Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Văn bản

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản;

- Vận dụng những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.

- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.

2. Kĩ năng

- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.

- Bước đầu biết tạo lập văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.

- Vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15187Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN BẢN
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản;
Vận dụng những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
Kiến thức
Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
Kĩ năng
Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
Bước đầu biết tạo lập văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
Vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.
Thái độ
 Có ý thức sử dụng văn bản theo đúng chức năng.
Năng lực
Hợp tác,
Giải quyết vấn đề,
Sáng tạo.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận,..
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trình bày các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Nội dung bài mới: 
Trong cuộc sống, ta thường dùng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, tình cảm và kinh nghiệm sống ở dạng nói hoặc dạng viết. Vậy sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay – Văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu 3 văn bản trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi trang 25 sgk.
*Năng lực giải quyết vấn đề
GV: Phát vấn:
Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?
Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó có được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản không?
Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu ba phần như thế nào ?
Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?
Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?
GV gợi dẫn HS trao đổi, thảo luận trả lời.
*Năng lực giải quyết vấn đề
GV: Qua tìm hiểu ngữ liệu hãy rút ra khái niệm và đặc điểm của văn bản?
HS trả lời
GV: Gọi 1 HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK. Sau đó GV nhấn mạnh lại.
GV yêu cầu HS về nhà viết phần ghi nhớ SGK vào tập.
GV: Hướng dẫn học sinh làm câu hỏi SGK trang 25.
*Năng lực hợp tác.
GV chia lớp ra làm 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi, sau đó GV chốt lại trên bảng phụ đã chuẩn bị trước.
GV: So sánh các văn bản 1, 2, 3 với văn bản môn Toán, Lí, Hóa và đơn xin nghỉ học về các phương diện sau:
Các văn bản thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống? (Phạm vi sử dụng)
Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào (từ ngữ thông thường trong cuộc sống hay từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị,..)?
Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản?
Các văn bản thuộc loại nào?
GV: Nhìn lại ngữ liệu trên bảng phụ, hãy cho biết chúng ta đã tìm hiểu được những kiểu văn bản nào?
(-> 5 loại văn bản: thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, khoa học, hành chính).
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Treo bảng phụ.
I.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
1. Khảo sát ngữ liệu.( Sgk – 23 )
 - Văn bản: HĐGT bằng ngôn ngữ.
 - Nhu cầu: Trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị – xã hội.
 - Dung lượng: Một câu, nhiều câu.
Nội dung giao tiếp: 
+ Văn bản 1: Hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực , tiêu cực.
+ Văn bản 2: Số phận đáng thương của người phụ nữ trong XH cũ.
+ Văn bản 3: Kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
Văn bản gồm 3 phần:
 + Mở bài (từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”): Nêu lí do của lời kêu gọi.
 + Thân bài ( tiếp theo đến “ Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”) : Nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước.
 + Kết bài (phần còn lại): Khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa.
Về hình thức ở văn bản 3:
 + Mở đầu: Tiêu đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
 + Kết thúc: Dấu ngắt câu (!).
(Phần “Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946” và tên tác giả “Hồ Chí Minh” không nằm trong nội dung của văn bản).
- Mục đích giao tiếp: 
+ Văn bản 1: Nhắc nhở 1 kinh nghiệm sống.
+ Văn bản 2: Nêu 1 hiện tượng trong đời sống để mọi người cùng suy ngẫm.
+ Văn bản 3: Kêu gọi thống nhất ý chí và hành động.
 2. Nhận xét:
 * Khái niệm: 
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
 *Đặc điểm:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dâu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
CÁC LOẠI VĂN BẢN
VB 1
VB 2
VB 3
VB môn Toán, Lí, Hóa,..
Đơn xin nghỉ học
Phạm vi sử dụng
Lĩnh vực quan hệ giữa con người với hoàn cảnh xã hội
Lĩnh vực quan hệ giữa con người với tình cảm trong đời sống xã hội.
 Lĩnh vực tư tưởng trong đời sống xã hội
 Lĩnh vực khoa học.
 Lĩnh vực hành chính
Từ ngữ
Từ ngữ thông thường.
Từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh 
Dùng nhiều lớp từ chính trị, xã hội.
Từ ngữ, thuật ngữ khoa học.
Lớp từ hành chính. 
Mục đích giao tiếp
Bộc lộ kinh nghiệm sống.
Bộc lộ cảm xúc.
Kêu gọi, thuyết phục.
Cung cấp tri thức, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho người học.
Trình bày ý kiến, nguyện vọng
Loại văn bản
VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ chính luận.
VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ khoa học.
VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ hành chính.
 *Ghi nhớ: SGK trang 25.
- Có 6 loại văn bản:
 + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
 + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ hành chính
 + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ chính luận
 + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ khoa học
 + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
 + VB thuộc loại phong cách ngôn ngữ báo chí.
Củng cố: Thế nào là văn bản?
*Năng lực sáng tạo
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng làm các em khác làm vào vở à gọi HS khác nhận xét về nội dung, hình thức.
BT. Trắc nghiệm:
 Nối tên văn bản với các loại văn bản tương ứng:
Tên văn bản: Loại văn bản
1. Thư viết cho bạn a. VB nghệ thuật
2. Hóa đơn điện b. VB khoa học
3. Tổng quan VHVN. c. VB báo chí
4. Bánh trôi nước. d VB chính luận
5. Tuyên ngôn độc lập e. VB sinh hoạt
6. Mục: Người tốt,... g. VB hành chính
Đáp án:
e
g
b
a
d
c
5. Hướng dẫn học bài:
- Học phần ghi nhớ SGK và xem lại các bài tập đã sửa trên lớp.
 - Soạn : Văn Bản (tiếp theo) theo 4 câu hỏi phần Luyện tập SGK trang 37-38.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_2_Van_ban.docx