A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản.
- Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG :
1. Kiến thức:
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2. Kỹ năng:
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản. định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Những kỹ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
Tiết 10 Ngày soạn:.......................... VĂN BẢN (Tiếp theo) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản. - Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản. B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG : 1. Kiến thức: - Khái niệm và đặc điểm của văn bản. - Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp. 2. Kỹ năng: - Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản. định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Những kỹ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu. 3. Phương tiện: SGV, SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng, thiết kế bài giảng. 4. Tích hợp : Tích hợp bảo vệ môi trường. C. NỘI DUNG LÊN LỚP : 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Phân tích hình tượng Đăm Săn qua cuộc chiến với Mtao Mxây? (Phân tích qua các sự kiện Đăm Săn khiêu chiến, múa khiên, rượt đuổi và tiêu diệt MtaoMxây: vị tù trưởng đường hoàng, anh hùng, tài giỏi, khôn ngoan, được nhân dân và thần linh ủng hộ) 2. Bài mới (40 phút): Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập phần luyện tập - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 1, 2, 3. Sau đó, cho học sinh thảo luận theo nhóm. * Thao tác 1: HS trả lời câu hỏi bài tập 1 SGK (nhóm 1) - GV đặt câu hỏi gợi mở từ đó đi đến thống nhất nội dung bài học. + Chủ đề của đoạn văn này đặt ở đâu? + Các câu tiếp theo nhằm mục đích gì? + Thử đặt nhan đề cho đoạn văn trên? * Thao tác 2: Nhóm 2 lên trình bày bài tập: - Sắp xếp các câu hỏi trong bài tập 2? - Đặt nhan đề? * Thao tác 3: Nhóm 3 lên trình bày bài tập: - Yêu cầu: Viết một số câu khác tiếp theo câu văn để tạo một văn bản có nội dung thống nhất? - Đặt nhan đề cho đoan văn vừa viết? (GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập vào vở sau khi đã hoàn chỉnh) * Thao tác 4: Hướng dẫn HS làm mẫu đơn từ. - HS phải xác định vấn đề sau: - Người viết (HS) gửi cho thầy cô giáo viên chủ nhiệm. - Mục đích: xin phép được nghỉ học. - Nội dung cơ bản: Họ tên, lớp, địa chỉ, lý do, thời gian nghỉ, hứa thực hiện khi đi học trở lại. - Quốc hiệu, tiêu đề, ngày tháng, kí tên người viết. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức Phân loại các văn bản sau theo phong cách ngôn ngữ phù hợp: thư cá nhân, Công văn, nhật kí cá nhân, tin tức thời sự, quyết định, xã luận, tùy bút. III. Luyện tập : 1. Bài tập 1/SGK37: (Tích hợp môi trường) - Chủ đề : “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau” - Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính trong cơ thể. - So sánh lá mọc trong các môi trường khác nhau. + Cây đậu Hà Lan + Lá cây mây. + Lá cơ thể biến thành gai ở cây xương rồng. + Lá dày lên và chứa nhiều nước như ở bỏng. ® Một luận điểm, hai luận cứ, bốn luận chứng. * Đặt nhan đề: + “Môi trường và cơ thể” + “Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường” 2. Bài tập 2/SGK 38: - Sắp xếp (2 cách): + (1), (3), (4), (5), (2) + (1), (3), (5), (2), (4) - Nhan đề: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu”. 3. Bài tập 3/SGK38: “Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng”. + Rừng đầu nguồn bị chặt phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt, lở, hạn hán dài. + Các sông, suối nguồn nước ngày càng cạn kiệt và bị ô nhiễm do các chất thải của các khu công nghiệp nhà máy. + Các chất thải vứt bừa bãi. + Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử dụng không theo quy hoạch. + Tất cả đều đến mức báo động về môi trường sống của lòai người. ® Nhan đề: Thực trạng về môi trường sống hiện nay. 4. Bài tập 4/SGK38: Đơn mẫu CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – Hạnh phúc ------*0*------ ĐƠN XIN PHÉP Kính gửi: BGH trường THPT Bắc Bình. GVCN lớp Tổ giám thị Tôi tên:.là phụ huynh em:. Địa chỉ: Nay tôi viết đơn này xin phép cho em được nghỉ học ngày Lý do:. Tôi hứa:. Xin chân thành cảm ơn! Biên Hòa, ngàythángnăm Người viết đơn. (Kí tên) Kết luận chung: Thế nào là văn bản? Đặc điểm của VB? Có mấy loại văn bản đã học? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Dặn dò: Phân tích và tạo lập văn bản thường gặp. - Chuẩn bị bài mới: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. RÚT KINH NGHIỆM .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: