1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố những kiến thức và kĩ năng về Tập làm văn đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ 3 phần, có liên kết về hình thức và nội dung.
- Cụ thể, để viết tốt bài văn học sinh cần:
+ Có cảm xúc chân thành, sâu sắc
+ Có khả năng dùng lý lẽ và dẫn chứng diễn đạt những ý nghĩ và tình cảm của mình một cách có sức thuyết phục
+ Biết cách sử dụng các phép liên kết đã học
BÀI VIẾT SỐ 1 CHỦ ĐỀ KIỂM TRA: Văn tự sự kết hợp biểu cảm PHẦN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố những kiến thức và kĩ năng về Tập làm văn đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ 3 phần, có liên kết về hình thức và nội dung. - Cụ thể, để viết tốt bài văn học sinh cần: + Có cảm xúc chân thành, sâu sắc + Có khả năng dùng lý lẽ và dẫn chứng diễn đạt những ý nghĩ và tình cảm của mình một cách có sức thuyết phục + Biết cách sử dụng các phép liên kết đã học.. PHẦN II. KHUNG NĂNG LỰC Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Văn tự sự kết hợ biểu cảm Nhận biết vấn đề cần bộc lộ cảm nghĩ Hiểu về vấn đề cần bộc lộ cảm nghĩ Tái hiện vấn đề Viết bài văn tự sự kết hợp biểu cảm trình bày suy nghĩ về vấn đề PHẦN III. MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Cấp độ thấp Cấp độ cao Nhận biết vấn đề cần bộc lộ cảm nghĩ Hiểu về vấn đề cần bộc lộ cảm nghĩ - Hoàn thiện kiến thức về văn tự sự; biết cách đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào văn bản tự sự. - Tích hợp kiến thức, kỹ năng đã học để làm 1 bài văn tự sự Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 10.0 100% Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ % 1 10.0 100% 1 10.0 100% PHẦN IV. NỘI DUNG ĐỀ Viết bài nghị luận xã hội khoảng 400 từ phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về những ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT. PHẦN V. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Yêu cầu chung: - GV cần linh hoạt chú trọng những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc của HS. - Trong quá trình chấm bài, GV khuyến khích những bài viết trình bày được quan điểm cá nhân nhưng hợp lý của HS, khuyến khích những bài viết trình bày sạch đẹp. 2. Hướng dẫn cụ thể: CÂU NỘI DUNG ĐIỂM * Yêu cầu chung HS biết kết hợp giữa kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn tự sự kết hợp biểu cảm để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Phần Kết luận khái quát được vấn đề, thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Đảm bảo vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nghĩ về những ngày đầu tiên bước vào trường THPT. (Đây là bài phát biểu cảm tưởng của bản thân. Ngoài những kiến thức và kĩ năng bắt buộc cần phải có cảm xúc chân thành, không giả tạo) c. Chia vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp Các luận điểm được trình bày hợp lí, có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng * Mở bài: - Lưu luyến mái trường cũ - Niềm sung sướng hân hoan được học trong ngôi trường mới. * Thân bài: - Cảm nghĩ lúc mới đặt chân đến trường: + Khung cảnh trường rộng rãi, khang trang, có nhiều cây cảnh, bồn hoa đẹp + Có nhiều bạn bè mới, thầy cô mới - Cảm nghĩ về ngày khai giảng + Long trọng, trang nghiêm nhưng rất vui + Cô Hiệu trưởng đọc thư của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TỈNH Đồng Nai gửi GV & học sinh nhân ngày khai trường và đánh hồi trống khai trường dõng dạc, mạnh mẽ + Đại diện một bạn học sinh đứng lên phát biểu cảm ơn các thầy cô và hứa quyết tâm học thật tốt trong năm học 2015 – 2016 - Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên + Lúc đầu lạ lẫm, sau đó hòa nhập rất nhanh, hào hứng + Buổi học qua mau, ấn tượng sâu đậm, yêu lớp, yêu thầy, yêu bạn * Kết bài: - Vui vẻ bâng khuâng - Niềm tin ở tương lai phía trước d. Sáng tạo Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 1.0 1.0 0.5 0.5 1.5 0.5 0.5 0.5 1.0 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5
Tài liệu đính kèm: