Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Trao duyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

Hiểu được bi kịch trong tình yêu, thân phận và nhân cách cao quý của Kiều quan đoạn trích.

2. Kĩ năng: Hình thành được kĩ năng đọc hiểu, phân tích tác phẩm

3. Thái độ: Yêu và cảm thông cho thân phận và tâm hồn con người.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, hệ thống kiến thức, soạn giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở bài “Nỗi thương mình”; đọc SGK, chuẩn bị bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 74738Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Trao duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên GV hướng dẫn	: Ngô Văn Hùng	Tổ chuyên môn	: Văn.
Họ tên sinh viên	: Lê Văn Đồng	Môn dạy	: Ngữ văn.
SV của trường đại học	: Đại học Quy Nhơn.	Năm học	: 2014 – 2015.
Ngày soạn	: 15/3/2015.	Ngày lên lớp	: T4, 19/03/2015.
Tiết dạy	: 82	Lớp dạy	: 10A9.
BÀI DẠY: 	TRAO DUYÊN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: Giúp học sinh:
Hiểu được bi kịch trong tình yêu, thân phận và nhân cách cao quý của Kiều quan đoạn trích.
Kĩ năng: Hình thành được kĩ năng đọc hiểu, phân tích tác phẩm
Thái độ: Yêu và cảm thông cho thân phận và tâm hồn con người.
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, hệ thống kiến thức, soạn giáo án.
Chuẩn bị của học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở bài “Nỗi thương mình”; đọc SGK, chuẩn bị bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp: (1’) 
Kiểm tra bài cũ. (4’)
Câu hỏi
Dự kiến đáp án
Em hãy đọc diễn cảm đoạn trích “Nỗi thương mình” và cho biết tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cuộc sống ở chốn lầu xanh?
Đọc thuộc và diễn cảm. Trả lời: ẩn dụ ước lệ; tách từ, tiểu đối, đối xứng.
Dạy bài mới: (39’) Truyện Kiều là kết chuỗi của những bi kịch nỗi tiếp nhau chồng lên thân phận một con người. Một trong số ấy là bi kịch Kiều phải trao duyên lại cho em gái mình – Thúy Vân, để làm tròn chữ hiếu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” để thấy được cái hay của đoạn trích và sự xúc động, đồng cảm của mình với nhân vật đầy bi kịch – Thúy Kiều. 
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
5’
Hỏi: qua tìm hiểu bài trước ở nhà, một bạn hãy tóm tắt diễn biến truyện xảy ra trước đoạn trích.
Hỏi: Đoạn trích từ câu bao nhiêu tới câu bao nhiêu? Thuộc phần nào của tác phẩm?
Mời một học sinh đọc diễn cảm đoạn trích.
Hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn và nội dung từng đoạn?
Giáo viên chốt ý.
HS trả lời: dự kiến
Sau khi gia đình bị nguy biến, Thúy Kiều bán mình chuộc cha và em. Sau khi thu xếp xong, nàng ngồi trong đêm vắng và nhớ về mối tình mặn nồng với Kim Trọng. 
HS trả lời: dự kiến
Đoạn trích từ câu 723 đến 756. Thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
HS trả lời: dự kiến
Đoạn trích có thể chia làm hai đoạn:
Đoạn 1: 18 câu thơ đầu. Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
Đoạn 2: Còn lại. Diễn biến tâm trạng Thúy Kiều sao khi trao duyên.
I/Tìm hiểu chung
1.Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 723 đến 756. Thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc
2.Bố cục
Đoạn trích có thể chia làm hai đoạn:
Đoạn 1: 18 câu thơ đầu. Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
