kể chuyện còn hạn chế. Văn viết tương đối lưu lóat, còn một số lỗi về hành văn, diễn đạt.
* Điểm 3– 4: Nôi dung và hình t hức đạt 1/3 yêu cầu. Diễn đạt còn vụng về.
* Điểm 1– 2: Quá kém, lạc đề
 * Điểm 0: Không làm bài.
-----------------------------------------
Tuần 8
Tiết 22- 23
Ngày soạn:2/9/2010
TẤM CÁM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hoá của Tấm trong truyện.
- Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới: 
Họat động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
- HS đọc phần tiểu dẫn SGK.
- SGK trong phần tiểu dẫn đề cập tới nội dung gì?
- HS đọc phân vai.
- Cho Hs tái hiện truyện bằng tranh
- Tác giả dân gian đã miêu tả diễn biến truyện như thế nào để dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám?
- Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả để làm nổi bật mâu thuẫn? Quan hệ giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh mâu thuẫn gì trong xã hội?
 Những chi tiết hoá thân của Tấm nói lên điều gì? 
Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật truyện?
Em có đồng ý với kết thúc truyện không? Vì sao? Nếu em là tác giả dân gian, em sẽ viết kết thúc truyện như thế nào?
I. Giới thiệu:
- Truyện cổ tích được chia thành 3 loại: Cổ tích về loài vật, Cổ tích thần kỳ , Cổ tích sinh họat.
- Nội dung của Cổ tích thần kỳ : thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
- Truyện “Tấm Cám” thuộc truyện Cổ tích thần kỳ .
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Tái hiện diễn biến truyện:
Chi tiết –

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.doc