Đoạn 2: Còn lại. Diễn biến tâm trạng Thúy Kiều sau khi trao duyên.
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
15’
15’
3’
Hỏi: Trong lúc đau khổ, day dứt nhất, Kiều vẫn lựa lời để thuyết phục em. Đọc hai câu thơ đầu, em thấy có thể thay thế từ “cậy”, “chịu” bằng các từ cùng nghĩa như “nhờ” “nhận” không? Vì sao? Tại sao Kiều lại lạy và thưa với em gái? Hành động này có hợp với đạo lý ở đời không? Và có hợp trong hoàn cảnh này không?
GV chốt ý, bình giảng
Kiều lạy thưa Thúy Vân – em gái mình là lạy thưa một đức hi sinh cao cả vì rồi đây Vân sẽ phải làm một việc mà có thể là bi kịch cho cả quãng đời còn lại của Vân bởi Nàng chưa hề có tình cảm với Kim Trọng. Hiểu được cái tình thế khó xử ấy nên cách hành xử của Kiều đối với em cũng thật là phải lẽ. Mà cũng phải lẽ thôi bởi cái “tình chị duyên em” cũng đã quá tế nhị rồi.
Hỏi: Ở 10 câu tiếp theo, Kiều nói em chuyện gì?
Sau khi trao lời thì Thúy Kiều đã trao những kỉ vật tình yêu gì cho Thúy Vân? Trao kỉ vật những lại dùng từ “của chung” nói lên sự mâu thuẫn gì ở Thúy Kiều?
GV nhận xét, bình giảng:
Trao lời thì khôn khéo thấu tình nhưng đến khi trao kỉ vật làm tin thì lại thể hiện rõ sự tiếc nuối và mâu thuẫn, lời nói không còn sáng suốt, nghe như tiếng uất nghẹn đang sắp chực trào nức nở trong giọng nói của một tuổi xuân đang chịu nhiều bão táp.
Dẫn: đang trong cái nỗi đau mất mát, cái nỗi đau trao duyên, sau khi trao kỉ vật, nàng như người mất hồn, chỉ còn tiếng nói độc thoại của tâm trí túng quẫn.
Hỏi: Em hãy tìm những từ ngữ diễn tả ý nghĩ về cái chết tiếp tục lặp lại trong Kiều ở 8 câu thơ tiếp theo?
GV nhận xét bổ sung:
Đang hôm nay mà nhắc mãi về một ngày mai với đầy cái chết cùng với mùi nhang trầm làm phảng phất cái không khí u uẩn thê lương.
Tìm những thành ngữ chỉ ý thức về thực tại của Kiều?
GV nhận xét bổ sung ý.
Kiều đã tự nói và làm gì với Kim Trọng trong tưởng tượng?
GV nhận xét và bình giảng:
Đang đối thoại với em chuyển sang tự nói với mình như bị mê sang rồi lại chuyển sang đối thoại tưởng tượng với người mình yêu cho thấy Kiều là một con người đa cảm, nặng tình và tuyệt vọng biết nhường nào. Từ nói sang nức nở, sang nói lảm nhảm cho thấy trái tim nàng đã bị sự đau khổ, chia lìa trong duyên tình, trong thân phận làm cho tan nát. Đây là một đoạn trích giàu ý nghĩa và sẽ lấy đi nước mắt của những ai đa sầu đa cảm.
Hỏi: em hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
HS trả lời: dự kiến
Không thể thay thế. Vì sắc thái biểu cảm của “Cậy” và “chịu” sâu sắc hơn. Kiều lạy thưa với em gái vì Kiều đang nhờ vả em mình, bắt em phải cưới mà mình chưa hề có tình cảm gì cả. Điều này không hợp với luân thường đạo lý nhưng trong trường hợp này lại hợp lý vì Thúy Vân lúc này đang ở vai trò là một ân nhân.
HS trả lời: dự kiến
Kiều nhờ em “chắp mối tơ thừa” với chàng Kim – người mà mình “khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”. Vì lí do là nàng “đứt gánh tương tư”, gặp “sóng gió bất kì”.
HS trả lời: Thúy Kiều trao cho Thúy Vân: “chiếc vành”. “bức tờ mây”, “phím đàn”, mảnh hương nguyền”. “Của chung” biểu hiện sự tiếc nuối, mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm trong Kiều.
HS trả lời: dự kiến
“hay chị về”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”, “thác oan”.
HS trả lời: Bây giờ “trâm gãy gương tan”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”
SH trả lời:dự kiến
 nhận mình phụ bạc, lạy và gọi tên Kim Trọng.
II/Đọc – hiều văn bản
1.Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng
- 2 câu thơ đầu:
+Cậy: thái độ vật nài, tin tưởng, thân mật.
+Chịu: Bị nài ép, bắt buột, không nhận không được.
+Lạy, thưa:thái độ kính cẩn, hàm ơn.
ð Lời xưng hô vừa có sắc thái kính cẩn, vừa có sắc thái nài ép, trông cậy.
- 10 câu tiếp theo:
+Đứt gánh tương tư, sóng gió bất kì: nói tai nạn đột ngột trong tình yêu.
+Quạt ước, chén thề: tình cảm sâu đậm của Kiều và Kim Trọng.
+Mối tơ thừa:cách nói nhùn mình vì hiểu được tình thế của em gái.
+Xót tình máu mủ, ngậm cười chín suối: viện dẫn tình ruột thịt và cái họa kiếp mà Kiều sắp nhận lấy có thể khiến nàng không còn mạng để khiến Thúy Vân không thể chối từ.
ðLập luận trao lời khôn khéo, thấu tình.
- 4 câu tiếp theo:
+Trao kỉ vật tình yêu: chiếc vành, bức tờ mây: gợi sự thể ước, tình cảm thiêng liêng sâu nạng của Kim – Kiều.
+Phím đàn, mảnh hương nguyền: trở thành quá khứ.
+Của chung: thể hiện sự tiếc nuối, sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm.
ð Trao lời thì khôn khéo nhưng trao kỉ vật biểu hiện sự mâu thuẫn lí trí và tình cảm.
2.Tâm trạng Thúy Kiều sau khi trao duyên.
-8 câu thơ tiếp theo:
Dự cảm và nghĩ về cái chết thường xuyên: “hay chị về”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”, “thác oan”.
ðĐang sống mà nghĩ đến cái chết thì đau đớn, tuyệt vọng đã đến đỉnh điểm. Thể hiện sự thủy chung trong tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng.
-8 câu thơ cuối
+Ý thức thực tại: trâm gãy gương tan, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi.
ðNhững thành ngữ chỉ sự dang dở, vỡ tan trong duyên phận. Thể hiện nỗi tuyệt vọng đến mê sảng của Kiều.
+Các hành động:
Tự nhận mình phụ bạc
Lạy: tạ lỗi, vĩnh biệt.
Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi mê sảng tột độ.
ðNhận hết lỗi về mình, chỉ nghĩ đến người yêu cho thấy trái tim Kiều có đức hi sinh cao quý.
3. Nghệ thuật
-Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật
-Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động
-Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm,đậm chất trữ tình.
-Sử dụng sáng tạo các thành ngữ của văn hóa dân gian.
Hoạt động 3: Tổng kết
3’
Mời một học sinh đứng lên đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
HS thực hiện
III/Tổng kết
1.Ý nghĩa văn bản: thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận đau khổ và nhân cách cao quý của Kiều
2.Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm độc đáo, ngôn ngữ giàu hình ảnh sinh động.
Hoạt động 4:Củng cố
3
Giáo viên củng cố lại kiến thức trọng tâm đã học:
-Cuộc trao duyên giữa Thúy Kiều và Thúy Vân
-Tâm trạng bi kịch và tình yêu sâu nặng mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
-Nắm vững nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật .
HS lắng nghe.
Dặn dò học sinh: (1’) 
Ôn bài cũ
Chuẩn bị bài Chí khí anh hùng.
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
	Ngày  tháng . năm 2015	Ngày 15 tháng 03 năm 2015
	DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN	SINH VIÊN THỰC TẬP
	Ngô Văn Hùng	Lê Văn Đồng

Tài liệu đính kèm:

  • docTrao_Duyen.doc